Giãn phế quản

(4.02) - 76 đánh giá

Người dịch: Võ Phạm Minh Thư

Giãn phế quản là một vấn đề sức khoẻ phổi, thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh nhân biểu hiện ho khạc đàm nhầy mủ lượng nhiều hoặc ho ra máu tái diễn. Trong đa số trường hợp, bệnh là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng phổi nặng trước đó, ở một số bệnh nhân không tìm được nguyên nhân. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả để kiểm soát bệnh.

Điều gì xảy ra ở bệnh nhân giãn phế quản?

Khi bệnh nhân mắc bệnh giãn phế quản, đường dẫn khí trở nên giãn nở bất thường làm đường kính của các tiểu phế quản có thể tăng gấp 1.5 lần. Lòng phế quản gồ ghề, uốn vặn và chứa dịch, mủ. Thành phế quản bị phá huỷ và xơ hoá, xâm nhập nhiều tế bào viêm, giảm khả năng chống đỡ sự xâm nhập của vi khuẩn.

Nguyên nhân gây ra giãn phế quản?

Đa số bệnh nhân đã từng trãi qua các đợt nhiễm trùng như lao phổi, viêm phổi nặng; tắc mạch phổi; ho gà. Một số người bệnh có bất thường hệ thống miễn dịch như nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Vài trường hợp ít gặp do giảm khả năng làm sạch chất đàm nhớt trong phổi trong bệnh xơ nang, hội chứng Kartagener. Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt enzyme alpha-1 antitrypsin, hội chứng móng vàng hay bệnh phế quản phổi dị ứng do nấm Aspergillus cũng là nguyên nhân của giãn phế quản. Tuy nhiên, có đến 1/3 số bệnh nhân mắc giãn phế quản không thể xác định được nguyên nhân.

Bệnh giãn phế quản có phổ biến không?

Ở Việt Nam, chưa có thống kê chính thức trên toàn quốc về giãn phế quản, nhưng tần suất bệnh nhân dãn phế quản nhập viện tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai là 6% (Ngô Quý Châu). Tại khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ, số bệnh nhân giãn phế quản nhập viện vì đợt cấp chiếm khoảng 10% trong số bệnh nhân điều trị nội trú vì bệnh hô hấp (Võ Phạm Minh Thư). Tình trạng khởi phát và mức độ của bệnh tăng dần theo tuổi. Một số bệnh nhân có các bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tỉ lệ lớn đồng mắc với bệnh giãn phế quản. Phần lớn các số liệu cho thấy tính phổ biến và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này trong cộng đồng.

Bệnh giãn phế quản có biểu hiện như thế nào?

Biểu hiện của bệnh nhân là do sự tăng tiết đàm nhớt quá mức ở trong phổi của người bệnh. Bệnh nhân thường ho khạc đàm lượng nhiều, đàm mủ, có thể có khó thở nhẹ khi gắng sức, vận động mạnh. Những bệnh nhân này thường xuyên nhiễm trùng hô hấp do nhiễm trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa). Đặc biệt ở trẻ em có thể biểu hiện như bệnh hen phế quản khó kiểm soát bệnh hoặc tái diễn các đợt nhiễm trùng tai và phổi.

Phát hiện bệnh giãn phế quản bằng cách nào?

Bệnh giãn phế quản thường được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Bệnh cảnh chung của người bệnh thường biểu hiện bằng ho khạc đàm lượng nhiều, kéo dài. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ngực cho thấy sự giãn nở bất thường có thể có hoặc không kèm dày thành phế quản.

Điều trị bệnh giãn phế quản như thế nào?

Khi bệnh đã xuất hiện, các tổn thương phổi ít khả năng hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, một số biện pháp có thể giảm tình trạng nặng của bệnh như sau:

  • Người bệnh cần ngưng hút thuốc lá, tập thể dục hàng ngày
  • Áp dụng các kỹ thuật dẫn lưu đàm như tập vật lý trị liệu hô hấp. Bệnh nhân được hướng dẫn cách dẫn tự dẫn lưu theo tư thế cùng với kỹ thuật thở đặc biệt để tống xuất đàm.
  • Khí dung nước muối sinh lý sẽ làm loãng đàm và dễ khạc ra.
  • Khí dung thuốc giãn phế quản sẽ giúp dẫn lưu đàm.
  • Uống kháng sinh nhóm macrolide dài hạn (như Azithromycin) có thể dự phòng nhiễm trùng và điều tiết tình trạng viêm trong phổi.
  • Điều trị bệnh phổi nền như lao phổi hoặc xơ nang cũng làm giảm mức độ nặng của bệnh.
  • Hít hoặc khí dung steroids dường như không có lợi.
  • Nếu ổ giãn phế quản khu trú một phần, một bên phổi, có thể xem xét phẫu thuật.

Tiên lượng bệnh nhân giãn phế quản sẽ ra sao?

Hầu hết bệnh nhân mắc giãn phế quản sẽ có tiên lượng tốt khi không có bệnh lý nền tại phổi. Những biểu hiện của bệnh có thể ảnh hưởng nhưng thường không trở nặng. Điều trị tốt, đặc biệt là kháng sinh khi nhiễm trùng, sẽ giúp người bệnh hầu như cảm thấy khỏe. Ở một số bệnh nhân, tình trạng trở nặng và bắt đầu cảm thấy khó thở. Một vài bệnh nhân tình trạng bệnh ngày càng xấu dần do càng nhiều phế quản bị ảnh hưởng. Rất ít bệnh nhân bị ho ra máu nặng đe doạ tính mạng. Tiên lượng của bệnh giãn phế quản chỉ là một phần trong số các bất thường khác do bệnh lý nền tại phổi. Nhìn chung, giãn phế quản sẽ tiến triển xấu khi người bệnh già đi, tuy nhiên, nếu được điều trị tốt sự tiến triển này sẽ dừng lại.

Biên dịch - Hiệu đính

TS.BS. Võ Phạm Minh Thư
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xơ phổi vô căn

(63)
Xơ phổi vô căn là một bệnh nghiêm trọng khi mà các túi phế nang của phổi và mô phổi cạnh phế nang bị tổn thương và xơ hóa. Bệnh này gây ra các triệu ... [xem thêm]

Tràn khí màng phổi

(73)
Tác giả: Bác sĩ Jacqueline Payne, Hiệu đính: Giáo sư Cathy Jackson. Chỉnh sửa lần cuối ngày 1 tháng 2 năm 2017. Được chứng nhận bởi The information standard. Người ... [xem thêm]

Viêm phế quản cấp

(15)
Tác giả: Dr. Laurence Knott, Xem xét bởi Prof. Cathy Jackson, Chỉnh sửa lần cuối 23/09/2016, chứng nhận bởi The information standard. Người dịch: Bs Trần Xuân Quỳnh ... [xem thêm]

Hội chứng ngừng thở khi ngủ

(59)
Nếu bị hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở, bạn có nhiều giai đoạn ngừng thở khi ngủ khoảng 10 giây hoặc hơn. Bạn choàng tỉnh giấc ... [xem thêm]

Viêm tiểu phế quản

(14)
Biên dịch: BS. Đinh Chí Thiện Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng ở các đường thở nhỏ trong phổi (gọi là các tiểu phế quản). Bệnh này thường gặp ... [xem thêm]

Viêm phế quản cấp

(56)
Tổng quan Viêm phế quản cấp là gì? Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản. Cây phế quản được tạo bởi những ống mang khí đến hai ... [xem thêm]

Giãn phế quản

(76)
Người dịch: Võ Phạm Minh Thư Giãn phế quản là một vấn đề sức khoẻ phổi, thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh nhân biểu hiện ho khạc đàm nhầy mủ ... [xem thêm]

Thở khò khè

(46)
Khò khè là một tiếng rít xuất hiện khi bạn thở. Đây là một triệu chứng thường gặp. Có rất nhiều nguyên nhân gây khò khè. Nếu bạn bị khó thở hoặc có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN