Ephedra là thảo dược gì?

(4.1) - 99 đánh giá

Tên thông thường: Ephedra, ma huang, ngựa vàng, chất làm se vàng, cây bán hạ

Tên khoa học: Ephedra sinica

Tác dụng

Tác dụng của thảo dược Ephedra là gì?

Ephedra thường được dùng để giúp giảm cân và trị béo phì, tăng cường khả năng tập luyện thể dục.

Thảo dược này cũng được dùng cho những bệnh lý sau:

  • Dị ứng, sốt, nghẹt mũi;
  • Bệnh lý đường hô hấp;
  • Cảm lạnh, cảm cúm, cúm heo, ớn lạnh, đau đầu, khó ra mồ hôi, đau xương khớp.

Bên cạnh đó, thảo dược này còn được dùng để tăng lượng nước tiểu ở người bị bí tiểu. Ephedra có thể được kê toa cho những bệnh lý khác không được đề cập trong hướng dẫn này.

Thảo dược này hoạt động như thế nào?

Ephedra chứa một thành phần hóa học là ephedrine có tác dụng kích thích tim, phổi và hệ thần kinh trung ương.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thảo dược.

Liều dùng thảo dược Ephedra cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường cho người lớn để điều trị triệu chứng viêm mũi do dị ứng

Bạn dùng dung dịch Ephedrine – saline 15 để rửa mũi mỗi 48 giờ trong 4 tuần.

Liều thông thường cho người lớn để tăng cường khả năng luyện tập

Bạn uống 1 mg Ephedrine tương ứng với mỗi kg cân nặng trong vòng 90 phút trước khi tập luyện, 1 lần mỗi tuần, trong 4 tuần.

Liều thông thường cho người lớn bị hạ huyết áp

Bạn sẽ được tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 5 đến 45 mg Ephedrine.

Liều thông thường cho người lớn bị hưng phấn tình dục

Bạn uống 50 mg Ephedrine sulfat trước khi xem những phim khiêu dâm.

Liều thông thường cho người lớn để giảm cân

Bạn uống 2 g chiết xuất Ephedra 3 lần mỗi ngày trong 8 tuần, 20 đến 50 mg ephedrine 3 lần mỗi ngày trong 2 đến 3 tháng.

Liều dùng thảo dược Ephedra cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường cho trẻ bị hen suyễn

Bạn cho trẻ uống 24 đến 25 mg hoặc 0,65 đến 2,1 mg/kg mỗi 6 đến 8 giờ trong 1 đến 8 tuần.

Cách dùng

Bạn nên dùng thảo dược Ephedra như thế nào?

Bạn phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kì điều gì bạn không rõ liên quan đến việc dùng thảo dược. Khi dùng thuốc này cho trẻ dưới 18 tuổi cần phải có sự giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ.

Bạn phải dùng thảo dược theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều chỉ định, không được tự ý ngưng thảo dược nếu không có sự cho phép của bác sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thảo dược, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thảo dược Ephedra?

Ephedra có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Rối loạn hệ tiêu hóa;
  • Rối loạn chức năng gan thận;
  • Đau đầu, giảm thính giác, đau tim;
  • Ợ nóng;
  • Mất khả năng;
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế;
  • Suy cơ quan;
  • Phản xạ quá mức;
  • Đau khi đi tiểu;
  • Bệnh Parkinson;
  • Tâm thần;
  • Đột quỵ;
  • Có ý định tự tử;
  • Mệt mỏi;
  • Run rẩy;
  • Tim yếu và phì đại;
  • Sụt cân.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thảo dược Ephedra bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thảo dược Ephedra bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thảo dược;
  • Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc bất kì con vật nào, đặc biệt là các cây thuộc họ cúc;
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Thảo dược này không được khuyến cáo dùng cho trẻ em vì có nguy cơ gây ngộ độc có thể dẫn đến tử vong.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thảo dược cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thảo dược này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thảo dược, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thảo dược được xác định cao hơn nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thảo dược Ephedra có thể tương tác với thuốc nào?

Thảo dược này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thảo dược, bạn không tự ý dùng thảo dược, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thảo dược mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với Ephedra khi dùng chung bao gồm:

  • Thuốc có thể gây loạn nhịp như amiodarone, disopyramide, dofetilide;
  • Dẫn chất của methylxanthin như aminophylline, theophylline, caffeine;
  • Thuốc kích thích như diethylpropion, epinephrine, phentermine;
  • Dexamethasone;
  • Dẫn xuất ergotamine (nấm cựa gà) như ergotamine, dihydroergotamine;
  • Thuốc ức chế MAO;
  • Thuốc trị tiểu đường như sulfonylurea, pioglitazone;
  • Thuốc trị động kinh như axit valproic, primidone, gabapentine.

Thảo dược Ephedra có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thảo dược nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thảo dược cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thảo dược. Bạn cần thận trọng khi dùng thảo dược này với các thực phẩm.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thảo dược Ephedra?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thảo dược này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Đau thắt ngực;
  • Loạn nhịp tim;
  • Lo âu;
  • Tiểu đường;
  • Rối loạn vận động (run);
  • Tăng huyết áp;
  • Cường giáp;
  • Sỏi thận;
  • Tăng nhãn áp góc đóng;
  • Bệnh động kinh.

Bảo quản thảo dược

Bạn nên bảo quản thảo dược Ephedra như thế nào?

Bạn nên bảo quản thảo dược Ephedra ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thảo dược trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thảo dược trong ngăn đá. Mỗi loại thảo dược có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thảo dược tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thảo dược vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thảo dược đúng cách khi thảo dược quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thảo dược an toàn.

Dạng bào chế

Thảo dược Ephedra có những dạng và hàm lượng nào?

Thảo dược Ephedra có những dạng sau:

  • Thảo dược khô;
  • Dung dịch;
  • Viên nén;
  • Viên nang;
  • Trà.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hắc mai

(25)
Tìm hiểu chungHắc mai dùng để làm gì?Cây hắc mai được dùng làm thuốc nhuận tràng cho bệnh táo bón, cũng như là thuốc chữa bệnh sỏi mật, bệnh về thận ... [xem thêm]

Osha là thảo dược gì?

(76)
Tên khoa học: Ligusticum porteriTìm hiểu chungOsha dùng để làm gì?Osha được sử dụng để điều trị:Viêm họngViêm phế quảnHoCảm lạnh thông thườngCúmCúm ... [xem thêm]

Caralluma fimbriata

(65)
Tên thường gọi: C. Fimbriate, Caraluma, Caralluma Cactus, Caralluma Extract, Caralluma fimbriata Extract, Caraluma Pregnane Glycosides, Extrait de Caralluma, Extrait de Caralluma fimbriata , ... [xem thêm]

Dược liệu câu kỷ tử có công dụng gì?

(96)
Câu kỷ tử thuộc họ quả mọng, thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y nhờ nhiều công dụng đối với sức khỏe, bao gồm tăng cường miễn dịch, đẹp ... [xem thêm]

Capsicum

(67)
Tìm hiểu chungCapsium dùng để làm gì?Capsicum được dùng để bôi ngoài da giúp chữa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như khó chịu trong bụng, đầy hơi, đau ... [xem thêm]

Thiên thảo là thảo dược gì?

(24)
Tên thông thường: thiên thảoTên khoa học: rubiaTìm hiểu chungTác dụng của thiên thảo là gì?Thiên thảo là một thảo dược, gốc được dùng để làm ... [xem thêm]

Ephedra là thảo dược gì?

(99)
Tên thông thường: Ephedra, ma huang, ngựa vàng, chất làm se vàng, cây bán hạTên khoa học: Ephedra sinicaTác dụngTác dụng của thảo dược Ephedra là gì?Ephedra ... [xem thêm]

Hydroxymethylbutyrate

(65)
Tìm hiểu chungHydroxymethylbutyrate dùng để làm gì?Hydroxymethylbutyrate là một hóa chất được sản xuất khi cơ thể phân hủy leucine. Leucine là một axit amin, một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN