Tinh dầu quế có gì mà lại được ưa chuộng đến thế?

(4.09) - 84 đánh giá

Tinh dầu quế vốn rất nổi tiếng bởi có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe đồng thời cách làm cũng không hề phức tạp chút nào cả.

Quế có một lịch sử lâu đời và đã góp mặt vào nền y học của phương Đông từ hàng nghìn năm về trước. Từ xa xưa, các thầy thuốc đã dùng quế để giúp chữa trị cho các tình trạng như tâm trạng u uất, trầm cảm cho đến thừa cân. Dù ở dạng tinh dầu, rượu, trà hay thảo mộc, quế cũng có thể mang đến nhiều tác dụng hữu ích.

Bài viết sau, Chúng tôi sẽ bật mí các thông tin thú vị về tinh dầu quế cũng như cách làm tinh dầu tại nhà mà ai cũng dễ dàng áp dụng.

Tác dụng của tinh dầu quế

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng lợi ích sức khỏe của dầu quế rất phong phú, chẳng hạn như:

♥ Thúc đẩy sức khỏe tim mạch

Người sử dụng tinh dầu quế kết hợp với tập luyện aerobic có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của tim và giảm thiểu nguy cơ tạo xơ vữa động mạch.

Tinh dầu quế cũng mang đến tác dụng tích cực đối với quá trình chuyển hóa lipid của cơ thể, giảm nồng độ malondealdehyd, từ đó hạn chế tình trạng stress oxy hóa. Thêm vào đó, dầu còn tốt cho quá trình lưu thông máu ở mạch vành và co bóp tim.

♥ Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Thành phần trong quế có thể đóng một vai trò trong việc giảm bớt các triệu chứng đái tháo đường khác nhau. Dùng quế dưới dạng chiết xuất tinh dầu có lợi cho tình trạng nhạy cảm với insulin, lượng đường trong máu và chất béo ở những người mắc bệnh đái tháo đường.

♥ Hạn chế sâu răng, viêm nướu

Nếu bạn đang tìm một biện pháp để ngăn ngừa sâu răng cho bản thân hoặc gia đình thì hãy thử “làm thân” với tinh dầu quế nhé. Súc miệng bằng nước ấm được nhỏ thêm vài giọt dầu quế sẽ giúp ích rất nhiều.

Dầu có khả năng kháng khuẩn và chống nấm, từ đó phát huy hiệu quả trong quá trình chăm sóc răng miệng, hạn chế tình trạng răng sâu hoặc bệnh nướu răng thường gặp.

♥ Tinh dầu quế ngừa trầm cảm

Liệu pháp mùi hương từ lâu đã được sử dụng để làm giảm căng thẳng và trầm cảm. Massage bằng dầu thơm chiết xuất từ quế sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái hơn rất nhiều, từ đó trút bỏ được phần nào cảm giác nặng nề đang hiện diện trong tâm trí.

Các loại tinh dầu, bao gồm cả quế, sở hữu các hợp chất dễ bay hơi sẽ xâm nhập vào đường miệng, da và khứu giác của cơ thể. Bằng cách này, dầu có thể hỗ trợ ngăn ngừa trầm cảm một cách hiệu quả hơn.

♥ Chăm sóc da và tóc

Tinh dầu quế mang trong mình đặc tính kháng viêm, do đó nó có thể trở thành một biện pháp tự nhiên để cải thiện những vấn đề da như viêm da, phát ban, mụn trứng cá. Đều đặn 1 lần mỗi tuần, bạn hãy massage nhẹ nhàng da mặt cùng tinh dầu quế và một loại dầu nền khác (dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu nho) để tăng cường sức khỏe cho làn da.

Mặt khác, loại dầu này cũng có thể dùng để dưỡng tóc. Không ít tạp chí làm đẹp đã gợi ý mọi người có thể dùng loại dầu có tính cay nồng như quế nhằm tăng cường sức khỏe và sự phát triển của mái tóc.

Hãy tự chế cho bản thân một công thức ủ tóc đặc biệt gồm dầu quế cùng dầu hạnh nhân, bôi đều lên thân tóc rồi xả sạch sau 30 phút.

♥ Tinh dầu quế làm đầy môi

Nếu muốn đôi môi trở nên đầy đặn hoặc hồng hào hơn, bạn hãy cho 2 giọt dầu quế vào 1 muỗng dầu dừa, sau đó bôi lên môi và để trong vòng 1 giờ. Biện pháp này có thể tăng cường lưu thông máu ở môi, giúp bộ phận này dần mềm mại, trở nên đầy đặn hơn so với trước.

♥ Tinh dầu quế giúp trị viêm loét dạ dày

Trong dầu quế chứa eugenol, một hợp chất chữa lành vết loét dạ dày cũng như làm giảm đau do loét. Dầu cũng sẽ giúp khôi phục lại sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp bạn chiến đấu chống lại mầm bệnh nhờ vào khả năng kháng viêm mạnh mẽ.

♥ Kích thích cho “chuyện ấy”

Tinh dầu quế có thể tăng cường ham muốn tình dục và chức năng cường dương, do đó có thể hỗ trợ bạn trong chuyện gối chăn. Mặt khác, dầu còn giúp kéo dài thời gian quan hệ, giảm tỷ lệ tinh trùng bị yếu nhờ vào đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ.

♥ Cải thiện quá trình tiêu hóa

Nếu đang cảm thấy khó chịu do vô tình thưởng thức một vài món ăn khó tiêu hóa, tinh dầu quế có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này. Nhỏ từ 1 – 2 giọt dầu vào trong cốc nước ấm hoặc trà, sau đó uống từng ngụm nhỏ sẽ giúp làm dịu dạ dày, làm cho hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

Khi được hấp thụ vào cơ thể, dầu hoạt động như một chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm.

♥ Tinh dầu quế chữa đau họng

Với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và điều hòa miễn dịch, tinh dầu quế là một lựa chọn tuyệt vời để chống lại các tình trạng nhiễm trùng, chẳng hạn như đau họng. Khi bị tình trạng này quấy phá, bạn hãy thử uống hỗn hợp nước chanh ấm, mật ong và dầu quế vào buổi sáng.

Những thành phần này sẽ phối hợp với nhau để giảm đau, cải thiện và tăng cường chức năng miễn dịch.

♥ Kiềm chế cơn thèm ăn

Bạn có thể thêm từ 1 – 2 giọt dầu quế vào cốc nước pha cùng mật ong và uống vào đầu buổi tối để giúp chống lại các cơn thèm ăn khuya một cách hiệu quả. Bên cạnh đó vào ban ngày, bạn có thể ngửi mùi tinh dầu nhằm hạn chế cảm giác buồn miệng cũng như ngăn ngừa bạn ăn quá nhiều.

Nếu đang trong quá trình giảm cân, biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều để bạn sớm đạt được mục tiêu cân nặng mong muốn đấy.

♥ Điều trị nhiễm nấm

Tinh dầu quế khi được dùng ngoài da sẽ hỗ trợ bạn điều trị bệnh nấm da hoặc nhiễm nấm móng chân. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên không nên bôi dầu lên trên vết thương hở hoặc khu vực nhạy cảm bởi có thể gây kích ứng da.

♥ Làm thơm phòng

Vào những ngày thời tiết trở lạnh, sẽ không có gì thoải mái bằng việc được thư giãn trong một không gian tràn ngập mùi thơm dễ chịu và ấm cúng. Bạn có thể kết hợp các mùi hương mang tính chất làm dịu như cam, chanh, quế vào trong máy khuếch tán tinh dầu, que gỗ khuếch tán hoặc bình xịt phòng.

Cách làm tinh dầu quế tại nhà

Cách làm tinh dầu quế tại nhà không quá phức tạp, bạn hoàn toàn có thể tự tạo riêng cho mình một lọ để dùng dần mà chẳng tốn quá nhiều công sức.

♠ Cách 1: Ngâm quế trong dầu nền

Nguyên liệu

  • 2 chén dầu nền (bạn có thể lựa chọn dầu hạnh nhân, dầu ô liu, dầu hạt nho, dầu quả mơ…)
  • 5 – 10 thanh quế
  • 1 miếng vải sạch
  • Lọ thủy tinh tối màu, có nắp đậy đã được rửa sạch, phơi khô.

Lưu ý: Để làm tinh dầu quế tại nhà đạt được chất lượng tốt nhất, bạn hãy cẩn thận từ khâu chọn lựa thanh quế. Bạn nên chọn mua các thanh dày, chiều dài đồng đều, mùi thơm nồng, cắn vào có vị cay nhưng khi nếm kỹ lại cảm nhận vị ngọt. Chỉ chọn các thanh quế có màu vàng đậm, không chọn loại vỏ quế xỉn màu hoặc có dấu hiệu ẩm mốc.

Cách thực hiện

♥ Bước 1: Xếp các thanh quế vào lọ thủy tinh tối màu

♥ Bước 2: Cho dầu nền vào ngập quế

♥ Bước 3: Đậy nắp, đặt lọ dầu ở nơi thoáng mát, thỉnh thoảng lắc bình để tinh chất từ thanh quế tiết ra nhanh hơn

♥ Bước 4: Sau 30 ngày, lọc lấy tinh dầu bằng miếng vải sạch, đựng dầu trong lọ thủy tinh tối màu.

♠ Cách 2: Chiết xuất tinh dầu quế bằng biện pháp cách thủy

Nguyên liệu

  • Vỏ quế khô, nên ưu tiên loại đến từ những vùng đất chuyên trồng quế như Yên Bái, Quảng Nam
  • Nồi có kích cỡ vừa
  • Lọ thủy tinh có nắp đậy
  • Miếng vải sạch.

Cách thực hiện

♥ Bước 1: Rửa sạch vỏ quế khô, cho vào nồi nước đang được đun sôi

♥ Bước 2: Chờ nước sôi lăn tăn, bạn trút hỗn hợp này vào lọ thủy tinh

♥ Bước 3: Lắc nhẹ bình cho tinh chất có cơ hội thoát ra

♥ Bước 4: Đóng chặt nắp bình và đặt lại vào một nồi nước khác

♥ Bước 5: Đun cách thủy đến khi nhận thấy dung dịch trong bình đổi sang màu vàng

♥ Bước 6: Để nguội, lọc lấy dầu qua miếng vải sạch, bảo quản trong lọ thủy tinh tối màu.

♠ Cách 2: Làm tinh dầu quế tại nhà bằng cách đun nóng

Nguyên liệu

  • Dầu ô liu
  • 5 – 10 thanh quế (có thể thay bằng bột quế)

Cách thực hiện

♥ Bước 1: Đun nóng dầu ở nhiệt độ vừa phải

♥ Bước 2: Cho bột quế vào hoặc xếp các thanh quế sao cho mỗi thanh đều được thấm đẫm dầu

♥ Bước 3: Chỉnh lửa vừa, đun từ 1 – 2 giờ

♥ Bước 4: Tắt bếp, đợi dầu dần nguội bớt rồi lọc qua 1 miếng vải sạch

♥ Bước 5: Cho thành phẩm vào một lọ thủy tinh tối màu. Bảo quản ở nơi thoáng mát.

Lưu ý dành cho bạn

Một số lưu ý bạn nên nhớ khi dùng tinh dầu quế là:

  • Dầu không phù hợp với trẻ em dưới 6 tuổi
  • Tránh để dầu tiếp xúc trực tiếp lên khu vực mắt, tai hoặc mũi
  • Sử dụng trực tiếp dầu nguyên chất hoặc không pha loãng có thể gây kích ứng da
  • Do tinh dầu có mùi khá mạnh nên nếu ngửi quá nhiều và liên tục đôi khi khiến đường mũi bị kích ứng
  • Khi muốn dùng lên da, hãy thử bôi một lượng nhỏ lên xương quai xanh trước khi dùng trực tiếp lên vùng da lớn hơn.

Tinh dầu quế chứa các hợp chất quan trọng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Đặc tính chống oxy hóa trong dầu có thể giúp ngăn ngừa ung thư và chống viêm da. Trong liệu pháp mùi hương, dầu được sử dụng để điều trị căng thẳng và lo lắng. Do vậy, đừng ngại ngần thêm một chai dầu quế vào tủ thuốc của gia đình bạn nhé.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹo phòng ngừa và điều trị virus HPV

(100)
Theo thống kê, có hơn một nửa số đàn ông và phụ nữ quan hệ tình dục thường xuyên sẽ bị lây nhiễm Siêu vi trùng Papilloma ở người (Human Papilloma Virus – ... [xem thêm]

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em và những điều mẹ cần lưu ý

(31)
Bệnh kiết lỵ ở trẻ em làm bé bị tiêu chảy liên tục. Sau 1, 2 ngày tiêu chảy, trẻ rất mệt mỏi, sút cân. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ... [xem thêm]

3 sự thật thú vị về dương vật của đàn ông

(31)
Dương vật của đàn ông có thể không đơn giản như bạn nghĩ, loại “vũ khí” này của đấng mày râu cũng ẩn chứa nhiều bí mật lắm đấy. Ngay cả khi bạn ... [xem thêm]

Gan nhiễm mỡ độ 2: Mối nguy hiểm cận kề

(86)
Gan nhiễm mỡ nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và cuối cùng là sự đe dọa đến tính mạng của bạn. Vì thế, bạn nên tìm hiểu ... [xem thêm]

Tinh dịch có màu vàng, bạn đừng chủ quan!

(80)
Tình trạng tinh dịch có màu vàng đôi khi do tinh dịch bị lẫn nước tiểu nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh mà bạn không nên chủ quan. ... [xem thêm]

Nguyên nhân nào làm bạn bị ợ nóng?

(34)
Nguyên nhân nào khiến bạn bị ợ nóng có thể là một câu hỏi mà rất nhiều người trong chúng ta muốn tìm ra câu trả lời. Trong bài viết dưới đây, bạn có ... [xem thêm]

7 dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim mà bạn nên biết

(26)
Các cơn đau tim luôn là mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe của bạn bất cứ lúc nào. Cùng điểm qua 7 dấu hiệu cảnh báo sau để tránh khỏi những trường hợp ... [xem thêm]

Phụ nữ trung niên có còn sức cuốn hút không?

(70)
Tuổi trung niên hay tuổi “giao mùa”, cái tuổi mà trẻ không trẻ mà già thì cũng chưa phải là già. Độ tuổi mà phụ nữ phải đối mặt với hàng tá vấn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN