Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Trò chuyện cùng con

(4.01) - 35 đánh giá

“Con trai đã đủ lớn khôn để tôi có thể chia sẻ với bé về mọi thứ. Tôi đã cố gắng tìm hiểu rất nhiều về căn bệnh ung thư của con, nhưng cũng như những ông bố bà mẹ khác, điều tôi có thể làm tốt nhất là luôn yêu thương và sẵn sàng mở rộng vòng tay với chúng”

Phần này đưa ra lời khuyên để giúp bạn trò chuyện cùng con. Bắt đầu từ việc bạn là người hiểu con nhất: Bạn biết điều gì làm cho con vui và điều gì làm con buồn. Con bạn phụ thuộc vào bạn để được cung cấp những thông tin hữu ích, chính xác và trung thực. Hãy trò chuyện một cách điềm tĩnh và trực tiếp với con trong thời gian đáng sợ này.

Sự chân thành giúp xây dựng niềm tin. Nói với con về bệnh của con và những gì có thể xảy ra. Điều này sẽ giúp con tin tưởng bạn và đội ngũ chăm sóc sức khỏe. Những đứa trẻ không được giải thích những gì đang xảy ra và tại sao chúng như vậy thường sợ hãi và có thể tưởng tượng những điều tồi tệ nhất.

Làm việc cùng với những người trong nhóm chăm sóc sức khỏe của con bạn, như tình nguyện viên và chuyên gia đời sống trẻ em.

  • Nhân viên xã hội là những chuyên gia nói chuyện với gia đình về nhu cầu tình cảm cũng như vật chất và giúp họ tìm các dịch vụ hỗ trợ.
  • Chuyên gia đời sống trẻ em là những người chăm sóc sức khỏe được đào tạo về nhu cầu phát triển và tâm lý của trẻ em cũng như giúp trẻ hiểu và đối phó với các vấn đề sức khỏe.

Thông tin cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau

Sự phối hợp giữa sự hiểu biết của bạn về con và chuyên môn của đội ngũ chăm sóc sức khỏe có thể giúp trẻ:

  • Tìm hiểu về bệnh ung thư, cách điều trị và những gì có thể diễn ra trong quá trình điều trị
  • Quản lý và đối phó với các phương pháp điều trị hoặc thủ thuật gây đau
  • Kiểm soát cảm xúc và nhận được hỗ trợ từ xã hội
  • Kiểm soát được tình trạng bản thân
  • Biết rằng trẻ được yêu thương, hỗ trợ và luôn ở trong vòng tay của những người quan tâm đến trẻ.

Nếu con bạn nhỏ hơn 1 tuổi

Vỗ về bé bằng cách bế và chạm nhẹ vào bé. Tiếp xúc da kề da là một biện pháp lý tưởng. Mang theo những vật dụng quen thuộc ở nhà, chẳng hạn như đồ chơi hoặc chăn. Bé có thể cảm thấy an toàn hơn nhờ những cảnh quan và mùi hương quen thuộc. Nói chuyện hoặc hát cho bé nghe vì giọng nói của bạn có thể xoa dịu bé. Cố gắng tiếp tục cho ăn và duy trì thói quen ngủ càng nhiều càng tốt.

“Tôi thấy rằng chỉ cần ngân nga và xoa nhẹ đôi chân là bé nằm yên trong lúc lấy máu.”

Nếu con bạn từ 1 đến 3 tuổi

Trẻ nhỏ hiểu những thứ chúng có thể nhìn thấy và chạm vào. Trẻ sợ xa cha mẹ và muốn biết điều gì sẽ làm chúng đau. Trẻ thích chơi đùa, vì vậy cần tìm cách an toàn để cho con vui chơi. Trẻ cũng bắt đầu đưa ra lựa chọn, vì vậy hãy để cho con bạn chọn những hình dán vui nhộn hoặc hương vị của thuốc khi có thể. Chuẩn bị cho con trước nếu có gì đó sẽ làm đau bé. Nếu không có thể khiến con bạn trở nên sợ hãi và lo lắng.

“Đồ chơi trong khu vui chơi ở bệnh viện khiến Riley thích thú trong khi chúng tôi chờ đợi để được bác sĩ thăm khám. Chúng tôi cũng mang theo một chiếc ba lô với một số đồ chơi yêu thích và chăn của bé.”

Nếu con bạn từ 3 đến 5 tuổi

Để giúp con hiểu tốt hơn về quá trình điều trị, hãy hỏi bác sĩ nếu bé có thể chạm vào máy hoặc dụng cụ y tế (ống tiêm, băng hoặc gạc) trước khi thực hiện thủ thuật. Nếu xét nghiệm hoặc điều trị có thể gây đau thì bố mẹ hãy chuẩn bị trước cho con. Bạn cũng có thể đánh lạc hướng con và cố gắng đưa tâm trí bé ra khỏi nỗi đau bằng cách đọc một câu chuyện hoặc cho bé ôm thú nhồi bông.

“Chúng tôi tìm thấy một cuốn sách ảnh về bệnh viện. Jamie luôn muốn xem cuốn sách mỗi ngày. Chúng tôi vẫn còn giữ cuốn sách, mặc dù bé đã hoàn thành điều trị.”

Nếu con bạn từ 6 đến 12 tuổi

Trẻ em trong độ tuổi đến trường hiểu rằng thuốc và phương pháp điều trị giúp chúng cảm thấy tốt hơn. Trẻ có thể hợp tác điều trị nhưng muốn biết những kết quả có thể xảy ra. Trẻ em ở tuổi này thường có nhiều câu hỏi, vì vậy hãy sẵn sàng trả lời chúng hoặc cùng trẻ tìm ra câu trả lời. Nói chuyện với bác sĩ hoặc y tá để trả lời các câu hỏi hoặc vấn đề khó khăn khác. Mối quan hệ xã hội là quan trọng, vì vậy hãy giúp con bạn giữ liên lạc với bạn bè và gia đình.

“John vừa tròn 11 tuổi và thằng bé thực sự thích thú với phương thức điều trị. Nó luôn đặt câu hỏi. John đã bảo anh trai mình đừng lo lắng – rằng thằng bé sẽ ổn thôi! Bác sĩ tin rằng John sẽ trở thành một bác sĩ tuyệt vời một ngày nào đó trong tương lai!”

Nếu trẻ là thanh thiếu niên

Thanh thiếu niên thường tập trung vào cách ung thư thay đổi cuộc sống của chúng như tình bạn, ngoại hình, và các hoạt động. Trẻ có thể sợ hãi và tức giận về việc ung thư đã thay đổi cuộc sống của chúng và tự cách ly bản thân khỏi bạn bè. Tình bạn rất quan trọng ở tuổi này, vì vậy hãy tìm cách giúp đỡ con kết nối với bạn bè thông qua nhắn tin, e-mail, video trực tuyến, trò chuyện, thư từ, hình ảnh, và những lần qua nhà bạn chơi. Một số thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội để kết nối với bạn bè.

Trẻ thanh thiếu niên có thể cảm thấy rằng ung thư đã làm mất tự do và riêng tư của chúng. Đôi lúc trẻ cần dựa vào bạn khi chúng đang trong quá trình trưởng thành. Bạn có thể giúp trẻ bằng cách để cho trẻ có không gian riêng tư và tự do như trước khi điều trị và hãy khuyến khích sự độc lập của trẻ. Hãy chắc chắn rằng con bạn được tham gia trong kế hoạch điều trị và các lựa chọn khác.

Một số thanh thiếu niên bị ung thư cảm thấy như không có gì xấu có thể xảy ra với họ, và những người khác lại có nỗi sợ về cái chết. Trẻ có thể cố gắng bảo vệ bạn và những người thân yêu khác bằng cách giữ trong tim của mình. Không nên phỏng đoán những gì con đang suy nghĩ. Hãy dành thời gian để quan sát và lắng nghe con. Nhiều người, trong đó, bao gồm thanh thiếu niên, gặp nhiều khó khăn khi chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Đôi khi tâm sự với một người bạn hoặc một thành viên của đội ngũ chăm sóc sức khỏe có thể dễ dàng hơn cho con bạn.

“Jackie mới 14 tuổi và rất thích các hoạt động xã hội. Bé gặp gỡ bạn bè ở giữa các chu kỳ hóa trị. Chúng hay làm những thứ bình thường ở tuổi thanh thiếu niên như: xem phim, chơi trò chơi điện tử và đi chơi. Cuối tuần này mấy nhỏ thực hiện một poster sử dụng hình ảnh đã chụp và hình ảnh từ các tạp chí. Và chúng tôi dán lên tường trong phòng của con. Thật tốt khi nghe tiếng cười phát ra từ phòng ngủ của con bé một lần nữa!”

Những thắc mắc từ bố mẹ

Mặc dù bạn muốn chân thành và giúp đỡ con, nhưng bạn có đôi lần không biết phải nói gì hoặc khi nào nên nói điều đó. Con bạn sẽ hiểu được rất nhiều từ giọng nói và sắc mặt của bạn, vì vậy hãy bình tĩnh khi nói chuyện với con. Cố gắng để trở nên nhẹ nhàng, cởi mở và trung thực. Cởi mở và trung thực sẽ cho phép con bạn tin tưởng bạn và cảm thấy thoải mái khi ở gần bạn. Sau đây là các gợi ý để bạn tham khảo. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm phần Thông tin cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau

“Nếu một ngày tôi không thể mạnh mẽ vì bản thân, tôi vẫn sẽ mạnh mẽ vì con tôi.”

Ai nên nói chuyện với con của tôi?

Nhiều phụ huynh nhận được chẩn đoán của con từ bác sĩ cùng lúc với con cái. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mình là người thông báo với con, bác sĩ hoặc y tá có thể giúp bạn quyết định những điều cần nói và làm thế nào để trả lời câu hỏi của con.

Khi nào con của tôi được thông báo về bệnh?

Con của bạn nên được biết càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa bạn và trẻ. Nhưng như vậy không có nghĩa là con bạn cần phải nghe tất cả mọi thứ cùng một lúc.

Tôi nên nói gì với trẻ?

Thông tin bạn chia sẻ với con tùy thuộc vào độ tuổi của bé và những gì bé có thể hiểu. Trẻ em ở mọi lứa tuổi cần thông tin rõ ràng, đơn giản và có ý nghĩa với chúng. Hãy giúp đỡ con bạn biết những gì có thể xảy ra bằng cách sử dụng ý tưởng và từ ngữ mà chúng hiểu. Nói cho con bạn việc điều trị sẽ khiến bé cảm thấy ra sao và khi có gì làm đau bé. Giải thích rằng thuốc mạnh và phương pháp điều trị đã giúp đỡ những đứa trẻ khác. Giải thích rằng phương pháp điều trị có thể gây ra thay đổi thời gian thông thường của con, và con có thể cảm thấy thế nào.

Tôi nên cho con nhiều hay ít thông tin?

Giúp con hiểu những sự thật cơ bản về bệnh tật, phương pháp điều trị, và những gì có thể xảy ra. Nhiều trẻ gặp khó khăn khi xử lý quá nhiều chi tiết hoặc thông tin đưa ra trước khi điều trị. Khởi đầu với một lượng nhỏ thông tin mà con có thể hiểu được. Bạn có thể dần dần chia sẻ thêm thông tin nếu con có thể hiểu được những gì bạn nói.

Khuyến khích con bạn đặt câu hỏi. Thắc mắc của bé là một gợi ý giúp bố mẹ hiểu bé đang nghĩ gì. Trẻ em thường sử dụng trí tưởng tượng để giải đáp cho các câu hỏi chưa được trả lời và trở nên sợ hãi những điều tồi tệ nhất. Nói chuyện với con một cách thành thật có thể giúp ích cho con rất nhiều. Nói sai sự thật có thể làm cho con không còn tin tưởng bạn và những người chăm sóc sức khỏe cho bé nữa.

Con tôi sẽ phản ứng như thế nào?

Mỗi đứa trẻ sẽ có phản ứng khác nhau. Một số thì lo lắng. Những bé khác lại buồn bã hoặc trở nên im lặng, sợ, hay bất chấp. Một số bé bày tỏ cảm xúc của chúng bằng lời nói, những trẻ khác thì bằng hành động. Một số trẻ từ bỏ những hành vi mà chúng có khi chúng còn nhỏ. Đây là những phản ứng bình thường đối với những thay đổi trong cuộc sống. Thời gian thông thường của bé, cách trẻ nhìn và cảm nhận và cả tình bạn có thể sẽ thay đổi. Sẽ có một số ngày khó khăn, và những ngày khác sẽ dễ dàng hơn. Hãy lựa cách thể hiện rằng bạn sẽ luôn dang vòng tay đón trẻ.

Tôi có thể làm gì để giúp trẻ đối phó với bệnh tật?

Trẻ em cảm nhận được thái độ từ cha mẹ, vì vậy sự bình tĩnh và lạc quan có thể giúp con rất nhiều. Thể hiện tình yêu thương của bạn dành cho con. Nghĩ về con và gia đình đã vượt qua khó khăn trong quá khứ như thế nào. Một số trẻ sẽ cảm thấy tốt hơn sau khi trò chuyện với bố mẹ. Những trẻ khác thì thích vẽ, viết, chơi trò chơi hoặc nghe nhạc.

Câu hỏi từ trẻ

Hãy chân thành và đơn giản. Nghe có vẻ đơn giản hơn thực tế, nhưng nếu bạn tập trung vào sự chân thành và đơn giản, cả bạn và bé đều sẽ ổn thôi.”

Con bạn có thể tự hỏi tại sao bé bị bệnh và sẽ mất bao lâu để khỏe lại. Nếu con lớn tuổi hơn, trẻ có thể đã nghe nói về bệnh ung thư hoặc có một ông bà đã chết vì ung thư. Nhiều trẻ em hỏi điều gì sẽ xảy ra trong quá trình điều trị và chúng sẽ cảm thấy như thế nào. Những nhà hoạt động xã hội, chuyên gia đời sống trẻ em, y tá và/hoặc nhà tâm lý học có thể giúp bạn đưa ra câu trả lời hữu ích nhất cho con bạn.

Ung thư là gì?

Con sẽ hiểu được bệnh ung thư của mình bằng cách liên hệ với những gì bé đã biết. Vì vậy, hãy bắt đầu bằng cách tìm ra những gì con biết hoặc có thể đã nghe nói về ung thư. Sau đó, giúp con bớt sợ hãi và hiểu chuyện gì đang xảy ra

Khi nói về ung thư với con, hãy bắt đầu bằng những từ và khái niệm đơn giản. Trẻ nhỏ có thể hiểu rằng chúng có một khối u làm cho bé bị bệnh hoặc máu của chúng không hoạt động bình thường. Trẻ lớn hơn có thể đọc các giải thích về các tế bào ung thư trong bài “Các loại ung thư thời thơ ấu”. Cho trẻ lớn hơn biết loại ung thư chính xác mà chúng mắc phải, chẳng hạn như ung thư máu dòng bạch cầu, hay u mô liên kết Ewing. Từ từ sử dụng thêm nhiều từ ngữ y khoa. Đối với trẻ em ở mọi lứa tuổi, cần giải thích rằng ung thư không truyền nhiễm, nó không phải là bệnh mà trẻ mắc phải từ ai đó hoặc trẻ có thể truyền bệnh cho những người khác.

Tại sao con bị ung thư?

Một số trẻ nghĩ rằng chúng đã làm điều gì đó xấu hoặc sai nên mắc ung thư. Những trẻ khác tự hỏi tại sao chúng bị bệnh. Bạn hãy nói với con rằng không phải con hay bất cứ ai khác đã gây ra bệnh ung thư và các bác sĩ đang tìm hiểu thêm về những tác nhân gây ra bệnh ung thư ở trẻ em.

Bạn có thể nói với con: Bố mẹ cũng không biết. Ngay cả bác sĩ cũng không biết chính xác tại sao con bị ung thư trong khi những đứa trẻ khác thì không. Nhưng có một điều bố mẹ biết chắc là con đã không làm bất cứ điều gì sai, con không lây bệnh từ ai cả, và con cũng không thể lây nó cho người khác.

Con sẽ khỏe lên chứ?

Ở trong bệnh viện hoặc có nhiều buổi thăm khám có thể đáng sợ cho một đứa trẻ. Một số trẻ có thể biết hoặc đã nghe về người đã chết vì ung thư. Con bạn có thể tự hỏi liệu rằng bé có khỏe lên không.

Bạn có thể nói với con: Ung thư là một căn bệnh nghiêm trọng, các bác sĩ và y tá đang điều trị cho con bằng những phương pháp đã từng giúp đỡ nhiều bạn khác. Bố mẹ sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giúp con tốt hơn. Gia đình mình cùng nói chuyện với bác sĩ và y tá để tìm hiểu thêm nhé.

Con sẽ cảm thấy như thế nào trong khi điều trị?

Con bạn có thể thắc mắc chúng sẽ cảm thấy như thế nào trong quá trình điều trị. Bọn trẻ thường thấy những người khác bị rụng tóc hoặc rất mệt mỏi. Nói chuyện với y tá và nhân viên xã hội để tìm hiểu những tác động của việc điều trị đến cảm giác và suy nghĩ của con như thế nào.

Bạn có thể nói với con: Ngay cả khi con và bạn giống nhau về loại ung thư, những gì xảy ra với bạn có thể không xảy ra với con. Bác sĩ và bố mẹ sẽ nói chuyện với con và giải thích những gì bố mẹ biết và những gì có thể xảy ra. Bố mẹ cùng mọi người sẽ làm việc cùng nhau để giúp con cảm thấy tốt nhất có thể khi trị bệnh.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.gov/publications/patient-education/children-with-cancer.pdf

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.gov/publications/patient-education/children-with-cancer.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Nguyễn Đình Thắng - Ths. BS. Nguyễn Hải Nam - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

U lympho Hodgkin ở trẻ em: Thống kê

(56)
Bài viết này giới thiệu thông tin về số lượng trẻ em và thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc bệnh u lympho Hodgkin mỗi năm và tỉ lệ sống sót chung. Hãy ... [xem thêm]

Thông tin cho phụ huynh: Chăm sóc y tế

(90)
Chăm sóc sức khỏe cho con trẻ sau khi mắc ung thư Khi kết thúc quá trình điều trị, bạn cần thu thập tất cả thông tin về chăm sóc theo dõi và các tác dụng ... [xem thêm]

Những triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối

(12)
Ung thư gan là một trong những dạng ung thư phổ biến trên thế giới. Các triệu chứng của ung thư gan có thể tiến triển và xấu đi theo thời gian. Ung thư gan ... [xem thêm]

Ứng phó với những bất ổn về tinh thần khi bị ung thư

(63)
Tổng quan chung Người bệnh ung thư và gia đình rất coi trọng lời khuyên cũng như vai trò chăm sóc của các nhân viên y tế trong quá trình điều trị ung thư, nhưng ... [xem thêm]

Phân độ mô học khối u

(83)
Biên dịch: Hà Xuân Nam Hiệu đính: Bs. Nguyễn Trần Bảo Song Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.gov, tháng 3/2013 Được chấp thuận bởi Ban biên tập ... [xem thêm]

U sợi thần kinh týp 2

(30)
U sợi thần kinh týp 2 là gì? U sợi thần kinh týp 2 (NF2) là một bệnh lý di truyền liên quan nhiều nhất đến những khối u bao sợi thần kinh tiền đình hai bên ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Cuộc sống sau ung thư

(75)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Lựa chọn của nam giới sau điều trị ung thư

(39)
Biên dịch: Nguyễn Đông Hải Hiệu đính: Bs. Lã Thanh Nga, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết có chứa một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN