Ứ nước đài bể thận ở trẻ

(4.24) - 34 đánh giá

Nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng khi biết con mình bị ứ nước thận có thể ngay từ giai đoạn bào thai hay nhờ siêu âm bụng tình cờ phát hiện ra, bài viết sau nhằm cung cấp các thông tin cơ bản về chứng bệnh này giúp các bậc phụ huynh bớt lo lắng.

Ứ nước thận là gì?

Ứ nước thận là tình trạng bể thận bị căng giãn do đoạn dưới bị hẹp hoặc bị tắc (vị trí bể thận – hình ảnh)

Giới nào hay bị bệnh này?

Trẻ nam gặp nhiều hơn nữ, thống kê thấy số trẻ nam bị nhiều gấp 4-5 lần so với bé gái.

Thận bên nào hay bị ứ nước?

Có thể bị ứ nước cả 2 thận hoặc 1 trong 2 bên.

Nguyên nhân nào gây ra chứng thận ứ nước này?

Ứ nước bể thận phần lớn là do bẩm sinh cho đến nay người ta cũng không rõ nguyên nhân là gì, 1 tỉ lệ nhỏ do sỏi, chấn thương đường tiết niệu, 1 số do có phẫu thuật trước đó, nếu do sỏi hay phẫu thuật thì gọi là ứ nước thận thứ phát.

Hẹp hoặc tắc đoạn nào trên đường tiểu sẽ gây ứ nước thận?

Bất kì đoạn nào dưới bể thận bị tắc, hẹp, gấp khúc đều dẫn tới ứ nước thận, nhưng hay gặp ở các vị trí sau:

  • Hẹp phần nối giữa thận và niệu quản
  • Hẹp chỗ niệu quản cắm vào bàng quang.
  • Trào ngược bàng quang – niệu quản
  • Van niệu đạo sau

Làm sao để phát hiện sớm chứng ứ nước thận?

Siêu âm hình thái thai nhi có thể phát hiện ứ nước thận từ lúc thai được 16-20 tuần, ngoài ra thường là do tình cờ siêu âm phát hiện ra khi trẻ đi khám vì đau bụng.

Thận ứ nước có triệu chứng như thế nào?

Trường hợp ứ nước nhẹ thường không có triệu chứng, phát hiện được là do tình cờ, những trường hợp ứ nước nặng hay có triệu chứng đau bụng, đái máu hay nhiễm trùng đường tiểu (trẻ đi đái lắt nhắt, khóc khi đái và nước tiểu có máu, mủ hoặc hôi ).

Điều trị thận ứ nước như thế nào?

Thận ứ nước nhẹ, trung bình độ 1, 2 chỉ cần theo dõi mỗi 3 tháng bằng siêu âm, bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên dù ứ nước nhẹ nhưng hay gây viêm nhiễm đường tiểu thì cũng cần can thiệp.
Thận ứ nước nặng độ 3, 4 cần tìm nguyên nhân và can thiệp bằng phẫu thuật.

Nếu không điều trị thì sẽ gây biến chứng gì ?

Nếu thận ứ nước trung bình đến nặng nếu không can thiệp , để lâu sẽ dẫn đến suy thận , và có những đợt nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/353343544863172:0

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ

(20)
Viêm tiểu phế quản là gì? Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng các ống dẫn khí nhỏ trong phổi. Khi những ống này bị viêm, chúng trở nên phù nề ... [xem thêm]

Giúp con xóa bỏ ác cảm về bệnh viện

(38)
Đưa con bị ốm đến bệnh viện cũng không phải là việc dễ dàng. Một số bé chỉ cần nhìn thấy kim tiêm và ống nghe của bác sĩ là co rúm lại. Cũng giống ... [xem thêm]

Đặc tính của con hư

(39)
Đặc tính con hư Làm “vua” hằng ngày. Trưởng thành giả tạo. Luôn đổ lỗi chi người khác. Thường được cha mẹ đánh giá cao. Được cha mẹ thỏa mãn mọi ... [xem thêm]

Uống thuốc – Mối tình đầu ngọt ngào hay đau khổ?

(95)
Nếu ai đã từng trị bệnh cho con nít thì sẽ hiểu nỗi niềm cho con uống thuốc, cả nhà cùng vật lộn để con được uống thuốc, rồi nó phun phèo phèo, khóc ... [xem thêm]

Viêm mũi dị ứng hay cảm lạnh?

(10)
Con tôi bị hắt hơi, sổ mũi kéo dài. Làm sao có thể biết được cháu bị viêm mũi dị ứng hay chỉ là chứng cảm lạnh? Đó là câu hỏi thường gặp của phụ ... [xem thêm]

Sốt phát ban ở trẻ em

(45)
Sốt phát ban ở trẻ em Sốt phát ban do nhiều loại vi rút gây ra, trong đó có thề là rubella hay sởi nhưng sởi mà có tiêm phòng thì khó bị lắm. Nhiều trẻ 2 -3 ... [xem thêm]

Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị ho ở trẻ em

(53)
Ho là phản xạ có lợi cho cơ thể Bảo vệ khi có sự tấn công do hít các phân tử từ bên ngoài Giới hạn việc xâm nhập đột ngột của các dị vật Tham gia ... [xem thêm]

Bạch cầu máu cao

(32)
Bạch cầu máu cao Nhiều phụ huynh làm xét nghiệm thấy bạch cầu cao, chỉ số trong tờ kết đậm hơn, tự vào mạng tìm nguyên nhân thấy có bệnh bạch cầu (ung ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN