Giải quyết 10 vấn đề thường gặp khi cho con bú

(3.6) - 25 đánh giá

Sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả bạn và bé. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ đang cho con bú lại gặp phải không ít rắc rối khi lần đầu “trải nghiệm” giai đoạn thiêng liêng sau sinh này.

Đa số những bạn mới lần đầu làm mẹ thường cảm thấy khó khăn khi cho con bú và phải tốn một khoảng thời gian, cả bạn và bé mới cảm thấy quen với việc này. Chúng tôi sẽ giúp bạn xua tan phần nào những rắc rối thường gặp khi cho con bú để bé yêu bú nhanh và mẹ thoải mái hơn nhiều.

1. Đau núm vú

Một trong những khó khăn trong lần đầu các bà mẹ đang cho con bú gặp phải là hiện tượng đau nhức đầu ti (núm vú). Nếu khi bú, bé yêu ngậm và làm đau đầu vú kéo dài hơn 1 phút, bạn nên kiểm tra lại xem bé đã bú đúng và cách bạn cho bé bú sữa mẹ đã đúng hay chưa.

Vị trí nằm khi bú không đúng của bé là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng này. Nếu bạn bị đau núm vú kéo dài hơn 1 phút khi cho bé bú, hãy thử kiểm tra tư thế của 2 mẹ con nhé.

Cách giải quyết tốt nhất là khi cho con bú, bạn hãy cố gắng ẵm bé ở tư thế thoải mái nhất để miệng bé đối xứng với núm vú và đảm bảo môi bé ngậm kím đầu ti và một phần quầng vú. Để bé bú dễ hơn và bản thân bạn cảm thấy thoải mái, bạn có thể kê một cái gối mềm bên dưới mông và lưng bé nhằm nâng bé lên tương ứng với bầu ngực của bạn. Hãy đặt ngón cái và ngón trỏ trên bầu vú, các ngón còn lại đỡ nhẹ bầu vú, dùng ngón giũa để nâng phần vú khi cho bé bú.

Khi bé bú đúng tư thế, cằm và mũi bé phải chạm được vào ngực bạn và bạn phải nhìn rõ má của bé. Nếu bé quay ra hoặc quay vào quá nhiều thì có thể bé đang bé đang bú không đúng khiến bé hút không khí chứ không phải sữa mẹ. Nếu tư thế của bé đúng mà bạn vẫn bị đau núm vú thì có khả năng núm vú của bạn bị khô, bị nấm… Khi cho bé bú, bạn hãy mặc quần áo rộng, mềm mại. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm kem có chất Lanolin giữa các lần cho con bú để làm mềm và dịu đầu vú.

2. Núm vú bị nứt

Hầu hết các bà mẹ đang cho con bú đều gặp phải tình trạng vô cùng đau đớn này. Trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, tình trạng núm vú bị nứt rất hay xảy ra. Có rất nhiều nguyên nhân khiến núm vú bị nứt như bị nấm, da khô, bé mút sữa không đúng cách và tư thế bú không đúng. Trong tuần đầu cho bú, núm vú của bạn có thể bị nứt và chảy máu khi bé mút ngậm đầu ti chưa tốt. Nếu núm vú bị rớm máu, bạn đừng quá lo lắng vì việc nuốt phải một ít máu này không làm hại đến con.

Lúc này, điều bạn nên làm là cho bé bú thường xuyên hơn. Khi bé ít đói, lực mút núm vú của bé sẽ nhẹ nhàng hơn giúp bạn ít cảm thấy đau.

Bạn không nên điều trị nứt núm vú bằng việc sử dụng cồn, xà phòng, thuốc trị khô da hay nước hoa vì chúng có thể khiến tình trạng nứt núm vú trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng nước sạch để lau rửa núm vú. Bạn cũng có thể tự điều trị bằng cách thoa sữa lên núm vú và để sữa khô tự nhiên sau khi cho con bú vì sữa mẹ có tác dụng giúp làm mềm đầu vú. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau nhẹ như acetaminophen hay ibuprofen trước khi cho bé bú 30 phút. Nếu các phương pháp trên không thành công, bạn có thể sử dụng kem lanolin không cần kê toa đặc biệt chuyên dùng cho bà mẹ trong thời kì cho con bú để điều trị chứng nứt núm vú. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng miếng bảo vệ núm vú bằng nhựa cứng đặt bên trong áo ngực.

3. Tắc tuyến sữa

Tình trạng tắc tuyến sữa xảy ra do đường ống dẫn sữa bị tắc nghẽn khiến sữa bị ứ lại tại nang sữa và các đường ống phía sau chỗ tắc gây sưng tấy, đau nhức và làm đầu vú căng cứng. Đây là một tình trạng khá phổ biến của những bà mẹ đang cho con bú. Dấu hiệu nhận biết điều này là ngực xuất hiện khối u cứng, sưng đỏ khiến bạn cảm thấy đau nhức.

Nếu bạn sốt kèm đau nhức bầu ngực thì đây có thể là những dấu hiệu của nhiễm trùng do tắc tuyến sữa. Tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây nên tắc tuyến sữa có thể là do:

  • Bạn không cho con bú sớm và thường xuyên khiến lượng sữa không được giải phóng nên ứ đọng lại trong hệ thống tuyến sữa
  • Loại áo ngực mà bạn đang dùng không phù hợp (thường là quá chật)
  • Bạn quá căng thẳng trong giai đoạn cho con bú
  • Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lí
  • Bạn vệ sinh đầu vú không kĩ khiến vi khuẩn xâm nhập vào.

Nếu gặp phải vấn đề này, bạn hãy sử dụng một túi ấm rồi đặt lên vùng vú kết hợp massage và dùng dụng cụ hút sữa để khai thông dòng sữa. Nếu tình trạng tắc tuyến sữa vẫn không được cải thiện, bạn hãy đi khám để bác sĩ có chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Khi gặp phải vấn đề này, bạn hãy nghỉ ngơi nhiều, massage, chườm ấm và dùng dụng cụ hút sữa để kích thích dòng sữa lưu thông. Hãy nhớ rằng tắc tuyến sữa không gây hại cho bé nhưng những vấn đề mà nó gây ra có thể khiến bạn đau nhức và khó chịu.

4. Cương vú

Việc sữa tiết ra quá nhiều cũng gây ra nhiều tác hại cho cả mẹ và bé. Sữa tiết ra quá nhiều khiến bầu vú mẹ luôn căng tức và dễ dẫn đến tình trạng viêm vú. Sữa tiết ra quá nhiều khiến bầu ngục luôn cương cứng gây khó khăn cho việc ngậm bú ti của bé. Đồng thời khiến lượng sữa bé bú vào quá nhiều dẫn đến lượng lactose trong đường ruột tăng lên khiến trẻ cảm thấy khó chịu hoặc nôn ói.

Ngoài ra, mẹ đang cho con bú thường xuyên bị căng tức bầu sữa khiến bạn có xu hướng cho bú liên tục ngay cả khi bé đã no. Điều này vô hình khiến bé cảm thấy không thoải mái. Bạn có thể sử dụng dụng cụ hút sữa hút bớt sữa trước khi cho bé bú. Việc này sẽ giúp bạn và bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Đôi khi bầu vú cương đau khiến bạn ngại cho bé bú. Điều này sẽ khiến tình trạng cương vú trở nên tồi tệ hơn. Bạn đừng bỏ qua cữ bú nào của bé và duy trì việc cho bé bú mẹ cả ngày lẫn đêm. Bên cạnh đó, bạn hãy dùng một chút nước sạch làm mềm núm vú trước khi cho bé bú để sữa xuống nhanh và tự nhiên hơn.

Nếu bé bú không hết, bạn có thể vắt sữa ra trữ đông để cho bé dùng sau hoặc tặng cho các bé thiếu sữa mẹ. Bạn có thể tìm hiểu cách vắt sữa và cách bảo quản sữa mẹ đúng cách tại đây.

5. Viêm vú

Đây là một trong những vấn đề phổ biến ở các bà mẹ đang cho con bú. Viêm vú là một bệnh nhiễm trùng có các triệu chứng giống với cảm cúm như sốt, đau ngực. Nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng núm vú nứt kéo dài hoặc ống dẫn sữa bị tắc gây ứ sữa dẫn đến tình trạng viêm.

Thuốc kháng sinh, chườm nóng là những phương pháp điều trị hữu hiệu cho tình trạng này. Do đó, nếu bạn bị viêm vú khi đang nuôi con bằng sữa mẹ, hãy đến bác sĩ để khám ngay nhé. Tình trạng viêm vú không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ nên bạn vẫn có thể duy trì việc cho bé bú để bé có đủ dưỡng chất cần thiết.

6. Nhiễm nấm

Nhiễm nấm Candida có thể gây ra hiện tượng tưa miệng ở trẻ nhỏ. Và sau đó, bệnh này sẽ lây lan sang phần vú của các bà mẹ đang cho con bú. Nhiễm nấm Candida khiến vú bạn bị ngứa, đau nhức và nổi mẩn đỏ.

Bạn có thể điều trị bệnh này bằng cách bôi thuốc chống nấm lên núm vú và miệng bé. Nếu bị nhiễm nấm, hãy nhớ điều trị cho cả bạn và bé để tránh sự lây lan chéo nhé.

7. Mẹ đang cho con bú nhưng không đủ sữa

Việc nuôi con bằng sữa mẹ chỉ có hiệu quả khi bạn cung cấp đủ sữa cho bé. Nếu không được bú đủ sữa, bé sẽ không đạt được cân nặng đúng với độ tuổi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sữa của bạn không thể giải quyết được cơn đói của bé.

Massage ngực và sử dụng dụng cụ hút sữa thường xuyên để kích thích sự tiết sữa có thể giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, bạn hãy ăn nhiều các thực phẩm lợi sữa và tránh các thực phẩm không tốt khi cho con bú như cà phê, chocolate…

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà bạn vẫn không có đủ sữa đáp ứng nhu cầu của bé, bạn hãy tham khảo cách nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp với sữa bột của Chúng tôi nhé.

8. Bé ngủ khi đang bú mẹ

Trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, bé thường ngủ rất nhiều. Thế nên việc bé ngủ quên khi đang bú mẹ thường xuyên xảy ra. Khi bé đang bú, nếu bạn nhận thấy nhịp bú của bé từ từ chậm lại, mắt bé khép hờ và miệng dần rời khỏi núm vú, hãy tìm cách làm bé tỉnh táo.

9. Tụt đầu ti

Bạn có thể kiểm tra tình trạng này bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng nắm lấy núm vú, nếu núm vú bị co lại chứ không lồi ra tức là núm vú bị tụt. Vấn đề này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ khiến việc cho con bú của bạn trở nên khó khăn hơn.

10. Mẹ đang cho con bú bị đau ngực khi sữa chảy xuống

Ngực của phụ nữ chúng ta vận hành như một cỗ máy. Khi bạn cho bé bú, tất cả các bộ phận đều vươn xuống dưới để hỗ trợ việc đẩy sữa ra khỏi ngực. Quá trình này khiến bạn cảm giác khó chịu, thậm chí là đau buốt trong khi ở một số người lại chỉ cảm thấy hơi ngứa râm ran ở đầu ngực.

Nếu bạn chỉ cảm thấy ngứa râm ran khi sữa chảy xuống, hãy thư giãn. Nếu tình trạng này trầm trọng hơn như đau buốt, bạn hãy kiểm tra các dấu hiệu của viêm ngực, nhiễm trùng vú và các dấu hiệu liên quan. Nếu không, bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra xem mình có phải đang mắc một căn bệnh nào khác không nhé.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã biết thêm một số cách để giải quyết những vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ. Cho con bú là cách đơn giản và hiệu quả để bạn và bé yêu xích lại gần nhau hơn. Do đó, bạn hãy tận hưởng những giây phút tuyệt vời này bên cạnh bé yêu của mình nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phát hiện bị mụn sinh dục khi mang thai: Mẹ bầu phải làm gì?

(87)
Đối với bà bầu, mụn sinh dục thật sự là một mối đe dọa. Nguyên do là căn bệnh này dễ lây lan, không có dấu hiệu đặc trưng và có nguy cơ gây ra nhiều ... [xem thêm]

6 lợi ích sức khỏe của đậu thận

(92)
Đậu thận không những chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết giúp bạn duy trì sức khỏe mà còn hỗ trợ giảm cân, phòng ung thư và ngừa tiểu đường. Bạn ... [xem thêm]

Ăn nấm có tốt không?

(79)
Nấm là thực phẩm thường dùng trong các món ăn. Một số loại nấm có dược tính nhất định nên nhiều người vẫn thắc mắc là ăn nấm có tốt không?Nấm là ... [xem thêm]

Giặt tã cho bé: không dễ như bạn nghĩ!

(35)
Việc dùng tã vải sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí cho cả nhà, nhưng khi đến công đoạn giặt tã, các ông bố, bà mẹ lại gặp phải khó khăn để xử lý ... [xem thêm]

8 mẹo giúp bạn thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn

(43)
Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe và có thể phòng ngừa nhiều bệnh.Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối ... [xem thêm]

Tin vui: bướu sợi tuyến vú không phải ung thư vú

(50)
Bướu sợi tuyến vú là một khối u lành tính thường có dạng hình tròn hoặc dạng dài. Bướu sợi tuyến vú không phải ung thư. Nó có thể di chuyển khi bạn ... [xem thêm]

4 điều có thể bạn chưa biết về dương vật

(12)
Đối với các đấng mày râu thì việc giữ cho “cậu nhỏ” khỏe mạnh luôn là mục tiêu quan trọng nhất. Nhưng dù bạn có tự tin với những gì bạn biết về ... [xem thêm]

Cách chăm sóc bé bị ốm tại nhà để bé mau hồi phục

(98)
Chăm sóc bé bị ốm đúng cách tại nhà vừa giúp bé nhanh hồi phục, vừa giúp bố mẹ không bị áp lực tâm lý giống như chăm con ở bệnh viện.Ở một khía ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN