6 hiểu lầm về mụn trứng cá mà ai cũng từng tin

(4.3) - 51 đánh giá

Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà bấy lâu nay chúng ta vẫn luôn tin tưởng hóa ra chỉ là những quan niệm sai lầm. Hãy cùng Chúng tôi vén bức màn bí ẩn này để khám phá sự thật về nguyên nhân gây ra mụn và hóa giải những hiểu lầm về mụn trứng cá mà bấy lâu nay chúng ta vẫn luôn tin là thật.

Hiểu lầm 1: Mụn trứng cá xuất hiện vì bạn không rửa mặt

Mụn không gây ra bởi vấn đề thiếu vệ sinh. Thay vào đó, đó là do sự rối loạn của các nang lông và tuyến bã nhờn.

Dầu thừa, tế bào da chết và vi khuẩn bị mắc kẹt ở các lỗ chân lông, gây nên sự bít tắc ở khu vực này. Khi các nang lông này này bị phá vỡ, lỗ chân lông sẽ bị viêm nhiễm và mụn trứng cá xuất hiện.

Do đó, không làm sạch da không phải là nguyên nhân gây ra mụn và việc rửa mặt thường xuyên cũng không làm tình trạng mụn thuyên giảm. Thực tế, rửa mặt quá nhiều sẽ khiến da bị kích ứng và làm mụn thêm trầm trọng.

Hiểu lầm 2: Ăn nhiều chocolate, pizza và khoai tây chiên gây ra mụn trứng cá

Hiện tại, chưa có bất cứ chứng minh nào chỉ ra sự liên quan giữa việc tiệu thụ nhiều thức ăn nhanh và mụn. Mặc dù những món ăn này không tốt cho sức khỏe nhưng chúng không phải là nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá.

Vi khuẩn có nhiều sự liên quan đến mụn hơn là chế độ ăn uống. Tác nhân chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện của mụn trứng cá chính là vi khuẩn P. acnes (Propionibacterium acnes).

Loại vi khuẩn này thường được tìm thấy ở nang lông của mọi loại da. Khi số lượng vi khuẩn P. acnes tăng vượt mức kiểm soát, chúng có thể gây ra sưng đỏ, viêm và hình thành mủ.

Mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra được mối liên quan giữa thực phẩm và mụn trứng cá nhưng chưa có bằng chứng nào về các loại thực phẩm nhất định sẽ gây ra mụn. Vì vậy, hãy tận hưởng việc ăn uống và đừng lo nghĩ về những điều chúng sẽ gây ra cho da bạn.

Hiểu lầm 3: Mụn đầu đen do bụi bẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông gây ra

Đây là một trong những hiểu lầm về mụn trứng cá thường gặp nhất. Nhưng sự thật là: Phần đầu màu đen của mụn không phải là chất bẩn.

Mụn đầu đen (hay còn gọi là mụn trứng cá hở) sinh ra do sự tích tụ của các tế bào da chết và bã nhờn nằm sâu trong các lỗ chân lông. Đầu của loại mụn này không được che phủ bởi lớp biểu bì, do đó chúng bị oxy hóa và dần dần biến thành màu đen hoặc nâu.

Vì vậy, không thể rửa sạch mụn đầu đen. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các sản phẩm trị mụn, tẩy da chết chứa salicylic acid hoặc các loại thuốc kê đơn như retinoid bôi ngoài da. Những sản phẩm này sẽ loại bỏ mụn và ngăn ngừa sự xuất hiện của chúng trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng dụng cụ để lấy mụn đầu đen một cách an toàn.

Hiểu lầm 4: Thủ dâm hoặc quan hệ tình dục làm mụn trứng cá xuất hiện

Lời đồn này do các bậc phụ huynh dựng lên để ngăn con cái không quan hệ tình dục khi chưa đủ tuổi. Thủ dâm không gây ra mụn, quan hệ tình dục cũng vậy.

Quan hệ tình dục và sự phát triển của mụn hoàn toàn không có bất cứ mối liên quan nào. Điều này cũng có nghĩa rằng việc sinh hoạt tình dục cũng không có khả năng trị mụn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cực khoái có một số tác động nhất định và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp ở phụ nữ.

Hiểu lầm 5: Mụn có thể lây từ người này sang người kia

Mụn không phải là bệnh truyền nhiễm. Bạn không thể bị lây nhiễm mụn bởi hành động bắt tay, chạm nhau hay thậm chí là hôn người bị mụn.

Mụn do 3 nguyên nhân chính gây ra: da chết, dầu thừa và vi khuẩn P. acnes. Khi tất cả các yếu tố xuất hiện cùng lúc, mụn sẽ phát triển.

Không một nguyên nhân nào ở trên có thể lây nhiễm từ người sang người. Vì vậy đừng lo lắng. Bạn không thể bị lây mụn từ người bạn thân và bạn cũng không thể lây mụn cho người khác.

Hiểu lầm 6: Mụn trứng cá chỉ xuất hiện ở thiếu niên

Chắc hẳn khi còn ở độ tuổi teen, nhiều người vẫn thường tin rằng: Mụn sẽ biến mất khi ta lớn lên. Tuy nhiên, khi bước vào độ tuổi trưởng thành, nhiều người đã vỡ mộng khi biết được rằng họ vẫn phải đối mặt với mụn và những hiểu lầm về mụn trứng cá năm xưa khiến nhiều người bị sốc.

Mụn trứng cá ở người đã qua độ tuổi dậy thì được gọi là mụn trưởng thành. Chúng được chia làm 2 loại:

Mụn trứng cá thứ phát: Thường xuất hiện sau 25 tuổi mặc dù trước đó người này vẫn chưa hề bị mụn.

Mụn trứng cá nguyên phát: Mụn từ tuổi dậy thì kéo dài cho đến khi trưởng thành.

Ở tuổi dậy thì, sự thay đổi lượng nội tiết tố làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến da dễ bị mụn. Đối với người bước vào tuổi trưởng thành, nguyên nhân gây mụn trứng cá xuất phát từ rất nhiều thứ, điển hình là:

♦ Vệ sinh da mặt không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm làm tổn thương da.

♦ Căng thẳng, áp lực từ cuộc sống, lối sống không lành mạnh… có thể làm tình trạng mụn của bạn nặng hơn.

♦ Thay đổi nội tiết trước kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, sử dụng thuốc ngừa thai… cũng tăng nguy cơ mụn trứng cá.

♦ Các tác nhân môi trường như: khói, bụi, nhiệt độ, hóa chất…

♦ Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân có thể kể đến.

Do nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người trưởng thành rất phong phú, cũng như có nhiều khác biệt về hình thái mụn, nên việc điều trị mụn ở người trưởng thành rất khó khăn. Ở độ tuổi này, bạn nên tìm hiểu các thông tin về tình trạng da của bản thân, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nguồn tin cậy để tìm cho mình phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Làn da bị mụn trứng cá rất cần được quan tâm và điều trị một cách phù hợp. Tìm hiểu những kiến thức về tình trạng da luôn là ưu tiên hàng đầu trong việc làm đẹp. Tuy nhiên, thông tin cần phải chính xác thì việc điều trị mụn mới có hiệu quả. Do đó, bạn cần cập nhật thông tin có chọn lọc để tránh gặp phải những hiểu lầm về mụn trứng cá không đáng có, gây ảnh hưởng xấu đến làn da yêu.

Thảo My/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 điều kinh ngạc về chuyện ấy có thể bạn chưa biết

(35)
Bạn có biết âm vật và dương vật có nhiều điểm tương đồng hay cực khoái có thể khiến bạn hành kinh ngay tức thì? Còn rất nhiều điều bất ngờ về ... [xem thêm]

Concha bullosa là gì và khi nào cần phải phẫu thuật loại bỏ nó đi?

(56)
Concha bullosa là gì? Đây là thắc mắc phổ biến của những người được bác sĩ chẩn đoán vì tên của nó nghe khá lạ. Bạn có thể sống chung với concha bullosa ... [xem thêm]

Phát ban ở trẻ em: Bố mẹ đừng phát hoảng

(88)
Đột nhiên trên làn da của bé nhà bạn nổi những nốt ban hồng hoặc đỏ, ngứa nên làm con gãi liên tục, thậm chí kêu khóc. Phát ban ở trẻ đa phần chúng ... [xem thêm]

Chi tiết về phương pháp nâng cơ mặt bằng chỉ

(60)
Công nghệ nâng cơ mặt bằng chỉ là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật để quay lại vẻ đẹp ... [xem thêm]

Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em và vị thành niên

(10)
Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em đã trở nên phổ biến do sự bùng phát của béo phì, bệnh đặc trưng bởi việc cơ thể không đáp ứng với insulin.Tiểu đường ... [xem thêm]

Sự cần thiết của xét nghiệm tripple test trong thai kỳ

(95)
Bố mẹ nào cũng mong thiên thần nhỏ sẽ chào đời trong tình trạng sức khỏe ổn định nhất. Do vậy, trong thời gian mang thai, bạn sẽ cần làm khá nhiều xét ... [xem thêm]

Trẻ bị tim bẩm sinh cần chế độ chăm sóc đặc biệt

(42)
Trẻ em nên được chăm sóc về y tế thường xuyên, đặc biệt là những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ tim mạch nhi khoa thường sẽ yêu cầu các bác sĩ nhi ... [xem thêm]

Gây mê có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

(22)
Ai cũng có thể trải qua các ca phẫu thuật hoặc thủ thuật y khoa cần dùng đến phương pháp gây mê vì nó giúp việc phẫu thuật diễn ra thuận tiện hơn. Đối ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN