U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Cuộc sống sau ung thư

(3.93) - 75 đánh giá

Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc

Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Thế nào là cuộc sống sau ung thư?

Mỗi người có một định nghĩa khác nhau về “cuộc sống sau ung thư”. Những định nghĩa phổ biến bao gồm:

  • Kết thúc điều trị và không còn các dấu hiệu khối u.
  • Sống cùng bệnh ung thư và vượt lên bệnh ung thư. Theo định nghĩa này, cuộc sống sau ung thư tính từ lúc được chẩn đoán ung thư và trong suốt quá trình điều trị và đến hết phần đời còn lại của người bệnh.

Cuộc sống sau ung thư là phần phức tạp nhất của ung thư vì có sự khác biệt ở mỗi cá nhân. Một vài người tiếp tục được điều trị trong thời gian dài để giảm nguy cơ tái phát hoặc để kiểm soát ung thư như một bệnh mạn tính.

Cảm xúc của những người sống sót thường là một phức hợp các cảm xúc mạnh như vui mừng, lo lắng, nhẹ nhõm, tội lỗi và sợ hãi. Một số bệnh nhân cảm thấy trân trọng cuộc sống hơn sau khi được chẩn đoán mắc ung thư và chấp nhận bản thân cũng như thực tại. Số khác trở nên rất lo âu về sức khỏe của họ và gặp khó khăn trong việc đối mặt với cuộc sống hằng ngày.

Việc thường xuyên gặp nhân viên y tế sau khi kết thúc quá trình điều trị có thể gây cho người sống sót cảm giác căng thẳng. Thông thường, mối quan hệ với bác sĩ điều trị y tế ung thư tạo cho bệnh nhân cảm giác được bảo vệ trong suốt thời gian điều trị, và sau điều trị mọi người thường bỏ quên sự trợ giúp này. Đặc biệt khi mọi người phải đối diện với những lo lắng mới xuất hiện hoặc các thử thách theo thời gian như các tác dụng phụ muộn, những khó khăn về tâm lý bao gồm lo lắng bệnh tái phát, sức khoẻ tình dục và việc sinh con, vấn đề tài chính và nơi làm việc.

Mỗi người sống sót đều có những lo lắng và khó khăn riêng. Với bất cứ khó khăn nào, bước đầu tiên là có thể nhận ra những lo sợ của bản thân và nói về chúng. Muốn ứng phó hiệu quả, bạn cần:

  • Hiểu được các khó khăn mà bạn đang gặp phải
  • Suy nghĩ cách giải quyết
  • Yêu cầu và chấp nhận sự giúp đỡ của người khác.
  • Cảm thấy thoải mái với những việc bạn chọn

Nhiều người sống sót nhận thấy rất hữu ích khi tham gia vào nhóm hỗ trợ trực tiếp hay cộng đồng những người còn sống sau ung thư trên mạng. Điều này cho phép bạn trao đổi với những người cùng cảnh ngộ. Một sự lựa chọn khác cho việc tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm trò chuyện với bạn bè, trao đổi với một thành viên trong nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn, tư vấn riêng, và yêu cầu sự hỗ trợ từ trung tâm nghiên cứu nơi bạn điều trị.

Sự thay đổi vai trò của người chăm sóc

Các thành viên trong gia đình và bạn bè cũng có thể ở cạnh bạn trong giai đoạn chuyển tiếp này. Người chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ những người bệnh ung thư, họ giúp chăm sóc bệnh nhânvề thể chất, tinh thần và luyện tập trong cuộc sống hằng ngày hoặc khi cần thiết. Nhiều người chăm sóc sẽ tập trung vào vai trò này đặc biệt nếu việc điều trị kéo dài nhiều tháng hoặc lâu hơn.

Tuy nhiên, khi việc điều trị hoàn thành, vai trò của người chăm sóc thường thay đổi. Thậm chí, nhu cầu chăm sóc liên quan tới chẩn đoán ung thư sẽ trở nên ít đi hoặc kết thúc. Vì vậy người chăm sóc cũng cần điều chỉnh để thích nghi với những thay đổi này.

Có cách nhìn mới về sức khỏe của bạn.

Đối với nhiều người, cuộc sống sau ung thư đóng vai trò là động lực mạnh mẽ để thay đổi lối sống.

Những người hồi phục sau GIST được khuyến khích thực hiện theo những hướng dẫn tốt cho sức khỏe ví dụ không hút thuốc, hạn chế rượu bia, ăn uống lành mạnh và kiểm soát sự căng thẳng. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn lấy lại sức khoẻ. Đội ngũ chăm sóc sức khỏe có thể giúp bạn xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp, phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng vận động, và thể lực của bạn.

Kiểm tra sức khoẻ và làm các xét nghiệm để theo dõi sức khỏe của bạn là rất quan trọng.

Hãy trao đổi với bác sĩ điều trị của bạn để xây dựng kế hoạch chăm sóc tốt nhất, phù hợp nhu cầu của bạn.

Xem thêm các bài viết về Cuộc sống sau ung thư

Tài liệu tham khảo

Khối u mô đệm đường tiêu hóa – GIST

Biên dịch - Hiệu đính

ThS. BS. Nguyễn Thị Hợi
Đánh giá:

Bài viết liên quan

U lympho Hodgkin ở trẻ em: Giai đoạn và phân nhóm

(56)
Biên dịch: Trần Lê Khánh Nhung Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này giới thiệu về cách bác sĩ mô tả sự tăng trưởng và lan rộng ... [xem thêm]

Ung thư và khả năng sinh sản: Những câu hỏi cần thiết

(35)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Danh sách những câu ... [xem thêm]

Buồn nôn và nôn ở trẻ bị ung thư

(25)
Được chấp thuận bởi Ban biên tập Together.stjude.org, tháng 3/2020 Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 3/2020 Buồn nôn và nôn là tác dụng ... [xem thêm]

Rụng tóc trong ung thư trẻ em

(10)
Rụng tóc là tác dụng phụ phổ biến của một số phương pháp điều trị ung thư bao gồm hóa trị và xạ trị. Các tế bào kiểm soát sự phát triển của tóc ... [xem thêm]

Ung thư vú di căn não

(86)
Người dịch: ThS. Nguyễn Thị Thạch Hà, Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS Trương Thị Kiều Oanh Đôi lời về bài viết Bài viết này mô tả ung thư vú di căn tới ... [xem thêm]

Hội chứng phóng thích Cytokine sau liệu pháp miễn dịch

(33)
Hội chứng phóng thích Cytokine là gì? Hội chứng phóng thích Cytokine (CRS) là một tập hợp các triệu chứng là tác dụng phụ của một số loại liệu pháp miễn ... [xem thêm]

Đối phó với những thay đổi của cơ thể khi mắc ung thư ở người trẻ

(38)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Theo dõi và ngăn ngừa nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư

(27)
Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ mà cơ thể sử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN