Hóa giải nỗi lo bà bầu đau bụng đi ngoài tại nhà

(4.4) - 88 đánh giá

Bà bầu đau bụng đi ngoài hay bị tiêu chảy khi mang thai là vấn đề xảy ra khá thường xuyên với không ít mẹ bầu. Vậy vấn đề này bắt nguồn từ đâu, giải pháp xử lý tốt nhất là gì?

Niềm vui của các mẹ bầu là biết được con yêu đang phát triển từng ngày thông qua kích thước bụng bầu. Suốt hành trình mang thai đầy vất vả, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có cả việc đau bụng đi ngoài. Tình trạng này tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu tiếp diễn liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ mất nước nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cả mẹ lẫn con.

Theo các chuyên gia, chứng bệnh này có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Một nghiên cứu khảo sát trên 3.682 thai phụ cho kết quả, có khoảng 14.3% mẹ bầu từng ít nhất một lần bị đau bụng tiêu chảy. Để phòng ngừa và có biện pháp giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, mời bạn tham khảo ngay những thông tin sau.

Nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng đi ngoài

Hiện tượng bà bầu đau bụng đi ngoài hay tiêu chảy thường xuất phát từ 5 nguyên nhân cơ bản có liên quan trực tiếp đến thai kỳ là:

  • Thay đổi trong khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng: Sau khi biết được mình đang mang “một thiên thần nhỏ”, nhiều mẹ bầu vội vã thay đổi thực đơn ăn uống. Tuy nhiên, sự thay đổi quá đột ngột về chế độ ăn rất dễ khiến cho bụng và dạ dày khó chịu, từ đó dẫn đến việc đi ngoài hay tiêu chảy.
  • Nhạy cảm với thức ăn mới khi mang thai: Vấn đề nhạy cảm với thức ăn đã khiến không ít mẹ bầu phải khổ sở trong thai kỳ. Nhiều thực phẩm trước khi mang thai không gây ảnh hưởng nhiều, giờ đây lại có thể gây đầy hơi, chướng bụng và thậm chí còn khiến bà bầu đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày.
  • Các loại vitamin thai kỳ: Việc cung cấp thêm các loại vitamin cần bổ sung khi mang thai là điều rất cần thiết cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé. Tuy nhiên, một số loại dưỡng chất nhất định cũng có nguy cơ làm dạ dày khó chịu, chướng bụng và gây tiêu chảy hay ngược lại là táo bón, chẳng hạn như viên bổ sung sắt.
  • Sự thay đổi hormone thai kỳ: Hormone thai kỳ thay đổi, đặc biệt là sự gia tăng của progesterone khiến hệ tiêu hóa làm việc chậm lại, nhu động ruột kéo dài thời gian làm việc và thư giãn quá nhiều dẫn tới tình trạng thức ăn nằm lại trong dạ dày và đại tràng lâu hơn, gây đầy hơi, khó chịu ở bụng dưới. Hormone thay đổi là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng táo bón thai kỳ lẫn tiêu chảy. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch cơ thể suy giảm cũng tạo cơ hội cho các mầm bệnh từ bên ngoài môi trường dễ tấn công khiến mẹ bầu dễ bị đau bụng đi ngoài khi mang thai hơn trước.
  • Không dung nạp đường lactose: Phụ nữ mang thai thường phải tăng cường uống sữa để có đủ canxi cho bé phát triển. Tùy theo cơ địa, một số chị em gặp phải tình trạng không dung nạp đường lactose khiến ruột non không chuyển hóa được đường lactose và chuyển xuống ruột già. Tại đây, các vi khuẩn sẽ phân hủy lactose thành chất lỏng và khí. Từ đó, cơ thể xuất hiện các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy.
  • Ngoài 5 nguyên nhân kể trên, mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài cũng có thể là bởi các vấn đề ít phổ biến hơn như:

    • Ngộ độc thực phẩm khi mang thai
    • Rối loạn tiêu hóa do nhóm các virus gây nôn mửa và tiêu chảy
    • Ký sinh trùng đường ruột
    • Hội chứng ruột kích thích
    • Một số loại thuốc
    • Bệnh viêm loét đại tràng
    • Hội chứng Crohn
    • Bệnh Celiac

    Tình trạng tiêu chảy cũng thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ 3 khi gần đến ngày dự sinh. Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, đôi khi đây có thể là một trong những dấu hiệu sắp sinh thường gặp. Tuy nhiên, không phải tất cả mẹ bầu đều có dấu hiệu này ở những tháng cuối thai kỳ.

    Mẹ bà bầu bị đau bụng đi ngoài phải làm sao?

    Để trả lời cho câu hỏi: “Mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài phải làm sao?” hay “bà bầu đau bụng đi ngoài nên uống gì?” câu trả lời là nếu tình trạng này diễn ra dài ngày hãy đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng của mình để giải quyết hiệu quả tình trạng này.

    1. Hạn chế thực phẩm dễ gây đi ngoài nhiều hơn

    Một số thực phẩm có thể khiến mẹ bầu đau bụng dữ dội hơn. Do đó, bạn cần lưu ý tránh xa các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng và các sản phẩm từ bơ sữa, thức uống có ga và nhiều caffeine, trái cây sấy khô, thực phẩm nhiều đường như kẹo hay chocolate, các loại thịt đỏ như thịt bò.

    Thay vào đó, bạn nên tích cực sử dụng những loại thực phẩm tốt cho giai đoạn đầu mang thai như: cơm, khoai tây nghiền tự làm, bánh mì nướng, chuối, cà rốt nấu chín, cháo, bột yến mạch…

    2. Bà bầu bị đau bụng đi ngoài phải làm sao? Cần tuân thủ chế độ ăn đặc biệt

    Bạn nên ăn những thực phẩm lành mạnh như chuối, cơm, táo, bánh mì nướng, khoai tây, rau củ như cà rốt, thịt nạc heo, gà, sữa chua… sẽ giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột và cung cấp dinh dưỡng.

    3. Bà bầu đi ngoài nhiều lần trong ngày nên uống đủ nước

    Bạn cần đảm bảo uống đủ nước khi mang thai, nhất là khi gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài. Theo MayoClinic, phụ nữ mang thai nên uống khoảng 2,4 lít nước mỗi ngày, vì lúc này bạn đang phải cung cấp nước cho 2 cơ thể.

    Trong trường hợp bị tiêu chảy nặng, bà bầu nên bù nước và điện giải bằng cách uống nhiều nước hoặc sử dụng oresol. Ngoài sử dụng nước lọc, bạn cũng có thể uống các loại nước trái cây tốt cho mẹ bầu như nước ép cà rốt, nước dừa, nước chanh, nước ép dâu, táo… Nước lọc sẽ giúp bù lại lượng chất điện giải đã mất trong khi nước ép sẽ bổ sung muối và kali cho cơ thể sau khi đi bị ngoài nhiều.

    4. Bà bầu đau bụng đi ngoài nên uống gì? Thuốc điều trị tiêu chảy cho thai phụ

    Trường hợp này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng và không nên tùy tiện sử dụng khi không có sự cho phép của bác sĩ để tránh những biến chứng xảy ra đối với thai nhi và mẹ.

    Cách ngăn ngừa tình trạng bà bầu đau bụng đi ngoài

    Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy nên việc tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như ngăn ngừa từ ban đầu là điều rất quan trọng.

    • Với những ai có hệ tiêu hóa nhạy cảm và yếu, cần tránh thực phẩm cay và đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ khó tiêu hóa.
    • Mẹ bầu nên thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, tuyệt đối không dùng các loại rau sống, gỏi, tiết canh hay những món thịt tái sống… Hạn chế việc ăn uống ở bên ngoài bởi yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm không được đảm bảo tốt.
    • Tránh ăn quá nhiều hải sản như cá biển, tôm, cua, ốc… hoặc những món trước đây từng khiến bạn bị đau bụng đi ngoài.
    • Nếu mắc chứng không dung nạp đường lactose, bạn cần cắt giảm lượng sữa tiêu thụ và tìm kiếm các nguồn canxi cho mẹ bầu khác để đảm bảo cơ thể không bị thiếu canxi.
    • Tránh uống nước ngọt có ga, thức uống đóng chai nhiều đường và phẩm màu.
    • Không tiêu thụ nước trà, cà phê, nước ép nho và các loại nước uống tăng lực.
    • Dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi vì tiêu chảy thường khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức.
    • Để tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thay vì chỉ dùng 3 bữa chính. Trước mỗi bữa ăn, bạn nên rửa tay thật kỹ để tránh gián tiếp “đưa” mầm bệnh vào trong cơ thể.

    Mẹ bầu bị đi ngoài phân xanh có nguy hiểm không?

    Bà bầu đau bụng đi ngoài là điều hết sức bình thường, nhưng nếu đi ngoài phân xanh khi mang thai thì điều này có thể sẽ làm bạn lo lắng và bất ngờ. Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất diệp lục có thể sẽ khiến bạn gặp phải vấn đề này.

    Trong thai kỳ, mẹ bầu thường ăn nhiều rau xanh, cộng với việc hấp thụ các loại vitamin giàu chất sắt, các loại thuốc hay thực phẩm chức năng có thể khiến phân có màu xanh.

    Khi nhận thấy phân có màu xanh, bạn đừng quá lo lắng mà hãy nhớ lại xem trước đó bạn đã tiêu thụ những thực phẩm hay đồ ăn nào. Nếu thực phẩm đó không khiến phân có màu xanh thì bạn cần đi khám ngay bởi vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý đặc biệt nào khác trong thai kỳ.

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Nếu bà bầu đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày kéo dài hơn 2 – 3 hôm, bạn cần đến bác sĩ khám ngay. Bởi lẽ, việc mất nước kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng thường gặp trong thai kỳ rất nguy hiểm.

    Một số dấu hiệu cơ thể bị mất nước là:

    • Nước tiểu sậm màu
    • Môi, miệng khô
    • Khát nước liên tục
    • Són tiểu
    • Đau đầu, chóng mặt

    Bạn không cần quá lo lắng khi gặp phải tình trạng tiêu chảy hay đau bụng đi ngoài trong thai kỳ. Hãy bình tĩnh tìm hiểu rõ nguyên nhân để có được cách xử lý an toàn và phù hợp nhất bạn nhé!

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Núm vú phụ nữ: Bộ phận “nhỏ nhưng có võ” trên cơ thể

    (61)
    Núm vú phụ nữ là bộ phận nhỏ bé nhưng lại có vai trò quan trọng đối với sức khỏe ở nhiều mặt. Thông qua núm vú, bạn có thể nhận biết được tình ... [xem thêm]

    8 cách dạy trẻ chậm nói cực hiệu quả được các chuyên gia nhi khuyên dùng

    (79)
    Chậm nói ở trẻ đang là một trong những vấn đề cần được quan tâm ở thời hiện đại này, bởi số lượng trẻ mắc chứng chậm nói đang ngày càng tăng ... [xem thêm]

    Chế biến nhanh 8 món với cải bó xôi cho bé ăn dặm

    (32)
    Cải bó xôi là loại rau giàu dinh dưỡng vì có chất khoáng và vitamin dồi dào cần thiết cho sự phát triển của bé. Vì thế, hãy chế biến cải bó xôi cho bé ăn ... [xem thêm]

    16 lợi ích tuyệt vời của măng tây đối với sức khỏe

    (79)
    Lợi ích của măng tây không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp kiểm soát tiểu đường, cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa ung thư.Măng tây, có tên khoa ... [xem thêm]

    Những hạt nào mà cơ thể bạn đang cần?

    (26)
    Khi nhắc đến các loại thức ăn thông minh được bảo quản trong gói nhỏ thì các loại quả hạch như quả hạnh, óc chó luôn chiếm phần ưu thế. Nhưng ngoài ra, ... [xem thêm]

    Cách chữa bệnh run tay chân đơn giản có thể bạn chưa biết

    (40)
    Rất nhiều người tìm kiếm cách chữa bệnh run tay chân đều nghĩ rằng mình mắc bệnh Parkinson mà không biết rằng run có thể là bệnh hoặc là triệu chứng ... [xem thêm]

    Thú vị các bài tập rèn luyện sức bền cho cầu thủ

    (74)
    Đã là một cầu thủ bóng đá, chắc chắn sức bền và một thể lực tốt là những yếu tố không thể thiếu. Muốn được như vậy, bạn phải cần đến các ... [xem thêm]

    Bí quyết đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm khiến chị em tuổi trung niên không còn lo khô âm đạo mỗi khi quan hệ

    (45)
    Khô âm đạo khi quan hệ là vấn đề khá phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là ở phụ nữ tuổi trung niên. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này, bạn không ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN