Đứa con là chiếc cầu nối giữa hai vợ chồng giúp tình cảm vợ chồng ngày càng thắm thiết. Vì vậy, sau khi kết hôn, đa số các cặp vợ chồng đều mong có những đứa con kháu khỉnh cho vui cửa vui nhà. Thế nhưng, không phải muốn là được, đặc biệt là những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh.
Với một cặp vợ chồng khỏe mạnh, dưới 30 tuổi và “yêu” khoảng 2 – 3 lần/tuần, khả năng có thai là 20 – 25% mỗi tháng. Phần lớn các cặp vợ chồng có thai trong vòng một năm đầu khi không sử dụng biện pháp ngừa thai. Tuy nhiên, sau thời gian một năm, nếu vẫn không có tin vui, cặp vợ chồng đó có thể xem là hiếm muộn.
Những trường hợp hiếm muộn điều trị không hiệu quả
Vợ chồng chị Thanh Cúc (Tiền Giang) lấy nhau đã gần 10 năm nhưng vẫn chưa có con. Anh chị rất mong có con nên đã đến các bệnh viện uy tín ở TP. HCM để chẩn đoán. Sau khi kiểm tra cả vợ và chồng, bác sĩ cho biết tinh trùng của chồng chị Cúc ít và yếu nên không đủ khả năng bơi đến gặp trứng. Sau đó, anh chị đã làm thụ tinh trong ống nghiệm trong một thời gian dài. Sau khi cấy phôi vào tử cung 2 tháng, thai cũng không giữ được.
Cũng giống chị Cúc, vợ chồng chị Hồ Phương (Q. Tân Phú, TP. HCM) lấy nhau được 5 năm. Anh là con trai trưởng trong gia đình, nên bố mẹ rất mong có cháu. Ban đầu, anh chị nghĩ con cái là của trời cho, khi nào có cũng được. Thế nhưng, sau một thời gian cố gắng, anh chị cũng không có tin vui. Lúc này, vợ chồng chị mới bắt đầu đi khám và tìm các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Sau các xét nghiệm, chồng chị Phương cũng được chẩn đoán là tinh trùng yếu. Bác sĩ đã thực hiện việc bơm tinh trùng vào tử cung của chị đồng thời kích thích rụng trứng. Kết quả, chị vẫn không có thai và đến giờ, anh chị chuẩn bị bơm tinh trùng lần 3.
Một trường hợp khác, anh chị Hồng Phước (Q. Bình Thạnh, TP. HCM), sau một đám cưới hạnh phúc, chị cũng có thai, nhưng niềm vui được làm ba mẹ không kéo dài bao lâu, thai bị chết lưu. Sau đó, vợ chồng chị muốn có con lại, nhưng mọi cố gắng nỗ lực và cả làm thụ tinh trong ống nghiệm song kết quả vẫn là con số không. Có thể do anh đã lớn tuổi hoặc tử cung của chị gặp vấn đề do lần mang thai đầu nên không giữ thai được.
Nguyên nhân gây hiếm muộn
Trên đây chỉ là ba trong số rất nhiều trường hợp hiếm muộn tại Việt Nam. Một thống kê cho thấy, cứ 100 cặp vợ chồng thì có 15 cặp không thể có con. Theo số liệu thống kê, nguyên nhân hiếm muộn do vợ chiếm 30 – 40%, do chồng chiếm 30%, do cả vợ và chồng chiếm 15 – 30% và có khoảng 10% hiếm muộn không rõ nguyên nhân. Nguyên nhân gây hiếm muộn thường gặp là:
- Nam giới: bất thường chất lượng và số lượng tinh trùng, thiếu hụt nội tiết do suy tuyến sinh dục, xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng, nghiện thuốc lá hay rượu…
- Nữ giới: tổn thương vòi trứng, nhiễm trùng vùng chậu, dinh dưỡng kém, lớn tuổi, rối loạn rụng trứng hay không rụng trứng, lạc nội mạc tử cung, khối u buồng trứng…
Giải pháp cho những cặp vô sinh
Theo một khảo sát, có 44% cặp vợ chồng Việt Nam không có con nhưng không tìm kiếm việc điều trị để có thai, mà vẫn tin vào may mắn. Thật ra, trong trường hợp này, chờ may mắn đến với mình rất khó. Do đó, khi biết mình hiếm muộn, bạn hãy sắp xếp thời gian đi điều trị. Có các phương pháp điều trị vô sinh sau:
1/ Kích trứng
- Đối tượng: Người chồng bình thường, còn vợ rụng trứng không thường xuyên hoặc các tế bào trứng không thể trưởng thành.
- Cách thực hiện: Đến thời gian thích hợp, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây rụng trứng và hẹn ngày để vợ “gần” chồng hoặc ngày lọc rửa tinh trùng để bơm. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng kích thích không chỉ một mà nhiều nang noãn phát triển. Khi đó, khả năng có thai sẽ cao hơn và nguy cơ đa thai cũng rất lớn.
2/ Thụ tinh nhân tạo (IUI)
- Đối tượng: Người vợ có khả năng sinh sản bình thường nhưng cổ tử cung có chất nhờn ngăn chặn không cho tinh trùng đến gặp trứng. Chất lượng tinh trùng của chồng thấp, di chuyển chậm.
- Cách thực hiện: Với phương pháp này, sau khi lấy ra từ cơ thể chồng (bằng cách thủ dâm), tinh trùng được làm sạch và bơm trực tiếp vào tử cung của người vợ qua một ống thông. Trước đó, người vợ cũng được điều trị kích trứng.
3/ Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
- Đối tượng: Vợ tắc vòi trứng, lớn tuổi; chồng có tinh trùng ít, yếu, dị dạng (không đủ để bơm tinh trùng vào buồng tử cung); chồng không có tinh trùng, phải lấy tinh trùng từ mào tinh, tinh hoàn, bơm tinh trùng nhiều lần thất bại.
- Cách thực hiện: Đến thời gian thích hợp, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây rụng và chọc hút trứng cho người vợ. Cùng thời điểm này, tinh trùng được lấy ra từ chồng đưa vào phòng lab để chuẩn bị cấy, tạo thành phôi. Sau khi sự thụ tinh diễn ra hoặc được trữ lạnh nếu có chất lượng tốt, 2 – 3 ngày sau phôi sẽ được đưa vào buồng tử cung. Tại nhà, người vợ tiếp tục uống và đặt thuốc để hỗ trợ phôi làm tổ, phát triển thành thai nhi. Hai tuần sau người vợ sẽ được thử máu xác định có thai hay không.
4/ Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI)
- Đối tượng: Chồng có tinh trùng ít, yếu, dị dạng nhiều hay không có tinh trùng trong tinh dịch phải lấy tinh trùng bằng phẫu thuật; bất thường trong thụ tinh, vô sinh không rõ nguyên nhân, thất bại với thụ tinh ống nghiệm bình thường.
- Cách thực hiện: Bác sĩ tiêm tinh trùng trực tiếp vào trứng để tạo phôi. Với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm bình thường, một số trường hợp tinh trùng không thể tự thụ tinh dẫn đến không có phôi để chuyển vào buồng tử cung. Khi áp dụng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng, khoảng 70% trường hợp sự thụ tinh diễn ra.
5/ Thụ thai nhờ ngân hàng trứng, tinh trùng
- Đối tượng: Người vợ lớn tuổi, suy buồng trứng sớm.
- Cách thực hiện: Phương pháp tương tự thụ tinh ống nghiệm hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương trứng nhưng lúc này trứng được sử dụng là trứng của người khác (xin từ ngân hàng trứng) và được thụ tinh với tinh trùng của chồng. Sau đó, phôi được chuyển vào tử cung của người vợ. Tương tự, thụ tinh ống nghiệm xin tinh trùng thực hiện với mẫu tinh trùng xin từ ngân hàng tinh trùng.
6/ Đi nước ngoài chữa trị
- Đối tượng: Vợ chồng đã thực hiện các phương pháp trên nhiều lần nhưng không thành công.
- Cách thực hiện: Để an tâm hơn về chất lượng của việc vừa du lịch vừa khám chữa bệnh, bạn có thể liên hệ Dịch vụ tư vấn khám chữa bệnh tại nước ngoài Medisetter, điện thoại (028) 6681 1670 và (024) 6027 8247.
Medisetter chuyên hỗ trợ miễn phí dịch vụ tìm kiếm các bệnh viện hàng đầu châu Á tại 6 quốc gia có nền y tế phát triển. Hệ thống của Medisetter được tối ưu để hỗ trợ bạn trao đổi và đặt lịch khám trực tiếp với bệnh viện. Sau khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ y tế, bạn có thể đặt phòng khách sạn, thông dịch viên và phương tiện di chuyển tại điểm đến thông qua hệ thống của Medisetter. Để có nhiều lựa chọn hơn về các bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, bạn có thể tham khảo:
Thái Lan: https://medisetter.com/vi/hospital2.php?id=35
Malaysia: https://medisetter.com/vi/hospital2.php?id=34