Giải đáp thắc mắc về chiều cao cho trẻ tuổi teen

(4.15) - 61 đánh giá

Chiều cao không phải là điều cầu được ước thấy. Quá cao hay quá thấp đều có thể khiến trẻ bị mặc cảm. Vì vậy, hãy trang bị các kiến thức cơ bản liên quan đến chiều cao cho trẻ tuổi teen ngay từ bây giờ để bớt những lo lắng bối rối trong tương lai.

Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào gen di truyền

Vì mỗi người có một cơ địa riêng, nên khi lớn lên, chiều cao cũng sẽ thay đổi khác nhau. Con bạn không thể ước mình cao hơn hay có thuốc tiên nào đó kéo giãn cơ thể được. Tương tự như vậy, khao khát được thấp xuống vài cm để ngang hàng với các bạn cùng trang lứa là điều không thể.

Những bạn trẻ lo lắng về chiều cao thường có hai thắc mắc:

  • Khi nào thì teen sẽ cao lên?
  • Teen sẽ cao tới đâu?
  • Thật ra, mỗi người thừa hưởng bộ gien từ bố mẹ mình, nên điều đó gần như quyết định người đó sẽ cao đến đâu và lớn nhanh như thế nào. Chiều cao trẻ tăng nhanh hơn trong giai đoạn tăng trưởng mạnh – ví dụ, cao hơn 10 cm trong mỗi năm khi dậy thì.

    Khi nào thì trẻ bắt đầu cao lên?

    Thời gian tăng trưởng chiều cao mạnh nhất trong giai đoạn trẻ sơ sinh. Trong năm đầu tiên, trẻ có thể tăng chiều cao tới 25 cm. Tuy nhiên sau thời gian đó, chiều cao bạn sẽ chỉ tăng vài cm mỗi năm. Bạn sẽ biết được sự tăng trưởng chiều cao của trẻ qua việc kiểm tra sức khỏe hàng năm hoặc đơn giản chỉ qua quần áo trẻ mặc.

    Sau thời sơ sinh, đợt nhảy vọt chiều cao tiếp theo là tuổi dậy thì, khoảng thời gian có rất nhiều thay đổi, các bạn trai, bạn gái lớn nhanh hơn và ngày càng trông giống như đàn ông và phụ nữ trưởng thành. Nhưng không ai có thể nói chính xác khi nào con bạn sẽ trải nghiệm những thay đổi lớn lao này.

    Thời điểm dậy thì bắt đầu khác nhau ở mỗi trẻ và quá trình này mất khoảng vài năm. Vì thế, thời điểm tăng trưởng chiều cao cũng diễn ra ở lứa tuổi khác nhau phụ thuộc vào trẻ dậy thì và giới tính của trẻ.

    Thông thường, tuổi dậy thì bắt đầu trong khoảng:

    • Từ 8 đến 13 tuổi đối với nữ;
    • Từ 9 đến 15 tuổi đối với nam.

    Trong suốt tuổi dậy thì, các bé trai và bé gái sẽ trải qua giai đoạn tăng vọt về chiều cao cho tới khi đạt đến chiều cao ở tuổi trưởng thành. Một số bé trai dậy thì trễ vẫn có thể cao thêm ngay cả khi đã bước sang tuổi 20!

    Chiều cao cần thiết cho trẻ tuổi teen

    Có thể con bạn rất muốn biết mình cao được tới mức nào. Tuy nhiên, câu trả lời là chúng không thể nào biết trước được cho đến khi trưởng thành, nhưng có thể dễ dàng biết được chiều cao của mình bằng cách dựa vào những người trong gia đình bạn. Có khả năng là chiều cao của con sẽ dao động trong khoảng chiều cao của bố mẹ. Ví dụ, nếu một người cao và người kia thấp, có thể chiều cao của bạn sẽ ở giữa khoảng chiều cao của họ. Các bạn có thể tham khảo bài cách tính chiều cao của trẻ mà ba mẹ cần biết

    Tuy nhiên, con bạn cũng có thể cao hơn hoặc thấp hơn vì số đo chiều cao của con do gen di truyền được thừa hưởng từ bố mẹ. Gen tiết lộ việc cơ thể bạn lớn lên như thế nào và quyết định rất nhiều thứ, kể cả việc chiều cao của con sẽ ra sao.

    Bên cạnh đó, bộ gen không hẳn là một bản sao từ bố hoặc mẹ. Trẻ chỉ có thể mang một phần gen từ bố mẹ và họ không truyền đoạn gen giống nhau cho mỗi người con. Do đó, anh chị em ruột có thể trông rất khác nhau, đặc biệt về chiều cao, mặc dù họ có cùng cha mẹ.

    Những vấn đề nào liên quan đến chiều cao dễ khiến con bạn lo lắng?

    Dưới đây là một số vấn đề mà teen “cao kều” hoặc teen “nấm lùn” gặp phải:

    Quá thấp để chơi các trò chơi ở công viên giải trí

    Hẳn trẻ sẽ rất buồn khi không được phép cho chơi chỉ vì người soát vé nói bé còn quá nhỏ và phải yêu cầu có người lớn đi cùng.

    Con gái nhưng lại cao hơn các bạn trai

    Con gái thường dậy thì sớm hơn con trai, nên một vài trường hợp con gái sẽ phát triển chiều cao trước. Điều này làm con gái rất ngượng ngùng, đặc biệt khi đi với với bạn trai ở các buổi dạ hội trường.

    Bị chọc ghẹo vì quá cao hoặc quá thấp

    Việc chọc ghẹo này mới là phần tệ nhất. Con bạn không thể thay đổi chiều cao, vậy phải làm thế nào đây? Bạn nên dạy con nếu bị trêu chọc quá mức, hãy báo cho thầy cô, bố mẹ hay một người lớn khác để họ can thiệp.

    Bạn nên làm gì để hỗ trợ phát triển chiều cao cho con?

    Nếu con bạn đang lo lắng về chiều cao của mình, hãy hỏi han để con mở lòng trao đổi với bố mẹ hoặc bác sĩ. Đa số các bạn trẻ để chiều cao của mình tăng trưởng tự nhiên mà không can thiệp vào. Nhưng nếu lo lắng rằng chiều cao sẽ không được như mong muốn, thì con bạn có thể làm gì đó ngay từ bây giờ: ăn uống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe, tập luyện thể thao. Nếu con có đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn, con có thể cao được hết khả năng của mình.

    Bên cạnh đó, những bạn trẻ muốn mình đừng cao thêm nữa dĩ nhiên cũng cần ăn uống đầy đủ. Việc ăn ít đi không giúp bạn thấp xuống mà chỉ khiến bản thân con bạn đói, ốm yếu và ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Lớn lên, con bạn trẻ sẽ biết cách thoải mái và thích nghi với chiều cao của mình cho dù có như thế nào đi nữa.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Khiếm thị do biến chứng bệnh tiểu đường

    (68)
    Tiểu đường có thể gây hại cho mắt. Nó có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, phần sau của mắt, được gọi là bệnh võng mạc tiểu ... [xem thêm]

    Ngũ cốc: Món ăn không thể thiếu trong thực đơn nhà bạn

    (97)
    Buổi sáng bận rộn của bạn sẽ được nhẹ nhàng hơn với ngũ cốc, bạn chỉ cần mất 5 phút để chuẩn bị bữa sáng giàu dinh dưỡng và ngon miệng. Nếu bạn ... [xem thêm]

    Norovirus và bệnh tiểu đường

    (33)
    Viêm dạ dày ruột do virus còn được gọi với tên là cúm dạ dày. Đây là một bệnh lý khá thường gặp gây ra viêm và rối loạn chức năng ở dạ dày, ruột. ... [xem thêm]

    Điều trị bệnh kiết lỵ: Quan trọng nhất là đúng chỉ định

    (91)
    Tích cực điều trị bệnh kiết lỵ là cách hiệu quả giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, áp xe gan, viêm khớp mãn tính…Trước khi ... [xem thêm]

    Quá trình chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào?

    (59)
    Chạy thận nhân tạo (thẩm tách máu) là một phương pháp phổ biến để điều trị bệnh suy thận cấp. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào?Phương pháp chạy ... [xem thêm]

    12 bí quyết chăm sóc móng chị em nhất định phải biết

    (82)
    Một bộ móng tay khoẻ mạnh được cắt tỉa cẩn thận xinh đẹp sẽ rất thu hút người nhìn. Dưới đây là 12 bí quyết chăm sóc móng tay chị em nhất định ... [xem thêm]

    Cao huyết áp có dẫn đến đau đầu hay không?

    (66)
    Mọi người đều tưởng rằng tăng huyết áp có thể gây ra đau đầu. Bạn cũng có thể tự nghĩ: “Khi tim đập mạnh hơn, máu đẩy vào thành động mạch, liệu ... [xem thêm]

    Nguyên nhân và cách khắc phục chứng đái dầm ở trẻ nhỏ

    (78)
    Bệnh đái dầm ở trẻ em là chứng tiểu tiện không tự chủ được trong lúc ngủ, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bé nhà bạn có mắc chứng này? Nếu ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN