Trẻ chưa biết nói luôn tìm cách để truyền tải ý muốn của chúng cho bố mẹ biết. Để giúp bố mẹ hiểu con hơn, ngôn ngữ ký hiệu của bé ra đời và mang lại nhiều lợi ích.
Ở tháng thứ 3, bạn có thể bắt đầu dạy ngôn ngữ ký hiệu cho bé. Những bé được tiếp xúc với ngôn ngữ ký hiệu sẽ có vốn từ vựng phong phú hơn và biểu cảm đa dạng hơn những bé không được học. Bên cạnh đó, ngôn ngữ ký hiệu cũng giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con cái và thắt chặt tình cảm giữa bố mẹ và con.
Ngôn ngữ ký hiệu của trẻ là gì?
Ngôn ngữ ký hiệu của trẻ là phương tiện giúp trẻ chưa biết nói giao tiếp với bố mẹ hay người chăm sóc. Thông thường, bé sẽ bắt đầu truyền đạt thông điệp cho bố mẹ những gì bé cần, những gì bé nghĩ và cảm giác của bé sau 7 tháng. Ngôn ngữ ký hiệu còn là nền tảng để bé xây dựng vốn từ vựng của mình sau này.
Khi nào nên dạy bé ngôn ngữ ký hiệu?
Bé nên học ngôn ngữ ký hiệu trước khi biết nói, nên bạn có thể bắt đầu dạy khi thấy bé có nhu cầu giao tiếp.
Một số bé bắt đầu học khi được sáu tháng tuổi. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bé vẫn chưa kiểm soát được nhiều các cử động tay. Bạn có thể bắt đầu dạy ngôn ngữ ký hiệu cho bé khi nghĩ bé đã sẵn sàng,
Giao tiếp giữa mẹ và bé sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bé biết cách bày tỏ những mong muốn của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nói chuyện khi dạy bé ngôn ngữ ký hiệu để giúp bé dễ dàng liên tưởng.
Thế nào là ngôn ngữ ký hiệu của bé?
- Ngôn ngữ cử chỉ là cách để con người ta giao tiếp với nhau. Trẻ nhỏ đủ thông minh để hiểu những cử chỉ này và sử dụng chúng để giao tiếp. Thực tế, nhiều khi bạn sẽ thấy bé vẫy tay để chào tạm biệt hoặc giơ tay lên để yêu cầu mẹ bế. Đó chính là ngôn ngữ ký hiệu của bé.
- Khả năng hiểu ngôn ngữ ký hiệu phát triển nhanh hơn khả năng nói. Vì vậy, các bé thường sử dụng các ký hiệu để truyền đạt những gì bé muốn.
- Dù việc dạy ký hiệu cho bé thường gặp rất nhiều khó khăn nhưng nếu bố mẹ kiên nhẫn, mọi việc sẽ thành công.
Cách dạy ngôn ngữ ký hiệu cho bé
Khi dạy ngôn ngữ ký hiệu cho bé, bạn nên lặp lại các ký hiệu nhiều lần. Khi bé đã học được các ký hiệu đầu tiên, bạn hãy dạy thêm cho bé. Bên cạnh đó, bạn có thể bắt đầu bằng những ký hiệu thường xuyên sử dụng để gợi lên sự quan tâm của bé.
Ký hiệu về gia đình
Những ký hiệu đề cập tới những người quan trọng trong cuộc sống của bé sẽ là điều mà bé yêu thích.
Đây là từ đầu tiên mà bạn nên dạy bé vì mẹ là người gần gũi với bé nhất. Để dạy bé gọi mẹ, bạn xòe bàn tay, di chuyển bàn tay đến gần mặt mình, gõ ngón cái vào vị trí cằm. Trong khi thực hiện động tác này, bạn nói: “Đây là mẹ”. Khi bé la lên theo bạn, hãy lặp lại hành động này nhé. Dần dần, bé sẽ quen và nhớ được ký hiệu này.
Ba là người có vị trí quan trọng thứ hai trong cuộc sống của bé. Để dạy bé gọi ba, bạn cũng xòe bàn tay, di chuyển bàn tay đến gần mặt, gõ nhẹ ngón cái vào trán. Trong khi thực hiện động tác này, bạn nói: “Đây là ba”.
Ký hiệu của bà tương tự như mẹ, nhưng bạn thực hiện hai lần.
Ký hiệu của từ ông cũng tương tự như ba, nhưng bạn thực hiện hai lần.
Nếu nhà có nuôi thú cưng, bé sẽ bị thu hút bởi những con vật này. Bạn hãy dạy cho bé những ký hiệu để tạo mối quan hệ cho bé với những con vật nuôi xinh xắn nhé.
Vỗ nhẹ đùi để ra dấu cho từ “chó”. Đây là một ký hiệu rất tự nhiên cho nên rất dễ ghi nhớ.
Để dạy bé ký hiệu từ “mèo”, bạn kẹp ngón cái và ngón trỏ ở hai bàn tay, vuốt má như mèo vuốt râu và giữ thẳng các ngón tay còn lại.
Ký hiệu món ăn
Dạy cho bé một số ký hiệu liên quan đến món ăn, nhờ đó, bạn sẽ biết khi nào bé đói.
Sữa là thức ăn đầu tiên của bé. Có 2 ký hiệu để báo hiệu sữa mẹ và sữa bình.
- Nếu muốn nói từ sữa mẹ, bạn chỉ tay ngay ngực và nói “sữa”.
- Nếu muốn nói sữa bình, bạn nắm bàn tay lại, làm dấu giống như bạn đang cầm cái bình, sau đó nói: “sữa”.
Đây là một ký hiệu khá đơn giản. Bạn hãy đưa tay lên miệng giả bộ như đang ăn. Gõ nhẹ ngón tay lên môi và nói từ “ăn” nhé.
Để dạy bé truyền đạt mong muốn “nhiều hơn” như bú hay ăn nhiều hơn, bạn hãy gõ nhẹ đầu ngón tay lại với nhau. Đây là một ký hiệu rất hữu ích, thường được sử dụng nhiều trong cuộc sống.
Để làm ký hiệu này, bạn xòe và lắc 2 bàn tay qua lại. Bé dùng ký hiệu này để báo cho mẹ biết bé đã ăn xong, không muốn ăn thêm nữa.
Ký hiệu vệ sinh cá nhân
Những điều cần lưu lý
Ngôn ngữ ký hiệu rất thú vị, nhưng bé lại có những phản ứng khiến mẹ lo lắng. Đừng quá lo, khi dạy ngôn ngữ ký hiệu cho bé, bạn hãy lưu ý một vài điều sau:
- Vui vẻ: Ngôn ngữ cử chỉ là ngôn ngữ trực quan sinh động. Hãy để việc ra dấu trở thành việc mà cả mẹ và bé đều thấy vui vẻ, thú vị.
- Kiên nhẫn: Bạn hãy lặp đi lặp lại các dấu hiệu này mỗi ngày cho đến khi bé nhớ. Điều quan trọng là bạn cần phải kiên nhẫn vì quá trình học tương đối chậm tùy thuộc vào mỗi đứa trẻ.
- Khuyến khích: Khi bắt đầu ra dấu, bé sẽ không ra dấu chính xác 100%. Hãy khen ngợi nỗ lực của bé và tặng bé một phần thưởng như một cái hôn, một câu chuyện trước khi đi ngủ hoặc món ăn vặt mà bé thích.
- Kết hợp lời nói và cử chỉ: Bạn hãy vừa ra dấu vừa nói chuyện để tạo kết nối giữa từ và dấu hiệu đó nhanh hơn.
- Đừng kỳ vọng quá cao: Bạn có thể bắt đầu dạy bé ra dấu ở độ tuổi nào cũng được. Tuy nhiên, hầu hết các bé đều không thể ra dấu trước 8 tháng.
- Ký hiệu đơn giản: Bạn hãy bắt đầu bằng các ký hiệu mô tả những hoạt động thường xuyên nhất như ăn, uống, ngủ… Ngoài ra, khuyến khích bé thực hiện những ký hiệu có ý nghĩa.
- Tương tác: Đặt bé nằm trong lòng mẹ, sử dụng bàn tay để ra dấu khi giao tiếp với bé. Ngoài ra, bạn cũng dạy cho bé cách ra dấu khi muốn tắm, thay tã…
- Bình tĩnh: Bạn đừng nóng giận khi bé ra dấu sai. Mục đích chính của việc học ký hiệu là để tăng sự tương tác giữa mẹ và bé chứ không phải để bé ra dấu giỏi.
Các công cụ giúp bé học ngôn ngữ ký hiệu
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dụng cụ để hỗ trợ mẹ dạy ngôn ngữ ký hiệu cho bé.
- DVD giúp bé tập trung hơn thông qua hình ảnh, câu chuyện và cử chỉ.
- Flash Cards cũng là một dụng cụ khá bổ ích. Ngoài việc học ngôn ngữ ký hiệu, mẹ còn có thể dạy bé các lĩnh vực khác như thực vật, động vật…
- Những hướng dẫn hữu ích để giúp mẹ dạy ngôn ngữ ký hiệu tốt hơn.
- Từ điển ký hiệu: đây là thứ giúp mẹ và bé ra dấu đúng.
- Poster treo tường cũng tạo ra những hình ảnh trực quan để thu hút sự chú ý của bé.
Đây là một số cách dạy bé về ngôn ngữ ký hiệu. Tuy nhiên, ngoài cách này, bạn cũng có thể sáng tạo ra phương pháp học tập khác để đem đến sự vui vẻ cho cả mẹ và bé.
Lợi ích của ngôn ngữ ký hiệu
Giao tiếp trước khi biết nói
Khi mẹ và bé không hiểu nhau, điều này sẽ rất phiền phức. Ngôn ngữ ký hiệu là phương tiện để giúp mẹ và bé hiểu nhau hơn trước khi bé biết nói. Khả năng hiểu ký hiệu thường phát triển khi bé chín tháng tuổi và hiểu từ ngữ khi bé một tuổi.
Từ vựng phong phú
Ký hiệu sẽ giúp bé học nói dễ dàng hơn cũng như có vốn từ vựng phong phú hơn. Bình thường, những bé 18 tháng tuổi sẽ nói được 10 từ, trong khi những bé học ngôn ngữ ký hiệu sẽ nói được 20 từ.
Không còn cáu gắt
Đa số các bé đều cáu kỉnh vì không thể diễn tả được nhu cầu của mình. Khi bé học cách ra dấu, bạn sẽ thấy bé không còn cáu kỉnh như trước vì giờ đây, bé có thể giao tiếp dễ dàng hơn.
Tăng sự tự tin
Ngôn ngữ ký hiệu giúp bé tự tin hơn vì bé bày tỏ được những gì bé muốn. Ví dụ, nếu bé muốn ăn bánh, bé sẽ ra dấu và bạn hiểu, bé sẽ tự tin hơn để ra dấu một lần nữa.
Giúp bé hứng thú hơn với sách
Khi mẹ cho bé đọc sách bằng cách ra dấu, mẹ và bé sẽ tương tác nhiều hơn. Điều này làm bé hứng thú với việc đọc sách và dần dần, bé sẽ thích thú với việc đọc sách hơn.
Thông minh
Những bé học ngôn ngữ ký hiệu có kỹ năng đọc và viết tốt hơn, có chỉ số IQ cao hơn so với những bé không học ngôn ngữ ký hiệu.
Thắt chặt tình cảm giữa bố mẹ và bé
Dạy ngôn ngữ ký hiệu sẽ giúp bố mẹ gắn kết với bé nhiều hơn. Khi dạy bé ngôn ngữ ký hiệu, bạn sẽ có nhiều thời gian để tương tác, nói chuyện với bé. Điều này sẽ làm cho mối quan hệ của bố mẹ và bé trở nên thân mật hơn.
Ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ đã được áp dụng nhiều và những lợi ích mà nó mang lại đã được công nhận. Ngôn ngữ ký hiệu giúp bố mẹ có thể hiểu trẻ hơn, biết được trẻ muốn gì và đồng thời cũng giúp trẻ có thể truyền tải những điều bé muốn.