Khám phá 5 hormone hạnh phúc và cách gia tăng chúng

(4.32) - 96 đánh giá

Hạnh phúc là điều mà mọi người luôn tìm kiếm và mong muốn đạt được trong cuộc sống. Ngoài yếu tố từ bên ngoài, các nội tiết tố bên trong cơ thể cũng góp phần tạo nên cảm giác hạnh phúc của con người. Các hormone này thường được gọi với tên chung là hormone hạnh phúc. Nếu biết cách làm tăng nồng độ các hormone này một cách tự nhiên, mỗi ngày của bạn đều là một ngày hạnh phúc.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Tâm lý học (Psychological Science) năm 2008 cho thấy một số gien di truyền nhất định góp phần vào 50% sự hạnh phúc của mọi người. Tuy nhiên, ngay cả khi yếu tố di truyền tự nhiên này không cao, bạn vẫn có thể đưa ra những lựa chọn giúp bản thân trải nghiệm một cuộc sống tươi sáng và hạnh phúc hơn.

Hormone – chất dẫn truyền thần kinh và cảm giác hạnh phúc

Có rất nhiều hormone và chất dẫn truyền thần kinh giúp điều tiết cảm giác hạnh phúc ở con người. Dưới đây là 5 trong số các chất dẫn truyền thần kinh và hormone hạnh phúc có thể giúp một ngày của bạn trở nên tươi sáng hơn.

1. Dopamin

Hormone hạnh phúc này là một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò điều khiển hệ thống khen thưởng trong não bộ (reward system). Khi bạn được khen ngợi hoặc tán dương, nồng độ hormone dopamin sẽ tăng lên và làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc. Hormone này cũng thúc đẩy hành vi tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống.

Bạn có thể gia tăng dopamin bằng cách đặt những mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như dọn dẹp bàn làm việc hay thực hiện đúng kế hoạch học tập… để có cảm giác vui mừng khi hoàn thành chúng. Bên cạnh đó, hãy tìm kiếm và trải nghiệm những hoạt động lành mạnh. Điều này mang lại những tác động tích cực lên tâm trạng cũng như cuộc sống của bạn.

2. Serotonin

Serotonin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng tâm trạng của con người. Hormone hạnh phúc này cũng có vai trò trong sự thèm ăn, chức năng vận động và nhận thức. Serotonin được tìm thấy trong não, ruột và tiểu cầu. Chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện tâm trạng này được biết đến nhiều trong thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), giúp làm tăng nồng độ serotonin trong não. Cách tốt nhất để làm tăng serotonin trong não thật hiệu quả và tự nhiên là tập thể dục hàng ngày. Đây chính là lý do giải thích tại sao hoạt động đi bộ nhanh có thể giúp tâm trạng tốt lên.

3. Oxytocin

Ngoài là chất dẫn truyền thần kinh và hormone hạnh phúc, oxytocin còn thường được gọi là hormone tình yêu. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Claremont, California, Hoa Kỳ, đã thực hiện nghiên cứu sâu rộng về tác động của oxytocin ở phụ nữ, quan sát mối liên hệ giữa việc giải phóng oxytocin và mức độ hài lòng trong cuộc sống. So với đàn ông, ở nữ giới thì hormone này đóng vai trò lớn hơn trong sinh lý và hạnh phúc. Việc dành thời gian cho những người thân yêu và cư xử tử tế với người khác sẽ kích thích cơ thể tiết ra oxytocin.

4. Estrogen

Hormone hạnh phúc estrogen giúp hình thành nên serotonin và bảo vệ bạn khỏi tình trạng lo lắng hay cáu kỉnh, giữ cho tâm trạng ổn định hơn. Nồng độ estrogen sẽ giảm do một số yếu tố trong lối sống như hút thuốc lá, luyện tập thể dục quá mức hoặc khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Sự mất cân bằng giữa estrogen và progesterone trong thời kỳ tiền mãn kinh cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của bạn. Nếu quản lý tốt tình trạng căng thẳng (stress), tâm trạng của bạn có thể cân bằng trở lại vì các hormone căng thẳng như cortisol cũng sẽ can thiệp vào quá trình phóng thích và chức năng của hai hormone hạnh phúc trên.

5. Progesterone

Nội tiết tố này giúp bạn ngủ ngon và đẩy lùi những lo lắng, khó chịu hay sự thay đổi tâm trạng. Nồng độ của loại hormone hạnh phúc progesterone giảm xuống khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Điều này có thể được thúc đẩy nhanh hơn do tình trạng căng thẳng quá mức và việc sử dụng các thực phẩm không lành mạnh. Biết cách chăm sóc bản thân và ăn uống khoa học, hợp lý là biện pháp đầu tiên để cân bằng hormone trước khi thử các liệu pháp hormone thay thế, bao gồm progesterone và estrogen sinh học. Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu thêm về vấn đề trên.

Những cách tự nhiên giúp gia tăng nồng độ các hormone hạnh phúc

Các hormone và chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong việc cân bằng và thúc đẩy những cảm xúc tích cực. Có nhiều cách tự nhiên giúp bạn tăng nồng độ hormone hạnh phúc trong cơ thể, từ đó giúp ổn định tâm trạng và khiến bạn vui vẻ hơn.

Âm nhạc

Nghe nhạc là một cách tuyệt vời giúp làm tăng nồng độ dopamin trong não. Theo một nghiên cứu năm 2011 được đăng trên tạp chí Nature Neuroscience, các nhà khoa học cho rằng nghe thể loại nhạc mà bạn yêu thích (đặc biệt khi chúng khiến bạn thư giãn và “chill”) sẽ làm tăng hormone hạnh phúc dopamin.

Ăn thực phẩm có carbohydrate

Carbohydrate giúp làm tăng nồng độ dopamin. Điều này cũng lý giải nguyên nhân vì sao mọi người thường cảm thấy thèm đồ ngọt, tinh bột khi chán nản hoặc suy sụp. Để vừa cải thiện tâm trạng vừa hạn chế hấp thu quá nhiều carbohydrate, hãy chọn các nguồn carbohydrate giàu chất xơ và lành mạnh như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt hay hạt diêm mạch (quinoa).

Dành thời gian cho những người thân yêu

Bạn có thể tăng nồng độ oxytocin trong cơ thể bằng việc thực hiện những điều thú vị hay dành thời gian quan tâm tới bạn đời, con cái, thú cưng hay bạn bè thay vì “đắm chìm” vào các trò chơi game điện tử hoặc trên các trang mạng xã hội.

Giảm bớt căng thẳng

Các hoạt động giúp giảm bớt căng thẳng như yoga, thiền, tắm nước nóng… đều có khả năng làm tăng hàm lượng estrogen. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giữ progesterone ở mức tối ưu bằng cách ăn uống lành mạnh, tránh các chất béo bão hòa và đường, tập thể dục thường xuyên cũng như tránh các yếu tố gây căng thẳng.

5 loại hormone hạnh phúc trên đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa tâm trạng cũng như giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn. Có rất nhiều cách đơn giản giúp tăng nồng độ các hormone hạnh phúc này trong cơ thể. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, khi thực hiện những phương pháp, đừng quên tự nhắc nhở bản thân rằng dù là ai, bạn vẫn luôn xứng đáng được hạnh phúc!

Phương Quỳnh/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bạn cần biết về rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

(31)
Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là tình trạng khá phổ biến, khiến bạn khó duy trì giấc ngủ ngon và thường xuyên khó ngủ. Theo các chuyên gia, người ... [xem thêm]

[infographic] Ngừa ung thư cổ tử cung nhờ tầm soát kịp thời

(65)
Có nhiều yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng phụ nữ gặp phải trong suốt cuộc đời của họ, chẳng hạn như tuổi tác, di truyền… Việc hiểu rõ các yếu ... [xem thêm]

Thông báo việc mang thai ở công ty: khi nào và như thế nào?

(70)
Không có thời điểm nào là hoàn hảo cho việc thông báo với cấp trên chuyện mang thai của bạn. Đây hoàn toàn là quyết định dựa trên những điều kiện chủ ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp bạn bảo quản mứt dừa được lâu

(94)
Mứt dừa từ xa xưa đã được đưa vào làm món ngon quen thuộc để thết đãi các vị khách trong những ngày Tết. Cách làm mứt dừa thường khá đơn giản nhưng ... [xem thêm]

Bệnh ái kỷ ác tính – mối hiểm họa khó lường

(85)
Bệnh ái kỷ ác tính là một dạng của chứng rối loạn nhân cách ái kỷ. Tuy nhiên, căn bệnh này ít phổ biến hơn. Các chuyên gia nhận định rằng, đây là ... [xem thêm]

Thuốc tránh thai trị mụn: Thực hư vấn đề này ra sao?

(38)
Có thể bạn đã nghe ai đó nói về việc dùng thuốc tránh thai trị mụn nhưng chưa biết thực hư chuyện này ra sao? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì trước khi đi dự tiệc để đảm bảo sức khỏe?

(33)
Tham gia một bữa tiệc với vô số món ăn hấp dẫn nhưng không phải món nào cũng tốt cho sức khỏe, do đó, bạn cần vạch sẵn kế hoạch ăn uống lành mạnh khi ... [xem thêm]

Có nên tiêm ngừa cúm khi trẻ dị ứng trứng gà?

(34)
Dị ứng với trứng gà là một trong những tình trạng phổ biến ở trẻ em. Trên thế giới, trung bình có khoảng 2% trẻ mắc dị ứng nhưng lại có đến 70% trẻ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN