Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Nhìn về phía trước

(3.62) - 46 đánh giá

Biên dịch: Võ Trần Ngọc Y Lý

Hiệu đính: Bs. Đặng Thị Thu Hằng, Lê Hà Cảnh Châu

“Một vài sự vô tư, ngây thơ của tuổi thơ đã không còn, nhưng thay vào đó con gái chúng tôi đã có thêm sự hiểu biết, khoan dung, và lòng dũng cảm.”

Ban đầu có thể khá khó để tưởng tượng, nhưng một khi con bạn hoàn thành điều trị, bạn sẽ thấy bản thân ngày càng suy nghĩ ít đi về ung thư. Theo thời gian, những nhu cầu và niềm vui của cuộc sống hiện tại sẽ trở nên quan trọng. Một vài ký ức sẽ trở nên phai mờ. Một số sẽ vẫn còn đó. Một vài bậc phụ huynh vẫn còn lo lắng về ung thư. Một số khác lại cho rằng đó chỉ là một sự lo lắng mà họ quyết định sẽ không bận tâm nữa.

Bạn và gia đình có thể đánh giá cuộc sống sâu sắc hơn. Bạn có thể thấy chính bản thân mình nhớ về lòng tốt của gia đình, bạn bè và thậm chí là người lạ. Bạn có thể nghĩ về việc con bạn đã dũng cảm như thế nào. Bạn có thể nhớ lại đã dựa vào đức tin và lòng can đảm của bản thân để vượt qua mọi chuyện ra sao.

Năm tháng trôi qua, con bạn vẫn khỏe mạnh, ung thư không còn là mối bận tâm chính nhất nữa.Tuy nhiên, bạn có thể chọn một số ngày nhất định để ghi nhớ, chẳng hạn như ngày chẩn đoán hoặc ngày điều trị cuối cùng và làm gì đó đặc biệt vào những ngày này. Bạn có thể nghĩ và nhớ lại theo những cách khác nhau. Một số gia đình dành một ngày trong công viên, một số khác viết lách, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch, hoặc làm một điều gì đó cho những người khác. Không có cách nào là đúng hay sai mà chỉ có cách mang lại cảm giác và tác động tốt nhất cho con và gia đình của bạn.

Mặc dù gia đình chúng tôi sẽ không bao giờ chọn con đường này, một khi chúng tôi ngừng chiến đấu và cùng nhau đối mặt với nó, bằng cách nào đó chúng tôi đã tìm thấy cách của mình. Chúng tôi đã thay đổi. Mạnh mẽ hơn.”

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.gov/publications/patient-education/children-with-cancer.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 2 – Tìm hiểu về ung thư

(16)
Biên dịch: Nguyễn Tấn Khanh Hiệu đính: Bs. Lê Trần Ánh Ngân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được chấp thuận bởi ... [xem thêm]

Thanh thiếu niên: Câu hỏi dành cho nhóm chăm sóc sức khoẻ

(68)
Biên dịch: Phạm Từ Minh Phương Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Táo bón trong ung thư trẻ em

(40)
Biên dịch: BS. Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS. BS. Nguyễn Văn Tuy Táo bón là gì? Táo bón là tình trạng tiêu phân khó khăn, phân khó đi qua hoặc di chuyển ... [xem thêm]

Phát ban khi điều trị ung thư

(100)
Tổng quan chung Phát ban da là một tác dụng phụ thường thấy của một số phương pháp điều trị ung thư, bao gồm hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Yếu tố nguy cơ

(32)
Trong bài viết này bạn sẽ tìm hiểu về những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện u nguyên bào phổi – màng phổi. Sử dụng menu dưới đây để xem các bài ... [xem thêm]

Theo dõi và ngăn ngừa nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư

(27)
Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ mà cơ thể sử ... [xem thêm]

Công việc trong và sau khi mắc ung thư

(95)
Biên dịch: Nguyễn Thị Đào Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Các vấn đề về dậy thì

(83)
Dậy thì là gì? Dậy thì là giai đoạn khi một đứa trẻ trải qua những thay đổi về thể chất và nội tiết đánh dấu trẻ bước sang tuổi trưởng thành. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN