Bạn nên làm gì nếu bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu?

(3.93) - 43 đánh giá

Một số người thường có thói quen uống nhiều bia rượu mỗi ngày. Tuy nhiên, thói quen này sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu từng bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bất ổn mà bạn không nên thờ ơ.

Theo các thống kê mới nhất của Bộ Y tế, Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 trên toàn thế giới về tỉ lệ tiêu thụ rượu bia. Với mức độ tiêu thụ các loại thức uống có cồn ngày càng tăng, người Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về sức khỏe như bệnh tim mạch, xơ gan, ung thư…

Không cần kể đến khả năng mắc các bệnh hiểm nghèo, bạn có thể bị tiêu chảy ngay sau khi uống bia rượu. Đây là một vấn đề khá phổ biến cảnh báo nhiều nguy cơ sức khỏe, tuy nhiên bạn thường chủ quan và bỏ qua chúng. Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về tình trạng uống bia bị tiêu chảy và cách giúp bạn có thể giảm bớt tình trạng này ngay tại nhà.

Nguyên nhân gây tiêu chảy sau khi uống bia rượu

Khi uống bia rượu, lượng cồn có trong các loại thức uống này sẽ đi đến dạ dày. Nếu có thức ăn trong dạ dày, cồn sẽ được hấp thụ cùng với một số chất dinh dưỡng có trong thức ăn, sau đó, chúng đi vào máu thông qua các tế bào ở thành dạ dày. Điều này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa rượu.

Nếu dạ dày không có thức ăn, cồn sẽ tiếp tục di chuyển tới ruột non, sau đó đi qua các tế bào thành ruột với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, những loại thực phẩm giàu chất xơ hoặc chất nhờn cũng có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Khi đa số lượng cồn được hấp thụ, phần còn lại được bài tiết ra khỏi cơ thể qua phân và nước tiểu. Thông thường, cơ trực tràng sẽ di chuyển, co bóp phối hợp để đẩy phân ra ngoài. Chất cồn có trong bia rượu sẽ làm tăng tốc độ co bóp này, khiến nước không thể được tái hấp thu tại đại tràng như bình thường. Điều này làm bạn đi cầu nhiều lần trong ngày sau khi uống bia rượu.

Ngoài ra, chất cồn có trong bia rượu cũng có thể kích thích hệ tiêu hóa, làm tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bia rượu có xu hướng tiêu diệt lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, vi khuẩn sẽ phát triển trở lại và hệ tiêu hóa sẽ được khôi phục hoạt động bình thường khi ngừng uống bia rượu.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng uống một lượng nhỏ bia rượu có xu hướng đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, gây tiêu chảy. Ngược lại, uống một lượng bia rượu quá lớn có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây táo bón.

Những đối tượng có nguy cơ bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu

Hai đối tượng sau đây sẽ dễ có nguy cơ bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu:

• Người bị bệnh đường ruột: Những người bị bệnh đường ruột như bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh Crohn khi uống bia rượu sẽ dễ bị tiêu chảy và đi ngoài hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của họ vốn đã nhạy cảm với cồn, tình trạng này có thể làm trầm trọng hơn các bệnh đường ruột và rất dễ gây tiêu chảy.

• Người bị thiếu ngủ: Những người có lịch trình ngủ không bình thường như người hay làm ca đêm hoặc thức khuya, có thể bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu nhiều hơn những người bình thường. Các nhà khoa học giải thích rằng, việc thiếu ngủ thường xuyên làm hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm do không được nghỉ hơi đầy đủ và hợp lý, điều này có thể làm tăng ảnh hưởng của bia rượu và khiến bạn đi cầu nhiều lần hơn trong ngày.

Cách điều trị tại nhà khi bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu

Điều đầu tiên bạn cần làm nếu bị tiêu chảy trong khi hoặc sau khi uống bia rượu là ngừng tiêu thụ các loại thức uống này ngay lập tức. Đừng uống bia rượu cho đến khi hệ tiêu hóa của bạn trở lại bình thường. Nếu ngừng tiếp xúc với các thức uống chứa cồn, tình trạng tiêu chảy của bạn hầu như sẽ tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bia rượu gây ra bằng một số phương pháp tại nhà như:

• Uống nhiều nước: Bạn có thể bổ sung thêm nước hoặc nước trái cây để bù đắp lại lượng nước mất đi do bị tiêu chảy hoặc do đi cầu nhiều lần trong ngày.

• Tránh uống cà phê: Caffeine có trong cà phê hoặc trà có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

• Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa: Một số loại thực phẩm dễ tiêu như soda, bánh mì nướng, chuối, trứng, cơm, gà…có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy sau khi uống bia rượu của bạn.

• Tránh ăn những thực phẩm không tốt cho tiêu hóa: Bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn các loại thực phẩm sau đây:

– Sản phẩm có nhiều chất xơ như bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc

– Các sản phẩm từ sữa như sữa và kem (bạn vẫn có thể dùng sữa chua)

– Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như thịt bò hoặc phô mai

– Thức ăn quá cay hay có nhiều gia vị mạnh như cà ri

• Sử dụng thuốc chống tiêu chảy: Bạn có thể sử dụng một số thuốc cầm tiêu chảy không kê toa khi cần thiết.

• Dùng các loại thuốc bổ sung lợi khuẩn: Bạn có thể dùng thuốc bổ sung lợi khuẩn dạng viên hoặc dạng lỏng, lợi khuẩn cũng có nhiều trong một số loại thực phẩm như sữa chua.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ

Hầu hết những người bị tiêu chảy do bia rượu sẽ tự khỏi sau một vài ngày chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy diễn tiến nặng và dai dẳng, bạn sẽ bị mất nước và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Bạn cần phải khám bác sĩ nếu gặp phải những vấn đề sau đây:

  • Bạn bị tiêu chảy hơn 2 ngày mà không thấy dấu hiệu cải thiện nào
  • Bạn bắt đầu gặp các triệu chứng mất nước như khát quá mức
  • Khô miệng và da
  • Giảm lượng nước tiểu hoặc không đi tiểu được
  • Tiểu tiện không thường xuyên
  • Người rất yếu
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Lâng lâng
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Đau bụng hoặc trực tràng dữ dội
  • Phân của bạn có máu hoặc màu đen
  • Bạn bị sốt cao hơn 39˚C

Nếu bạn thường bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu, hãy xem xét lại thói quen dùng đồ uống có cồn của mình để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng đến sức khỏe. Thay vì nhậu nhẹt say sưa, hãy dành nhiều thời gian hơn để quan tâm đến gia đình và chăm sóc sức khỏe của bản thân nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sữa thực vật có tốt không? Dùng sao cho an toàn?

(96)
Sữa thực vật (sữa làm từ các loại hạt) đang được nhiều gia đình lựa chọn như một loại thực phẩm hàng ngày. Song thực chất sữa thực vật có tốt ... [xem thêm]

12 giá trị đạo đức mà bạn nên dạy con

(48)
Cuộc sống ngày càng hối hả và bận rộn khiến nhiều người không còn nhiều thời gian để quan tâm đến việc dạy cho con các giá trị đạo đức. Thật ra, dù ... [xem thêm]

Lịch tập gym cho nữ tăng cân trong vòng 3 tháng

(13)
Bạn thường bị mọi người trêu là “bộ xương biết đi”? Thực tế, phụ nữ có vóc dáng quá gầy sẽ mất đi sức quyến rũ vì cả ba vòng đều… phẳng ... [xem thêm]

Sinh thiết nội mạc tử cung

(57)
Tên kỹ thuật y tế: Sinh thiết nội mạc tử cungBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Nội mạc tử cungTìm hiểu chungSinh thiết nội mạc tử cung là gì?Sinh thiết nội ... [xem thêm]

10 cách để có giấc ngủ ngon bạn nên biết

(52)
Nhiều người trong chúng ta bị chứng mất ngủ ở các giai đoạn khác nhau trong đời. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và tâm trí. Điều ... [xem thêm]

10 công việc khiến bạn có nguy cơ bị trầm cảm

(53)
Bạn thấy mình rất dễ căng thẳng và cáu gắt? Rất có thể công việc hiện tại chính là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ bị trầm cảm đấy! Hàng năm, có ... [xem thêm]

Trị mụn trứng cá: Những điều bạn cần biết

(31)
Những năm tháng tuổi thiếu niên, bạn từng khổ sở vì phải đối phó với những nốt mụn “không mời mà đến” trên mặt, ngực và lưng. Một số bạn may ... [xem thêm]

Bạn nên đi bộ bao nhiêu bước một ngày?

(22)
Thói quen đi bộ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cần biết mình đi bộ bao nhiêu bước một ngày mới có thể đạt hiệu quả cao. Khi có được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN