Giải tỏa nỗi lo sinh con thiếu cân của mẹ

(4.21) - 90 đánh giá

Các bà mẹ luôn lo lắng không biết liệu con mình sau sinh có đạt cân nặng chuẩn hay không? Để giải tỏa nỗi lo sinh con thiếu cân, các mẹ bầu hãy tham khảo bài viết sau nhé!

Trước thực trạng nhiều trẻ em sinh ra với cân nặng không như mong muốn dẫn đến suy dinh dưỡng và một thể trạng yếu ớt khi trưởng thành, các bậc phụ huynh không khỏi hoang mang. Vì thế, tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trên là một vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm. Sau đây là một số chia sẻ có thể giúp giải đáp những thắc mắc của bố mẹ về chủ đề sinh con thiếu cân.

Sinh con thiếu cân là gì?

Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ đánh giá sự phát triển thể chất của thai nhi thông qua kích thước và cân nặng ước tính. Nếu sinh ra mà con thấp bé hơn những trẻ cùng giới tính ở cùng giai đoạn phát triển thì được coi là thiếu cân. Trẻ sinh thiếu cân là khi cân nặng lúc mới sinh chỉ đạt chưa tới 2,5 kg.

Không phải lúc nào bác sĩ và người hộ sinh cũng có thể ước tính được chính xác kích cỡ của thai nhi trong bụng mẹ. Đo đạc bụng bầu là một phương pháp. Ngoài ra, bạn có thể siêu âm để biết kết quả chính xác hơn.

Nguyên nhân khiến mẹ sinh con thiếu cân

Một số trẻ chỉ đơn thuần là nhẹ cân hơn những trẻ cùng lứa. Mặc dù vậy, còn có rất nhiều lý do khiến trẻ sinh ra bị thiếu cân, ví dụ như:

  • Mẹ có những vấn đề liên quan đến nhau thai như chứng tiền sản giật có thể giảm lưu lượng máu truyền đến thai nhi. Việc này cản trở sự phát triển của trẻ vì không thể cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi;
  • Mẹ bầu bị huyết áp cao ảnh hưởng đến lưu lượng máu từ nhau thai đến thai nhi;
  • Mẹ mang đa thai sẽ sinh con ra nhẹ cân hơn vì thường là sinh non. Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi không đủ không gian để phát triển;
  • Trẻ sinh ra bị mắc các bệnh di truyền.

Khi mẹ bầu gặp phải những vấn đề sức khỏe hay tâm lý, quá trình phát triển của thai nhi cũng bị kìm hãm, ví dụ như:

  • Mẹ bầu còn di chứng của bệnh nhiễm trùng chưa được chữa trị triệt để như nhiễm trùng tiểu hay viêm tử cung;
  • Không ăn đủ các chất dinh dưỡng hoặc bị thiếu hụt năng lượng trầm trọng;
  • Mắc bệnh mạn tính như bệnh tim, gan, phổi hay béo phì;
  • Phải chịu đựng những áp lực cuộc sống hay gặp phải các vấn đề tài chính;
  • Dùng chất gây nghiện như heroin hay cocain;
  • Sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn;
  • Hút thuốc lá.

Chế độ chăm sóc khi con thiếu cân

Để trở thành một người có ích cho xã hội, trước hết một người cần có một sức khỏe tốt để học tập và lao động. Cân nặng là một yếu tố phản ánh sức khỏe mà cha mẹ cần chú trọng ngay từ trẻ ra đời. Vậy phải làm sao để trẻ sinh ra không bị thiếu cân? Có những cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện từng bước một để giúp trẻ khắc phục vấn đề cân nặng:

  • Nếu mẹ bầu bị bệnh béo phì hay huyết áp cao thì hãy nhờ đến bác sĩ để kiểm soát vấn đề này;
  • Hãy ngưng uống các chất có cồn;
  • Ăn uống một chế độ dinh dưỡng hài hòa và lành mạnh, duy trì cân nặng phù hợp;
  • Tìm cách giải quyết nếu bạn đang gặp phải vấn đề về thuốc gây nghiện;
  • Hãy ngưng hút thuốc.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý không nên nấu các thực phẩm giàu tinh bột chín quá kỹ, ví dụ như khoai tây và bánh mì. Khi chiên, hấp, quay hay nướng các thực phẩm giàu tinh bột ở nhiệt độ cao, một hóa chất tự nhiên gọi là acrylamide hình thành. Mặc dù chưa có nhiều tài liệu chứng minh, nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo đây là một chất dẫn đến việc trẻ bị sinh thiếu cân.

Những thay đổi tưởng chừng như rất nhỏ nhặt trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của bạn lại có thể tác động rất tích cực đến sự phát triển khỏe mạnh của con yêu. Việc cai thuốc lá cũng không ngoại lệ, nó sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ sinh con thiếu cân.

Để làm một mẹ bầu sáng suốt, mẫu mực quả thực không hề đơn giản. Tuy nhiên, vì sức khỏe con yêu và chính bản thân mình, hãy nỗ lực cải thiện từng chút một theo những gợi ý trên nhé.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp nhiều thông hữu ích cho bạn. Chúc bạn sinh con đạt chuẩn cân nặng nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn bạn cách luộc gà ngon nhất

(19)
Gà luộc là món ăn không chỉ thân thuộc mà còn vô cùng dinh dưỡng. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách luộc gà ngon nhất để vừa đẹp mắt vừa có hàm ... [xem thêm]

Là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ, phòng tránh tiêu chảy trong mùa hè như thế nào?

(77)
Đối với trẻ nhỏ, tiêu chảy là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, phòng ngừa bệnh ... [xem thêm]

6 sai lầm về mụn

(43)
Mụn trứng cá là những nốt sưng tấy nhỏ nổi lên trên da do những thay đổi diễn ra trong cơ thể khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì.Lần đầu tiên nhận ra ... [xem thêm]

Chảy máu thực quản: Biến chứng không thể xem thường

(64)
Chảy máu thực quản là hệ quả trực tiếp của tình trạng huyết áp trong tĩnh mạch cửa quá cao. Nếu không cấp cứu kịp thời, bạn có thể tử vong.Một trong ... [xem thêm]

Vai trò của chất béo và cách bổ sung chất béo tốt cho sức khỏe

(83)
Nhiều người lầm tưởng rằng chất béo là nguyên nhân gây béo phì, tăng cân. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn ngược lại, vai trò của chất béo vô cùng quan trọng ... [xem thêm]

Mẹ bầu có nên mang áo ngực trong thai kì?

(82)
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu bắt đầu thay đổi. Ngực bắt đầu thay đổi và lớn hơn, vì vậy việc mặc áo ngực có thể khiến bạn cảm thấy không thoải ... [xem thêm]

6 bí quyết chăm sóc tóc siêu đơn giản

(55)
Mái tóc đẹp và chắc khỏe sẽ góp phần tôn lên vẻ đẹp ngoại hình của bạn. Vậy bạn đã biết cách chăm sóc như thế nào để có một mái tóc khỏe đẹp ... [xem thêm]

Khi nào chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh trở lại?

(65)
Chị em thường có nhiều thắc mắc về chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh như khi nào “đèn đỏ” sẽ quay trở lại, “đèn đỏ” nhiều hay ít có ảnh hưởng gì ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN