Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 5 – Những thay đổi trong gia đình

(4.19) - 27 đánh giá

Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương

Hiệu đính: Bs. Lê Trần Ánh Ngân, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Thay đổi thói quen và trách nhiệm

Dù hoàn cảnh gia đình thế nào, mọi thứ đều có thể thay đổi khi ba mẹ bạn bị ốm. Chương này xét tới những thay đổi đó và cách các bạn trẻ khác ứng phó với hoàn cảnh.

Ở nhà bạn có giống vậy không?

  • Bạn làm việc nhà nhiều hơn?
  • Bạn dành thời gian cho người thân và bạn bè nhiều hơn?
  • Bạn ở nhà một mình nhiều hơn?
  • Bạn bị yêu cầu phải phụ giúp nấu ăn hoặc giặt giũ?
  • Bạn chăm sóc các em nhiều hơn?
  • Bạn chỉ muốn ra ngoài với bạn bè trong khi ở nhà đang cần đến bạn?

Hãy nói với bố mẹ nếu bạn cảm thấy lượng công việc phải làm nhiều hơn khả năng của bạn. Bạn có thể làm việc đó cùng với người khác.

“Sau khi mẹ mắc ung thư, tôi như phát điên với mọi thứ. Thật vô lý khi tôi phải trông chừng em và lau dọn nhà cửa. Tôi cảm thấy như mình sắp nổi nóng, nhưng đã cố gắng bình tĩnh và kể với mẹ mọi thứ khó khăn như thế nào. Bây giờ tôi vẫn làm việc vặt trong nhà, nhưng sau giờ học em trai sẽ đến nhà bạn để tôi có thể đi đá bóng. Mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ thực sự hiểu tôi.” Bradon, 15 tuổi

Giữ mối quan hệ khi mọi thứ thay đổi

Các gia đình cho biết việc dành thời gian nói chuyện với nhau, dù chỉ là một thời gian ngắn mỗi tuần đều rất có ích. Trò chuyện có thể giúp gia đình bạn giữ mối quan hệ chặt chẽ.

Dưới đây là một số điều cần để ý khi trò chuyện với:

Anh chị em

Nếu bạn là con lớn nhất nhà, các em có thể mong đợi sự giúp đỡ từ bạn. Hãy giúp đỡ chúng nhiều nhất có thể. Cũng sẽ không sao nếu để cho chúng thấy bạn cũng đang gặp khó khăn.

Nếu bạn mong muốn sự hỗ trợ từ anh trai hoặc chị gái, hãy cho họ biết cảm nhận của bạn. Họ có thể giúp đỡ bạn, nhưng không phải tất cả mọi việc đều được giải quyết.

Hãy thử nói những câu như …

“Em đang cố gắng hết sức có thể.”

“Chúng ta có thể cùng nhau làm được gì để vượt qua chuyện này?

Tôi chỉ có một mình; nhưng tôi vẫn là một người. Tôi không thể làm mọi thứ, nhưng tôi vẫn có thể làm gì đó. – Edward Everett Hale

Ba/mẹ là người không mắc bệnh

  • Sẵn sàng với việc ba/mẹ cũng sẽ cảm thấy căng thẳng y như bạn.
  • Ba/mẹ có thể cáu gắt với bạn. Ba/mẹ không phải lúc nào cũng nói hay hành động đúng.
  • Giúp đỡ họ khi bạn có thể.

Hãy thử nói những câu như …

“ Ba/mẹ khỏe không?

“Con có thể giúp gì được cho ba/mẹ?

Ba hay mẹ bạn mắc ung thư

  • Ba hoặc mẹ của bạn có thể bị đau ốm do quá trình điều trị hoặc chỉ là cảm thấy rất mệt mỏi. Hoặc có thể ba/mẹ cảm thấy ổn và muốn ở cùng bạn.
  • Thử trò chuyện nếu ba hoặc mẹ của bạn cảm thấy ổn. Hãy để ba mẹ biết bạn yêu họ rất nhiều.

Hãy thử nói những câu như …

“Con yêu ba/mẹ.”

“Con lấy gì cho ba/mẹ nhé?

Luôn trao đổi thông tin với gia đình và bạn bè

Bạn phải trả lời điện thoại quá nhiều về việc ba/mẹ bạn có khỏe không? Điều đó có thể là quá nhiều với bất cứ ai. Hãy nhờ người khác giúp bạn chia sẻ tin tức về ba/mẹ bạn và gia đình bạn cần được giúp đỡ những gì. Đầu mối liên lạc có thể là người thân hoặc người bạn thân thiết của gia đình. Một số gia đình sử dụng điện thoại cố định. Những người khác sử dụng e-mail, blog hoặc một trang web truyền thông xã hội.

Ngày càng vững mạnh như một gia đình

Một số gia đình có thể dần trở nên xa cách trong lúc ba/mẹ mắc ung thư. Nhưng có nhiều cách giúp gia đình bạn ngày càng gắn bó và thân thiết hơn.Các bạn trẻ chia sẻ lý do gia đình họ thân thiết là nhờ các thành viên đã:

  • Thử đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và suy nghĩ nếu mình là người ấy sẽ có cảm giác như thế nào.
  • Hiểu được rằng phản ứng của mỗi người khác nhau trong các tình huống, nhưng tất cả đều sẽ đau lòng. Một số đã khóc rất nhiều. Những người khác ít bày tỏ cảm xúc. Một số người dùng sự hài hước để vượt qua.
  • Học cách tôn trọng và trò chuyện về sự khác biệt. Càng hỏi han nhau về việc người khác cảm thấy như thế nào, mọi người càng có thể giúp đỡ nhau được nhiều hơn.

“Tôi luôn được ba mẹ quan tâm và tôi nghĩ đó là điều tất nhiên. Nhưng sau khi ba bị ốm, không ai để ý đến tôi. Tôi biết mọi người đều có nhiều chuyện để lo lắng, nhưng điều đó thực sự làm tôi bị tổn thương. Cuối cùng, tôi đã gửi một lời nhắn đến họ. Và họ đã hiểu! Bây giờ tôi thấy thân thiết với ba mẹ hơn.” Lisa, 15 tuổi

Nhờ người khác giúp đỡ

Bạn và gia đình có thể cần đến sự hỗ trợ của người khác. Có thể bạn khó mở lời nhờ vả. Tuy nhiên, hầu như lúc nào mọi người cũng đều sẵn sàng giúp đỡ bạn và gia đình.

Những người mà gia đình bạn có thể nhờ giúp đỡ:

  • Cô, chú và ông bà
  • Người bạn thân thiết của gia đình
  • Hàng xóm
  • Giáo viên hoặc người huấn luyện
  • Điều dưỡng trường học hoặc nhân viên tư vấn
  • Những người từ cộng đồng tôn giáo của bạn
  • Bạn bè hay ba mẹ của họ

(Thêm của riêng bạn)_________________________

Những việc mọi người có thể giúp đỡ:

  • Mua sắm tại cửa hàng tạp hóa hay làm những việc vặt
  • Nấu những bữa ăn
  • Cắt cỏ
  • Làm việc vặt trong nhà
  • Ở cùng với ba mẹ của bạn

(Thêm của riêng bạn)_________________________

Những cách khác có thể giúp đỡ bạn và gia đình:

  • Đưa đến trường, đến những buổi tập, hoặc các cuộc hẹn
  • Giúp làm bài tập
  • Mời bạn một bữa ăn hoặc một chuyến đi trong ngày
  • Trò chuyện và lắng nghe bạn

(Thêm của riêng bạn)_________________________

Mối quan hệ của bạn với ba mẹ

Ba mẹ có thể yêu cầu bạn đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn so với những trẻ cùng tuổi. Ban đầu, bạn có thể thấy khó chịu. Nhưng sau đó, bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm và ngày càng được ba mẹ đánh giá cao và tin tưởng. Xem Chương 7 – Tìm kiếm sự hỗ trợ để biết một số lời khuyên khi trò chuyện với ba mẹ .

“Tôi chưa bao giờ bị ốm trước khi mẹ mắc ung thư. Nhưng rồi tôi bắt đầu thấy đau đầu. Dạ dày lúc nào cũng đau. Tôi bắt đầu tự hỏi có phải có chuyện gì không hay xảy đến với mình hay không. Tôi đã trao đổi với một điều dưỡng, cô ấy nói rằng căng thẳng có thể gây ra nhiều thứ. Cô ấy cho tôi lời khuyên tuyệt vời và bảo bất cứ khi nào tôi muốn đều có thể nói chuyện với cô ấy. Dần dần, tôi cảm thấy tốt hơn.” Kira, 15 tuổi.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.gov/publications/patient-education/when-your-parent-has cancer.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Trần Ánh Ngân - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

U biểu mô đường tiêu hóa (GIST) – Các thử nghiệm lâm sàng

(27)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Không được chi vượt trần: Trăn trở của các bác sĩ với chính sách bảo hiểm y tế Việt Nam

(24)
Bệnh lý ung thư và tử vong do ung thư đang và sẽ là gánh nặng cho hệ thống y tế Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Các bệnh viện chuyên khoa ung thư cũng ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Yếu tố nguy cơ

(32)
Trong bài viết này bạn sẽ tìm hiểu về những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện u nguyên bào phổi – màng phổi. Sử dụng menu dưới đây để xem các bài ... [xem thêm]

Loét tỳ đè ở người bệnh ung thư

(57)
Một người ở nguyên một tư thế trong một thời gian dài (ví dụ: người nằm liệt giường hoặc luôn ngồi trên ghế hoặc xe lăn) sẽ tạo áp lực liên tục ... [xem thêm]

Công việc trong và sau khi mắc ung thư

(95)
Biên dịch: Nguyễn Thị Đào Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Martin Inderbitzin – Những gì học được khi bị ung thư

(26)
Về sự sống sót của tôi – Những gì tôi học được khi mắc ung thư Diễn giả: Martin Inderbitzin @ TEDx Zurich Dịch giả: Bác sĩ Đặng Trần Khiêm_Đại học Y ... [xem thêm]

Ung thư thận: Các loại điều trị

(16)
Biên dịch: Phạm Trường Đăng Minh Hiệu đính: BS. Nguyễn Tiến Đồng Được phê duyệt bởi Ban biên tập Cancer.Net, 08/2019 TRONG BÀI VIẾT NÀY NÀY: Bạn sẽ tìm ... [xem thêm]

Mong đợi gì từ phục hồi chức năng ung thư?

(78)
Phục hồi chức năng ung thư có thể giúp bạn giành lại quyền kiểm soát nhiều khía cạnh trong cuộc sống trong và sau khi điều trị ung thư. Mục tiêu là cải ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN