HIV và phụ nữ

(3.71) - 38 đánh giá

Sự nhiễm vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) xảy ra như thế nào?

Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) xâm nhập vào dòng máu thông qua một vài chất dịch của cơ thể, thường là máu hoặc tinh dịch. Khi đã vào được trong máu, vi-rút xâm lấn và giết chết bạch cầu của hệ miễn dịch (còn gọi là tế bào CD4). Khi các tế bào này bị phá hủy thì khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể suy giảm. Số lượng bạch cầu thường giảm ở những bệnh nhân nhiễm HIV nặng.

HIV lây lan như thế nào?

Hình 1: HIV thường lây nhiễm qua các con đường

HIV lây lan qua tiếp xúc với một số loại dịch cơ thể của người bệnh. Sự tiếp xúc này có thể xảy ra trong quá trình quan hệ tình dục hoặc dùng chung kim tiêm để tiêm chích ma túy. Một phụ nữ đang mang thai bị nhiễm HIV có thể truyền vi-rút sang con. Phụ nữ nhiễm HIV cho con bú cũng có thể truyền vi-rút sang con. Một khi ai đó bị nhiễm bệnh, người đó sẽ luôn luôn mang vi-rút và có thể lây cho người khác.

HIV không thể lây lan qua tiếp xúc thông thường với người và đồ vật. Vi-rút không thể xâm nhập qua da lành.

Điều gì xảy ra sau khi một người bị nhiễm HIV?

Hình 2: Mệt mỏi đổ mồ hôi đêm là triệu chứng nhiễm HIV

HIV gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Một người bị nhiễm HIV không bị AIDS ngay lập tức. Virus tấn công hệ thống miễn dịch theo thời gian. Một thời gian ngắn sau khi nhiễm bệnh, một số người sẽ mắc các bệnh trong thời gian ngắn như bệnh cúm. Khi hệ thống miễn dịch trở nên yếu hơn, người nhiễm HIV có thể giảm cân, mệt mỏi, và sốt.

Giai đoạn nhiễm vi-rút được gọi là AIDS khi người nhiễm có các biểu hiện hoặc triệu chứng cho thấy hệ thống miễn dịch suy yếu hay khi số lượng tế bào CD4 của người bệnh giảm xuống dưới một mức nhất định.

Tôi có thể được xét nghiệm HIV như thế nào?

Hình 3: Xét nhiệm HIV

Một xét nghiệm đơn giản tìm kháng thể HIV trong máu có thể cho biết liệu bạn có nhiễm HIV không. Cần chú ý xét nghiệm này không phải là xét nghiệm AIDS, nó không cho biết liệu bạn có đang hay sẽ mắc AIDS hay không.

Có một số loại xét nghiệm HIV. Xét nghiệm sàng lọc nhanh chóng cho kết quả rất nhanh (trong khoảng 20 phút). Các loại xét nghiệm sàng lọc khác thì thường cho kết quả sau 2 tuần. Bất kể dùng loại xét nghiệm nào, nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì cần tiến hành thêm các loại xét nghiệm khác để xác nhận kết quả.

Những đối tượng nào cần được kiểm tra nhiễm HIV?

Phụ nữ và nam giới trong độ tuổi từ 19-64 nên được xét nghiệm HIV. Ở các nhóm tuổi khác cũng có thể cần phải được kiểm tra, tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ. Xét nghiệm HIV đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai ngay cả khi họ không nghĩ rằng họ có thể bị nhiễm, đây là một phần của chăm sóc tiền sản. Bạn có thể được tư vấn trước khi xét nghiệm hoặc sau khi nhận được kết quả hoặc cả trước và sau khi có kết quả xét nghiệm.

Có cách nào để điều trị nhiễm HIV không?

Không có vắc-xin chủng ngừa lây nhiễm HIV và không có cách chữa AIDS. Tuy nhiên, có một số loại thuốc chống các nhiễm trùng liên quan do HIV và giúp bảo vệ hệ miễn dịch. Trong hầu hết các trường hợp nhiễm HIV đều cần sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc. Bác sĩ chăm sóc sức khỏe sẽ tư vấn cho bạn để xác định những loại thuốc bạn nên dùng, khi nào bạn nên dùng và dùng mỗi loại bao nhiêu là đủ. Sử dụng thuốc chính xác như những gì bác sĩ kê đơn là rất quan trọng, có thể giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.

Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa lây nhiễm HIV?

Hình 4: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục

Cách tốt nhất để giúp ngăn ngừa sự lây lan của HIV trong quan hệ tình dục là sử dụng bao cao su. Bao cao su làm từ da tự nhiên hoặc da cừu không giúp ngăn ngừa nhiễm HIV. Khi sử dụng đúng cách, bao cao su có thể giúp làm giảm nguy lây nhiễm HIV từ bạn tình. Để có thể bảo vệ tốt nhất, bạn nên sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục.

Trước khi bắt đầu quan hệ tình dục, bạn và bạn tình có thể muốn kiểm tra về người kia, hãy hỏi về quá khứ quan hệ tình dục của bạn tình và người đó đã từng sử dụng ma túy hay chưa.

Nếu bạn đang sử dụng ma tuý, hãy nhờ các sự giúp đỡ và nỗ lực bản thân để cai thuốc. Nếu bạn không thể dừng lại và tiếp tục sử dụng ma túy thì không được dùng chung kim tiêm. Nếu dùng chung kim tiêm, máu nhiễm HIV còn sót lại trong kim tiêm có thể đi vào cơ thể bạn hoặc người dùng chung kim tiêm với bạn. Hãy luôn chắc chắn rằng kim tiêm còn sạch trước khi dùng. Kim tiêm nên được làm sạch sau mỗi lần sử dụng với chất tẩy rửa và nước.

Chú giải

  • Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS): Một nhóm các dấu hiệu và triệu chứng, thường là nhiễm khuẩn nặng, xảy ra ở người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương do nhiễm vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
  • Kháng thể: là các protein trong máu được sản xuất để chống lại các chất lạ như vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng.
  • Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV): Là một loại virus tấn công một số tế bào nhất định của hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây bệnh AIDS.
  • Hệ thống miễn dịch: hệ thống phòng vệ tự nhiên của cơ thể chống lại các chất lạ và sinh vật xâm lấn có thể gây bệnh.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/~/media/For%20Patients/faq082.ashx

Biên dịch - Hiệu đính

Thái Khoa Bảo Châu - PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài 32 – Em bé nhỏ và em bé to

(69)
Một em bé chào đời đủ ngày đủ tháng, cân nặng đạt chuẩn có lẽ là mong ước hàng đầu của mọi bà mẹ. Và…cuộc sống chưa bao giờ suôn sẻ cho tất ... [xem thêm]

Bài 50 – Các xét nghiệm cần thực hiện trong thai kỳ

(93)
Xét nghiệm là một phần quan trọng của việc theo dõi thai kỳ. Mình ngại nhất là gặp các bà mẹ ở hai thái cực trái ngược: Một là, “xét nghiệm hết cho ... [xem thêm]

Vai trò của Magnesium trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai

(82)
Vì sao phụ nữ có thai cần bổ sung Magnesium? Nhu cầu Magnesium tăng lên khi mang thai. Magnesium là một khoáng chất thiết yếu và có nhiều chức năng khác nhau trong ... [xem thêm]

U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) là gì? Nó ảnh hưởng tới việc mang thai không?

(75)
Nhân xơ tử cung là gì? Hay còn gọi là u xơ tử cung, là một dạng u xơ xuất phát từ cơ tử cung. Đây là u lành tính (không phải ung thư). Một bệnh nhân có thể ... [xem thêm]

Chẩn đoán sẩy thai

(90)
Nếu thai phụ đến gặp bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ sản khoa vì lí do xuất huyết âm đạo hoặc những triệu chứng của sẩy thai thì thai phụ sẽ được ... [xem thêm]

Sa niệu dục – điều trị sa niệu dục

(67)
Sa niệu dục xảy ra do tình trạng suy yếu của hệ thống cơ-dây chằng nâng đỡ các cơ quan trong khung xương chậu (vùng chậu) của người phụ nữ. Kết quả là ... [xem thêm]

Rối loạn di truyền

(39)
Gen là gì? Gen là một đơn vị vật chất di truyền nhỏ bé được gọi là DNA, điều khiển một số khía cạnh của cấu tạo vật chất con người hay một quá ... [xem thêm]

Bài 39 – Những điều cần biết về sốt xuất huyết khi có thai

(62)
Năm nào cũng thấy báo động dịch sốt xuất huyết, và với nhân viên y tế đó thật sự là nỗi ám ảnh. Bởi vì trước một bệnh nhân sốt xuất huyết, không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN