Lười đánh răng – nguyên nhân chính dẫn đến viêm nướu

(4.15) - 82 đánh giá

Bệnh nướu răng (hay còn gọi là nha chu) là một dạng nhiễm trùng các mô bao quanh và nâng đỡ, hỗ trợ răng của bạn. Đây là nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn. Bệnh xuất hiện do mảng bám, các màng dính của vi khuẩn liên tục hình thành và bám chặt trên răng. Bởi vì bệnh nướu răng thường không đau, bạn có thể không biết mình đã mắc phải bệnh nướu răng.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nha chu là gì?

Ở giai đoạn đầu của bệnh, nướu răng của bạn sẽ dễ bị chảy máu, sưng đỏ khi đánh răng hoặc chà mạnh. Sau đó, vi khuẩn sẽ tấn công và bám sâu hơn xuống chân răng, đồng thời làm nướu bị tách rời chân răng. Do nướu răng bị tổn thương trầm trọng, mủ xuất hiện quanh cổ răng dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm (xương hàm bị thoái hoá), làm tổn thương toàn bộ các tổ chức xung quanh răng, phá hủy dây chằng và xương ổ răng, khiến nướu bị tụt. Khi xương ổ răng bị tiêu giảm, răng bạn trở nên lung lay và có thể bị rụng.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo có thể nướu răng của bạn đang có vấn đề:

  • Nướu chảy máu một cách dễ dàng;
  • Nướu đỏ và sưng;
  • Hôi miệng dai dẳng và miệng mất vị giác;
  • Nướu đã kéo ra khỏi răng;
  • Răng vĩnh viễn bị lỏng lẽo hoặc bị tách;
  • Răng không khít khi bạn cắn;
  • Thay đổi trong việc khít với răng giả.

Có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì khi bị bệnh nha chu?

Nếu bạn có bệnh nướu răng, bạn nên đi khám nha sĩ để đảm bảo rằng tình trạng răng miệng của bạn được điều trị chính xác và hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên đánh răng hai lần một ngày, làm sạch kẽ răng hàng ngày với chỉ nha khoa, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và lên lịch khám răng định kì thường để có nụ cười khỏe mạnh, đồng thời giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh nướu răng.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Hãy đến gặp nha sĩ nếu bạn nghi ngờ mình đang bị bệnh nha chu vì nếu phát hiện sớm, bệnh sẽ dễ chữa trị hơn. Giai đoạn đầu của bệnh nướu răng được gọi là viêm lợi.

Nếu bạn bị viêm lợi, nướu răng của bạn có thể trở nên đỏ, sưng và dễ chảy máu. Ở giai đoạn này, bệnh vẫn có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ngoài ra, bệnh nướu răng có thể điều trị thành công bằng cách vệ sinh răng tại phòng khám nha khoa đi kèm với việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

Làm thế nào để tránh bị bệnh nha chu?

Bạn có thể mắc bệnh nướu răng mà không có dấu hiệu cảnh báo nào cho đến khi bệnh trở nặng và khó trị. Đây là lý do tại sao khám nha khoa định kỳ và khám răng miệng rất quan trọng. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại bệnh và diễn tiến của bệnh. Chăm sóc răng miệng tại nhà là điều cần thiết để giúp cho bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn và hạn chế tái diễn.

Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, cần chắc chắn rằng những mảng bám hoàn toàn bị loại bỏ mỗi ngày bằng cách đánh răng. Đối với trẻ em, tốt nhất bạn nên chải răng cho trẻ ngay sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Hãy chú ý đến các triệu chứng của bệnh nướu răng ở trẻ sơ sinh để có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời.

Ngoài ra, bạn cần đưa trẻ đi khám răng định kỳ 3-6 tháng một lần để kiểm tra các vấn đề răng miệng. Bạn cũng nên yêu cầu kiểm tra nướu răng cho trẻ mỗi khi đi khám răng và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

Ăn bưởi cũng là một biện pháp giúp ngừa bệnh nướu răng. Bưởi sẽ giúp tăng lượng vitamin C trong máu, tăng sức đề kháng để chống lại các vi khuẩn gây bệnh nướu răng.

Bằng việc thực hiện các biện pháp vừa nêu trên, bạn có thể phòng ngừa được bệnh nha chu và giữ cho răng của bạn được tốt lâu dài. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Tìm hiểu thêm

Chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách nhận biết và điều trị viêm nướu răng tại nhà hiệu quả

Đánh giá:

Bài viết liên quan

[Trắc nghiệm] Nhà bạn có an toàn khỏi hóa chất tẩy rửa độc hại?

(10)
Chất tẩy rửa độc hại trong sản phẩm chăm sóc nhà cửa có thể là một sát thủ thầm lặng gây nhiều nguy hại cho sức khỏe của cả gia đình bạn. Bởi ... [xem thêm]

Đánh bay đau lưng sau sinh để tránh phiền mẹ chăm con

(100)
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng sau khi sinh và bạn nên tìm hiểu những mẹo nhỏ dễ thực hiện để cảm giác này không ảnh hưởng quá nhiều đến bản ... [xem thêm]

Làm sao để bạn không tăng cân ở tuổi mãn kinh?

(14)
Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh trải qua rất nhiều thay đổi có thể ảnh hưởng tới cân nặng khiến vóc dáng không còn thanh mảnh như xưa. Tuy nhiên, bạn có ... [xem thêm]

Bí kíp đánh bay bụng bia cho quý ông

(62)
Bụng bia làm cho các quý ông cảm thấy cơ thể mình nặng nề hơn, kém hấp dẫn hơn trong những bộ vest. Chỉ cần lưu ý hơn đến chế độ ăn uống và luyện ... [xem thêm]

Chữa trị khẩn cấp tại nhà khi lên cơn hen suyễn bằng 5 cách đơn giản

(41)
Cơn hen suyễn thường xuất hiện rất nhanh và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời. Bạn hoàn toàn có thể đối phó kịp thời ... [xem thêm]

Đái tháo đường típ 2 nguy hiểm đến sức khỏe của bạn như thế nào?

(94)
Nhiều người khi được chẩn đoán mắc đái tháo đường típ 2 liền đặt ra câu hỏi liệu đái tháo đường típ 2 có nguy hiểm không? Thật sự, đây là một ... [xem thêm]

Bố mẹ nên làm gì khi con bị ngộ độc thực phẩm?

(27)
Ngộ độc thức ăn là khi vi khuẩn xâm nhập vào trong thức ăn hay thức uống mà bạn không thể nếm, ngửi hay nhìn thấy được. Những vi sinh vật này ảnh ... [xem thêm]

Công dụng của vỏ chanh và mẹo hay để tận dụng

(78)
Công dụng của vỏ chanh rất đa dạng và có thể dễ dàng ứng dụng vào bất cứ mục đích nào, từ làm đẹp cho da cho đến giảm béo, ngừa ung thư.Chanh là một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN