Giúp mẹ bầu vượt qua khó chịu do viêm họng khi mang thai

(3.53) - 77 đánh giá

Viêm họng là bệnh khá phổ biến và bạn có thể dễ dàng vượt qua. Tuy nhiên, nếu bị viêm họng khi mang thai, bạn dùng thuốc phải hết sức cẩn thận.

Viêm họng là bệnh mà niêm mạc hầu và họng bị viêm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do virus cảm lạnh hoặc cúm gây ra, đôi khi cũng có thể là do nhiễm khuẩn. Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể có thể dẫn đến đau họng cùng với các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc nhức đầu. Viêm họng không phải là một bệnh quá nghiêm trọng trong thai kỳ và thường nó sẽ biến mất sau 7 ngày.

Các triệu chứng của đau họng khi mang thai

Một số triệu chứng thường gặp:

  • Cổ họng sưng đỏ
  • Khó nuốt
  • Thường xuyên đau ở cổ họng
  • Sốt
  • Đau tai
  • Amidan sưng đỏ
  • Khàn tiếng

Có thể bạn sẽ không gặp phải tất cả các triệu chứng này cùng một lúc. Hãy đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 7 ngày.

Nguyên nhân gây viêm họng khi mang thai

Biết được lý do gây viêm họng, bạn có thể tránh được tình trạng này. Nguyên nhân gây viêm họng chủ yếu là:

  • Trào ngược axít
  • Dị ứng với bụi hoặc phấn hoa
  • Cơ bị căng (do nói chuyện to, nói chuyện liên tục mà không nghỉ ngơi)
  • Do hóa chất hoặc chất gây ô nhiễm
  • Nhiễm nấm
  • Nhiễm trùng cổ họng lây lan qua ho hoặc hắt hơi
  • Viêm xoang.

Viêm họng do liên cầu khuẩn

Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn là một chứng viêm họng nghiêm trọng do vi khuẩn streptococcus nhóm A gây ra. Chúng rất dễ lây lan. Một số triệu chứng của bệnh này là:

  • Ớn lạnh
  • Cổ họng sưng đỏ
  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Chán ăn
  • Sưng amidan
  • Đau bụng
  • Phát ban.

Cách giảm các triệu chứng viêm họng trong thai kỳ

Những lời khuyên đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giảm viêm họng trong thời gian mang thai:

  • Tránh đồ uống có ga và nước lạnh khi bị viêm họng bởi những thức uống này có thể khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng thêm.
  • Uống nhiều nước để làm mát cơ thể.
  • Tránh thức ăn nhanh và những loại thực phẩm chế biến, đặc biệt là những món ăn có nhiều màu nhân tạo và chất bảo quản.
  • Uống các loại trà thảo dược như trà chanh hoặc trà xanh để giảm cảm giác đau rát ở cổ họng.
  • Xông hơi giúp giảm nghẹt mũi và đau rát cổ họng.
  • Súc miệng bằng nước muối ít nhất ba lần một ngày vì muối có đặc tính kháng khuẩn. Bạn cũng có thể thêm một ít bột nghệ vào nước muối vì nghệ có tính chất chống viêm và sát trùng tự nhiên.
  • Duy trì một chế độ ăn lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Không dùng chung những vật dụng cá nhân, khăn tắm hoặc ly với người bị viêm họng vì bạn có thể bị lây.
  • Đừng nói quá nhiều, hãy để cổ họng của bạn được nghỉ ngơi.
  • Rửa tay sau khi hắt hơi hoặc ho. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm.
  • Tránh hút thuốc lá vì nó có thể làm tình trạng này trở nên xấu đi.

Biện pháp điều trị viêm họng tại nhà

1. Nước chanh mật ong

Mật ong giúp làm dịu cổ họng. Còn chanh giúp chống lại vi khuẩn và làm sạch chất nhầy.

Thực hiện: Đun sôi một tách nước, thêm một ít mật ong và chanh, để nguội và uống.

2. Xông hơi

Xông hơi giúp làm mát cổ họng và giảm cảm giác đau rát khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một chiếc máy làm ẩm để giữ ẩm không khí trong nhà.

Thực hiện: Đun một nồi nước sôi và xông trong khoảng 25 – 30 phút.

3. Súc miệng bằng nước muối

Đây là một trong những biện pháp điều trị tại nhà an toàn nhất . Nước muối giúp làm dịu cổ họng và giảm cảm giác đau rát.

Thực hiện: Cho một thìa cà phê muối vào 250ml nước ấm. Khuấy đều để muối tan và súc miệng mỗi giờ 1 lần để làm dịu cơn đau họng.

4. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Trong đó, trà giúp giảm đau tự nhiên, có đặc tính kháng khuẩn, giúp giảm các triệu chứng viêm và hạ hỏa.

Thực hiện: Đun sôi một tách nước. Cho một túi trà hoa cúc vào và để khoảng 5 phút. Lấy túi trà ra, cho một ít mật ong vào và thưởng thức.

5. Trà gừng

Gừng có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn. Do đó, nó giúp điều trị viêm họng.

Thực hiện: Đun sôi một ít nước và cho thêm vào đó vài lát gừng đã bóc vỏ. Ngâm khoảng 5 phút, sau đó thêm mật ong và uống. Bạn cũng có thể cho thêm một ít bạc hà tươi để làm tăng hương vị của thức uống này.

Nếu tình trạng đau họng đã trở nên nghiêm trọng và các biện pháp điều trị tự nhiên này không hiệu quả, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc.

Một số loại thuốc điều trị viêm họng

Nếu tình trạng viêm họng kéo dài liên tục, bạn nên đến bác sĩ để khám. Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc để điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm họng, nhưng bạn không nên tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ.

  • Cepacol: Dạng xịt
  • Sucrets: Dạng viên
  • Chloraseptic (không dùng quá 2 ngày): Dạng xịt hoặc dạng viên
  • Robitussin: Dạng viên
  • Vicks: Dạng viên

Một số loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị chứng viêm họng liên cầu khuẩn:

  • Cephalexin – An toàn cho bà bầu
  • Penicillin – An toàn cho bà bầu
  • Amoxicillin – Chưa chắc an toàn cho bà bầu

Thuốc kháng sinh không được sử dụng để điều trị viêm họng do nhiễm virus. Bất kỳ sơ suất nào về liều lượng trong quá trình dùng thuốc cũng có thể khiến bệnh viêm họng quay trở lại. Do đó, tốt hơn hết, bạn nên sử dụng theo đúng lời khuyên của bác sĩ.

Một số thắc mắc về viêm họng liên cầu khuẩn

1. Viêm họng liên cầu khuẩn có nguy hiểm khi đang mang thai không?

Viêm họng do vi khuẩn streptococcus không gây nguy hiểm nếu bạn được điều trị kịp thời. Nếu bạn thấy mình có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy đến bác sĩ khám ngay nhé. Trường hợp bị nặng, chứng bệnh này có thể làm hư van tim và thận đấy.

2. Viêm họng liên cầu khuẩn và nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm B giống nhau không?

Đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Viêm họng liên cầu khuẩn là do vi khuẩn streptococcus nhóm A ở cổ họng gây ra, trong khi nhiễm trùng liên cầu khuẩn là do vi khuẩn streptococcus nhóm B ở vùng trực tràng và âm đạo gây ra. Vi khuẩn nhóm B có thể truyền từ mẹ sang con thông qua dịch màng ối.

Viêm họng không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng trong thời gian mang thai và nó cũng không gây hại cho bạn và bé. Tuy nhiên, viêm họng có thể làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của bạn. Dù vậy, hãy cố gắng ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Củ riềng: Người bạn thân cho sức khỏe

(85)
Bạn có biết củ riềng, một gia vị quen thuộc ở Việt Nam, lại có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe bên cạnh việc gia tăng hương vị cho ... [xem thêm]

Rong kinh (kinh nguyệt kéo dài)

(42)
Tìm hiểu chungRong kinh (kinh nguyệt kéo dài) là bệnh gì?Rong kinh là tình trạng xuất huyết quá nhiều trong chu kì kinh nguyệt hoặc kỳ kinh nguyệt kéo dài bất ... [xem thêm]

3 cách cải thiện trí nhớ trước khi bạn lớn tuổi

(65)
Suy giảm trí nhớ là một căn bệnh đáng sợ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà hầu hết mọi độ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Do đó, ... [xem thêm]

Vì sao nam giới cần đến 250 triệu tinh trùng để xuất tinh?

(67)
Nam giới xuất tinh cần đến khoảng 250 triệu tinh trùng cũng bởi vì sự cạnh tranh khốc liệt khiến chỉ có 1 tinh trùng chiến thắng để gặp được trứng.Quan ... [xem thêm]

9 dấu hiệu cảnh báo của đàn ông bạn nên tránh xa

(38)
Bạn có thể mong đợi người yêu sẽ luôn quan tâm và bảo vệ mình, tuy nhiên những cách biểu hiện tình cảm thái quá cũng có thể khiến bạn cảm thấy ngột ... [xem thêm]

Bạn biết gì về hen dị ứng?

(65)
Nếu bạn đã từng khó thở trong khoảng thời gian bị dị ứng, bạn có thể đã mắc phải hen suyễn. Hen dị ứng là bệnh hen do một phản ứng dị ứng gây nên. ... [xem thêm]

6 cách mặc đồ lót đảm bảo sức khỏe cho phái đẹp

(30)
Tất cả các cô gái đều nên biết 6 nguyên tắc mặc đồ lót đúng cách dưới đây để giúp bạn luôn khỏe mạnh và giữ vệ sinh cho vùng kín.Vào ngày 5/8/2003, ... [xem thêm]

Giãn mao mạch hình mạng nhện là gì?

(95)
Giãn mao mạch mạng nhện là tình trạng mạch máu ngoằn ngoèo và lan rộng như hình mạng nhện. Bệnh thường xuất hiện ở những người phải đứng lâu và tùy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN