Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Bảng thuật ngữ

(4.48) - 26 đánh giá

Biên dịch: Nguyễn Khởi Quân

Hiệu đính: BS. Lê Trần Ánh Ngân, ThS. Bs. Nguyễn Hải Nam

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 01/2019.

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 11/2019

Giải thích ý nghĩa các thuật ngữ

Danh sách này giúp bạn học một vài từ ngữ mà bố mẹ hoặc bác sĩ/y tá có thể dùng. Đừng ngại hỏi khi bạn không hiểu họ đang nói về điều gì. Mọi người đều sẵn sàng giúp bạn.

Lành tính: Không phải là ung thư. Khối u lành tính không di căn ra xung quanh hay đến các phần khác của cơ thể

Liệu pháp sinh học: Phương pháp điều trị giúp hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng, ung thư và các bệnh khác. Nó cũng được dùng để giảm một vài tác dụng phụ nhất định của điều trị ung thư. Một số khái niệm cùng ý nghĩa: liệu pháp miễn dịch, liệu pháp điều chỉnh đáp ứng sinh học (BRM therapy).

Tuỷ xương: Phần mô mềm – xốp nằm ở cấu trúc trung tâm của hầu hết các xương. Cơ quan này chịu trách nhiệm tạo hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu cho cơ thể.

Ung thư: Thuật ngữ mô tả một bệnh mà trong đó có tình trạng tế bào phân chia bất thường và mất kiểm soát. Tế bào ung thư có thể xâm lấn các mô xung quanh và di căn theo đường máu, đường bạch huyết đến các phần khác của cơ thể. Dưới đây là một số loại ung thư chính:

  • Carcinoma khởi phát từ da hoặc mô che phủ/bao quanh các nội tạng
  • Ung thư hệ thần kinh trung ương bắt nguồn từ mô não hoặc tuỷ sống
  • Bệnh bạch cầu hay ung thư máu (Leukemia) khởi phát từ mô tạo máu, chẳng hạn tuỷ xương. Một lượng lớn tế bào bất thường hình thành và xâm nhập vào máu.
  • Ung thư hạch hay lymphoma đa u tuỷ bắt nguồn từ các tế bào của hệ miễn dịch.
  • Sarcoma khởi phát từ xương, sụn, mô mỡ, cơ, mạch máu, hoặc các mô liên kết/nâng đỡ khác.

Tế bào: Đơn vị cấu tạo nên các mô của cơ thể. Tất cả các dạng sống đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.

Hoá trị: Điều trị dùng thuốc phá huỷ tế bào ung thư. Có thể gọi là hoá chất. Hoá chất chủ yếu được dùng đường tĩnh mạch (tiêm vào mạch máu). Một vài hoá chất có thể dùng đường uống.

Trầm cảm: Tình trạng tâm thần trong đó bạn cảm giác buồn bã, tuyệt vọng kéo dài, mất hết năng lượng và khó đối mặt với cuộc sống hàng ngày. Một số triệu chứng khác của trầm cảm gồm có: mất hi vọng (vô vọng), không thích hoạt động, thay đổi thói quen ăn uống/ngủ nghỉ và nghĩ về cái chết hay tự vẫn. Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất kì ai, và có thể chữa khỏi.

Chẩn đoán: Quá trình nhận diện một căn bệnh, ví dụ ung thư, từ các triệu chứng và dấu hiệu của nó.

Hormone: Hoá chất tạo ra bởi các tuyến trong cơ thể. Hormones di chuyển theo đường máu. Chúng kiểm soát hoạt động của các tế bào hay cơ quan nhất định. Một vài hormone có thể tổng hợp được trong phòng thí nghiệm.

Liệu pháp hormone: Phương pháp điều trị bằng cách bổ sung, ngăn chặn hoặc loại bỏ các hormones nhất định. Để chặn đứng hay làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư (ví dụ ung thư tinh hoàn, ung thư vú), các hormones tổng hợp hoặc các thuốc nhát định được sử dụng để ngăn chặn các hormones tự nhiên của cơ thể.

Hệ miễn dịch: Cơ quan và các tế bào bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và nhiều bệnh khác.

Di truyền: Truyền qua gen từ bố mẹ sang con cái.

Truyền tĩnh mạch (hay IV – Intravenous): thường mô tả đường dùng thuốc hay các phân tử khác thông qua một kim nhỏ hoặc một ống đặt vào bên trong tĩnh mạch.

Ác tính: Là ung thư. Các khối u ác tính có thể xâm lấn mô xung quanh và di căn đến các phần khác của cơ thể.

Di căn: Sự xâm lấn của ung thư từ một phần này sang phần khác của cơ thể. Một khối u được hình thành từ các tế bào di căn được gọi là u di căn. Khối u di căn chứa các tế bào giống với tế bào của khối u tại cơ quan ban đầu (cơ quan nguyên phát).

Xạ trị: Sử dụng tia X năng lượng cao, tia gamma, neutrons, protons và các nguồn khác để phá huỷ tế bào ung thư và làm nhỏ kích thước khối u. Xạ trị có thể dùng cơ quan bên ngoài cơ thể (xạ trị chùm tia bên ngoài), hoặc có thể dùng chất liệu phóng xạ đặt vào trong cơ thể gần vị trí khối u (xạ trị bên trong).

Sự tái diễn: Ung thư trở lại, thường là sau một khoảng thời gian không phát hiện. Ung thư có thể tái diễn ở cùng vị trí cơ quan ban đầu (nguyên phát) hay ở cơ quan khác trong cơ thể.

Sự tái phát: Ung thư trở lại sau một thời gian cải thiện.

Sự thuyên giảm: Sự giảm nhẹ hoặc biến mất của các dấu hiệu và triệu chứng ung thư. Thuyên giảm một phần nghĩa là một vài, không phải tất cả, dấu hiệu và triệu chứng của ung thư biến mất. Thuyên giảm hoàn toàn đồng nghĩa toàn bộ dấu hiệu và triệu chứng của ung thư đều biến mất, mặc dù tình trạng ung thư vẫn còn.

Yếu tố nguy cơ: Một vài yếu tố làm tăng cơ hội phát triển một bệnh. Một vài ví dụ vê yếu tố nguy cơ gây ung thư: tuổi, tiền sử gia đình có người mắc ung thư, hút thuốc lá, phơi nhiễm phóng xạ hoặc hoá chất nhất định, nhiễm trùng với một số loại vi khuẩn virus, và sự biến đổi một số gene.

Tác dụng phụ: Một vấn đề xảy ra khi điều trị ảnh hưởng mô/cơ quan lành xung quanh. Một vài tác dụng phụ phổ biến của điều trị ung thư là xoàng đầu chóng mặt, đau, buồn nôn, nôn, giảm các dòng tế bào máu, rụng tóc và loét miệng.

Tế bào gốc: Một tế bào nguồn, từ đó phát triển thành các tế bào khác của cơ thể. Ví dụ, các tế bào máu phát triển từ các tế bào gốc tạo máu ban đầu.

Ghép tế bào gốc: Phương pháp thay đổi các tế bào gốc tạo máu còn non trong tuỷ xương bị phá huỷ bởi thuốc, phóng xạ hay bệnh tật. Các tế bào gốc được tiêm vào cho bệnh nhân, tạo các tế bào máu khoẻ mạnh. Tế bào gốc dùng để ghép có thể là tự thân (dùng chính tế bào gốc của bệnh nhân đã được lưu giữ từ trước đó), dị thân hay đồng loài (dùng tế bào gốc của người được hiến, có thể là anh chị em sinh đôi hoặc không).

Nhóm hỗ trợ: Một nhóm người có cùng mối quan tâm, hỗ trợ nhau bằng cách chia sẻ các thông tin, hiểu biết và trải nghiệm.

Phẫu thuật: Là phương pháp lấy bỏ hoặc chỉnh sửa một phần của cơ thể hoặc để kiểm tra phần đó có bệnh hay không.

Mô: Một nhóm tế bào tương tự nhau và hoạt động chung với nhau để thực hiện chức năng cụ thể.

Khối u: Một khối mô bất thường là hậu quả khi tế bào phân chia nhiều bất thường và không tự chết theo chương trình. Khối u có thể lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư).

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.gov/publications/patient-education/when-your-parent-has-cancer.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Khởi Quân - BS. Lê Trần Ánh Ngân - Ths. BS. Nguyễn Hải Nam
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thể dục trong điều trị ung thư

(39)
Tập thể dục là một phần quan trọng của kế hoạch điều trị ung thư. Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục đều đặn có thể cải thiện ... [xem thêm]

U nguyên bào tủy ở trẻ em: Phương pháp điều trị

(29)
Bài viết này giới thiệu về các phương pháp khác nhau được các bác sĩ sử dụng để điều trị cho bệnh nhi mắc u nguyên bào tủy. Sử dụng menu để xem các ... [xem thêm]

Ho ở bệnh nhân ung thư

(51)
Lược dịch: BS. Lê Hữu Nhật Minh, BS. Đặng Quang Vinh Hiệu đính: Phạm Nguyên Quý Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 1/2018 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Cuộc sống sau ung thư: Đối phó với nỗi sợ tái phát

(28)
Sau khi điều trị kết thúc, một trong những mối quan tâm phổ biến nhất của những người sống sót là ung thư sẽ quay trở lại. Nỗi sợ tái phát là rất ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Triệu chứng và dấu hiệu

(28)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị đa u tủy xương

(58)
Tổng quan chung Trong bài viết này: Bạn sẽ tìm hiểu về các phương pháp điều trị khác nhau mà bác sĩ sử dụng để điều trị cho những người bệnh mắc ... [xem thêm]

U nguyên bào tuỷ ở trẻ em: Chẩn đoán

(66)
Bài viết này giới thiệu về danh sách các xét nghiệm, thủ thuật và chẩn đoán hình ảnh thường quy được bác sĩ sử dụng để tìm ra nguyên nhân của một ... [xem thêm]

Tài liệu cho bệnh nhân sống sót sau ung thư

(97)
Biên dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Phần này bao gồm các tài liệu chung cho những người sống sót sau ung thư ở mọi lứa tuổi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN