Thanh thiếu niên: Câu hỏi dành cho nhóm chăm sóc sức khoẻ

(3.71) - 68 đánh giá

Biên dịch: Phạm Từ Minh Phương

Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Đặt câu hỏi cho nhóm chăm sóc sức khỏe là một cách tốt để hiểu thêm về phương pháp điều trị và theo dõi sức khoẻ. Trên thực tế, bác sĩ và y tá muốn biết bạn quan tâm đến những vấn đề gì và vấn đề nào có thể gây nhầm lẫn. Đặt câu hỏi giúp bạn kiểm soát tốt hơn đối với việc chăm sóc và đối phó với bệnh ung thư và các phương pháp điều trị. Dưới đây là một số chỉ dẫn để trò chuyện với bác sĩ dễ dàng hơn:

  • Nếu bạn là một thanh thiếu niên, hãy thông báo trước cho cha mẹ hoặc người giám hộ biết là bạn muốn được tham gia nói chuyện cùng bác sĩ để họ có thể đặt lịch hẹn với bác sĩ.
  • Trước khi đến gặp bác sĩ hãy nghĩ về những câu bạn sẽ hỏi bác sĩ và chắc chắn rằng bạn hỏi họ. Bạn cũng có thể viết ra câu hỏi để không quên chúng.
  • Yêu cầu giải thích nếu có điều gì bạn không hiểu.
  • Nếu bạn có đề nghị hoặc mong muốn về quá trình chăm sóc, hãy cho bác sĩ hoặc y tá điều trị cho bạn biết.Ví dụ, có thể bạn muốn trì hoãn một đợt hóa trị để tham dự một sự kiện đặc biệt. Câu trả lời có thể là “có”, nhưng bạn sẽ không biết nếu bạn không hỏi.
  • Nếu có những điều bạn không muốn biết, hoặc không muốn biết ngay bây giờ, hãy cho nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn biết.

Dưới đây là một số câu hỏi mẫu bạn có thể tham khảo. Bạn có thể in danh sách này và mang nó đến cuộc hẹn tiếp theo hoặc tải ứng dụng Cancer.Net vào điện thoại để tiện mang theo.

Các câu hỏi có thể hỏi nhóm chăm sóc sức khoẻ

Đặt câu hỏi là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ. Các câu hỏi bạn chọn phải dựa trên nhu cầu cũng như vấn đề bạn cần quan tâm, những câu hỏi đó có thể thay đổi theo thời gian.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể xem xét để hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe:

Câu hỏi chung

  • Tôi mắc loại ung thư gì? Có phổ biến trong lứa tuổi của tôi không?
  • Tôi có thể tìm hiểu thêm về loại ung thư này ở đâu?
  • Có các lựa chọn điều trị nào? Và điều trị ở đâu thì tốt?
  • Những những thử nghiệm lâm sàng sẵn có nào? Tiến hành chúng ở đâu? Làm thế nào để gia đình tôi và tôi biết rõ về chúng?
  • Làm cách nào để liên hệ với bác sĩ và tôi nên gọi ai trước những lúc cần thiết?

Tìm kiếm hỗ trợ

  • Có ai khác ở độ tuổi của tôi mắc loại ung thư này mà tôi có thể nói chuyện?
  • Nếu tôi cần thêm hỗ trợ hoặc thông tin về việc đối phó với bệnh ung thư, tôi nên hỏi ai?
  • Ung thư sẽ ảnh hưởng đến gia đình và bạn bè của tôi như thế nào?
  • Tôi có thể gặp những người khác cùng độ tuổi với tôi mắc bệnh ung thư này ở đâu?Bạn có một nhóm hỗ trợ cho thanh niên hoặc thanh thiếu niên bị ung thư phải không?

Đối phó với sự thay đổi của cơ thể

  • Tôi cần đón nhận những thay đổi nào trong cơ thể do ung thư gây ra?Có thay đổi nào là vĩnh viễn không?Tôi có thể đối phó với những thay đổi này như thế nào?
  • Những phương pháp điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến cảm giác và ngoại hình của tôi như thế nào? Tôi có thể tránh những thay đổi này không?
  • Làm thế nào tôi có thể cảm thấy tốt hơn, hoặc tránh cảm giác tồi tệ?
  • Điều trị này có ảnh hưởng đến khả năng mang thai hoặc sinh con của tôi không?Nếu vậy, tôi có nên nói chuyện với một chuyên gia sinh sản trước khi bắt đầu điều trị ung thư?

Ung thư và các mối quan hệ

  • Ung thư sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của tôi với gia đình và bạn bè như thế nào?
  • Những phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng như thế nào đến bạn đời của tôi và mối quan hệ của chúng tôi?
  • Ung thư và phương pháp điều trị có ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục của tôi không? Nếu có, tôi nên làm gì?

Học tập

  • Tôi có cần nghỉ học không? Nếu có, khi nào tôi có thể quay trở lại trường?
  • Liệu việc điều trị của tôi có gây ra “suy nhược não bộ” hoặc khó khăn trong việc suy nghĩ?
  • Tôi nên nói gì với giáo viên và bạn học về căn bệnh ung thư của mình?
  • Có hoạt động nào tôi nên tránh? Và tránh trong bao lâu?
  • Nếu tôi có bất kì thắc mắc về việc tiếp tục học trên trường hoặc quay trở lại sau khi điều trị, tôi nên hỏi ai?

Công việc

  • Tôi có thể làm việc trong quá trình điều trị? Hay tôi nên lên kế hoạch nghỉ ngơi?
  • Tôi có nên xem xét nghỉ việc?
  • Tôi có thể trở lại làm việc sau khi điều trị không?
  • Có bất kỳ hạn chế nào khi tôi đi làm trở lại không?

Cuộc sống sau khi điều trị

  • Khi nào tôi cần theo dõi? Tôi sẽ gặp ai trong các lần thăm khám theo dõi?
  • Tôi có cần bất kỳ làm xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh thường xuyên không?
  • Có chương trình nào có sự tham gia của bệnh nhân vượt qua bệnh ung thư, bao gồm cả những người ở lứa tuổi của tôi?
  • Những tác động muộn nào tôi có thể có, và xảy ra khi nào?
  • Những dấu hiệu nào cho thấy ung thư đang trở lại?

Để có thêm nhiều câu hỏi, hãy xem phần “Câu hỏi để hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe” của từng loại ung thư.

Tài liệu liên quan

Câu hỏi cần hỏi khi có cuộc hẹn với nhân viên y tế

Khi bác sĩ nói về “Ung thư”

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/navigating-cancer-care/young-adults-and-teenagers/young-adults-questions-ask-your-health-care-team

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. BS. Nguyễn Hải Nam - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

U biểu mô đường tiêu hóa (GIST) – Các nghiên cứu mới nhất

(56)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Nghiên cứu mới nhất

(82)
Bài viết này giới thiệu về các nghiên cứu khoa học đang được thực hiện để tìm hiểu thêm về loại khối u này và cách điều trị chúng. Sử dụng menu ... [xem thêm]

Đau Vú

(52)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS.BS. Lê Công Định – Bệnh viện Ung bướu Hà Nội Giới thiệu Đau vú là hiện tượng rất phổ biến ở phụ nữ ở ... [xem thêm]

Loét tì đè

(22)
Vết loét do tì đè (pressure ulcers) rất phổ biến ở người không có khả năng tự xoay trở hiệu quả như bệnh nhân bị hôn mê, liệt nửa người, nằm liệt ... [xem thêm]

Tạo nên sự khác biệt

(98)
Biên dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Những người đã trải qua điều trị ung thư thường muốn hỗ trợ người bị ung thư. Cho ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Giới thiệu

(47)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung – Phan Thị Thu Hiền – Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung ... [xem thêm]

Cuộc sống sau ung thư – Rối loạn căng thẳng sau sang chấn và ung thư

(12)
Người dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (RLCTSCT) là một rối loạn lo âu. Một người có thể ... [xem thêm]

U sọ hầu ở trẻ em: Chẩn đoán

(23)
Bài viết này giới thiệu danh sách các xét nghiệm, thủ thuật và chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để tìm ra nguyên nhân của một vấn đề sức khỏe. Sử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN