Dược liệu câu kỷ tử có công dụng gì?

(4.35) - 96 đánh giá

Câu kỷ tử thuộc họ quả mọng, thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y nhờ nhiều công dụng đối với sức khỏe, bao gồm tăng cường miễn dịch, đẹp da…

Câu kỷ tử là quả chín phơi khô của hạt kỷ tử, được thu hái khi đã chuyển sang màu đỏ da cam. Những năm gần đây, câu kỷ tử được ca ngợi là siêu thực phẩm bởi khả năng chống lại bệnh đái tháo đường và thậm chí cả ung thư. Ngoài ra, loại quả này chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh có thể ngăn cản quá trình lão hóa. Vậy liệu kỷ tử còn lợi ích nào khác? Mời bạn khám phá câu trả lời thông qua bài viết sau của Chúng tôi.

Giá trị dinh dưỡng của câu kỷ tử

Câu kỷ tử (còn gọi là kỷ tử đỏ) có vị đắng xen lẫn một chút vị chua nhưng kèm theo cảm giác ngọt ở hậu vị. Bạn có thể ăn quả tươi hoặc quả khô. Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao kỷ tử sấy khô bởi hàm lượng dinh dưỡng cô đặc ở mức cao.

Câu kỷ tử là một trong những loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt, bao gồm:

  • Sắt
  • Kẽm
  • Chất xơ
  • Vitamin C
  • Vitamin A
  • Chất chống oxy hóa

Ngoài ra, loại quả này còn đem đến 8 axit amin thiết yếu. Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng 120gram câu kỷ tử cung cấp 10% lượng protein mà cơ thể cần mỗi ngày, một con số đáng ngạc nhiên đối với trái cây. Các carbohydrate trong loại quả này thuộc dạng carbon phức, đồng nghĩa có khả năng điều chỉnh đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng mệt mỏi do tiêu thụ lượng lớn carbohydrate (sugar crash) trong tương lai.

Câu kỷ tử có tác dụng gì đối với sức khỏe

1. Tăng cường thị lực

Quả kỷ tử đặc biệt giàu zeaxanthin, một chất chống oxy hóa được biết đến với những lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt. Ăn loại quả này được coi là một biện pháp điều trị tự nhiên cho bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi già. Zeaxanthin trong quả mọng cũng sẽ bảo vệ mắt khỏi tác động của tia cực tím, các gốc tự do và các dạng trầm cảm khác nhau.

2. Câu kỷ tử giúp giảm cân

Câu kỷ tử có lượng calo thấp và giàu chất dinh dưỡng, do vậy bạn hoàn toàn có thể dành cho loại quả này một vị trí trong kế hoạch ăn kiêng giảm cân. Ngoài ra, lượng đường trong kỷ tử khá thấp, khiến người ăn vào vẫn cảm thấy no cũng như thỏa mãn cơn thèm nhưng không hề mập thêm. Chất xơ dồi dào từ loại quả này giúp bạn nhanh chóng có được vòng eo lý tưởng.

Bạn có thể chế biến kỷ tử đỏ thành thức uống giảm cân với công thức như sau:

  • 10g quả khô
  • 1 quả chanh
  • 1/2 trái kiwi
  • 300ml nước khoáng.

Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần vắt chanh để lấy nước, sau đó đưa tất cả nguyên liệu vào máy rồi xay nhuyễn cùng một chút đá lạnh.

3. Tác dụng của kỷ tử: cải thiện khả năng tình dục

Câu kỷ tử có một lịch sử lâu dài gắn liền với nhiệm vụ hỗ trợ sinh sản. Một nghiên cứu đã cho thấy khả năng của quả kỷ tử trong việc:

  • Cải thiện khả năng tình dục
  • Cải thiện nồng độ testosterone
  • Tăng khả năng di chuyển và số lượng của tinh trùng
  • Kéo dài thời gian cương cứng và phản ứng xuất tinh.

Các bác sĩ cũng gợi ý quả kỷ tử có thể là một lựa chọn thay thế cho những phương thuốc điều trị rối loạn cương dương như Viagra.

4. Công dụng của kỷ tử: chống trầm cảm

Không những giàu vitamin B và C mà kỷ tử cũng chứa mangan và chất xơ. Tất cả các chất dinh dưỡng này sẽ làm tăng mức năng lượng tích cực của bạn. Loại quả mọng này đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để chống trầm cảm, các rối loạn lo âu và cảm xúc khác.

5. Thải độc gan

Các loại quả mọng thường được sử dụng cùng với nhiều loại thảo mộc truyền thống khác như cam thảo và nấm linh chi trong việc làm sạch gan. Theo dân gian, hạt kỷ tử có lợi cho cả gan và thận, hỗ trợ phục hồi sức mạnh của cơ thể kèm theo khả năng đào thải độc tố. Vào những ngày nóng bức, bạn hãy pha cho mình 1 bình trà kỷ tử để hạ hỏa và tăng cường sinh khí nhé.

Cách pha trà kỷ tử cùng long nhãn không hề phức tạp, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm:

  • Trà
  • Mật ong
  • Táo tàu khô
  • Nước đun sôi
  • Quả kỷ tử khô

Cách thực hiện như sau:

  • Bỏ lá trà vào bình đựng, lược qua 1 lần với nước sôi (tráng trà)
  • Cho tất cả nguyên liệu vào bình
  • Đậy kín và ngâm nguyên liệu trong 5 – 10 phút
  • Nếu muốn có vị ngọt tự nhiên, bạn có thể cho thêm chút mật ong
  • Rót ra ly và thưởng thức.

6. Kỷ tử có tác dụng gì? Tăng cường hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và việc ngừa cúm luôn đi đôi với nhau. Các vitamin trong quả câu kỷ tử có thể tăng cường hiệu quả của vắc-xin cúm. Điều này rất hữu ích vì biện pháp tiêm phòng không phải lúc nào cũng bảo vệ bạn khỏi sự tấn công của virus.

7. Hỗ trợ giảm đau

Câu kỷ tử mang đặc tính chống viêm, có thể giúp bạn đẩy lùi một vài cơn đau, chẳng hạn như đau khớp. Dẫu vậy, vẫn còn khá ít thông tin chứng minh loại quả này sẽ đem lại tác dụng tương tự với tình trạng đau cơ bắp.

8. Câu kỷ tử làm đẹp da

Bạn lo lắng về làn da sậm màu cùng những nốt thâm hay vết nhăn đáng ghét? Vậy thì đừng buồn bã nữa bởi vị cứu tinh đã xuất hiện rồi đây. Bạn có biết kỷ tử có tác dụng tốt trong việc điều trị nám da bởi chúng rất giàu vitamin C, beta-carotene và axit amin. Những hợp chất này đều giúp cải thiện sự hiện diện của hắc sắc tố, từ đó giúp làn da trở nên sáng hồng, mịn màng.

Ngoài cách ăn trực tiếp, bạn có thể nghiền nhỏ một vài quả kỷ tử và trộn cùng sữa chua. Sau đó đắp hỗn hợp này lên mặt, để yên trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Thực hiện việc này mỗi ngày sẽ đem lại kết quả mỹ mãn nhất cho làn da.

Chưa dừng lại ở đó, nếu đang đối mặt với tình trạng mụn xuất hiện, ngoài việc dùng sản phẩm chăm sóc da từ bên ngoài, bạn nên uống thêm trà câu kỷ tử để hỗ trợ từ bên trong và giảm nguy cơ mụn tấn công đột ngột. Cách pha chế trà kỷ tử khá đơn giản cũng như dễ làm, chỉ cần những nguyên liệu sau:

  • 15g quả kỷ tử
  • Nước đun sôi.

Thực hiện

  • Rửa sạch quả
  • Cho kỷ tử vào bình đựng
  • Rót nước sôi vào
  • Để yên trong vòng 15 – 20 phút
  • Rót ra ly và thưởng thức.

9. Giúp tóc nhanh dài

Khi bị rụng tóc, bạn hãy nghĩ đến vitamin A nhé. Đây là loại chất có khả năng cải thiện khả năng tăng cường lưu thông máu trên cơ thể và da đầu, từ đó kích thích tóc tăng trưởng kèm theo ngăn ngừa tình trạng gãy yếu. Như thông tin bài viết đã đề cập ở trên, quả kỷ tử rất giàu vitamin C. Chất dinh dưỡng này giúp hấp thu sắt, một yếu tố cần thiết cho sự phát triển của tóc.

10. Cải thiện sức khỏe của phổi

Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ câu kỷ tử trong 4 tuần giúp giảm viêm ở phổi và tăng hoạt động của bạch cầu nhằm chống lại các bệnh về phổi như cúm, hen suyễn…

11. Điều chỉnh huyết áp

Hợp chất polysacarit của quả kỷ tử được đánh giá cao ở đặc tính chống tăng huyết áp. Trên thực tế, đây là thành phần thường thấy trong các bài thuốc y học cổ truyền nhằm giúp bệnh nhân điều chỉnh huyết áp ổn định và ngăn ngừa các bệnh liên quan.

Một số bài thuốc dân gian có câu kỷ tử

1. Chữa hư lao tinh quỵ, đau lưng mỏi gối

Câu kỷ tử 12g, thục địa 12g, tục đoạn 9g, tầm gửi 12g. Đem sắc nước uống.

2. Chữa can thận bất túc, đau đầu hoa mắt:

Câu kỷ tử, cúc hoa, thục địa, sơn thù du, sơn dược, trạch tả, mẫu đơn bì, phục linh mỗi thứ lấy lượng bằng nhau. Tất cả đem nghiền thành bột mịn, luyện với mật, làm thành viên hoàn bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 9g.

3. Chữa thận hư di tinh, dương ủy, xuất tinh sớm, khí huyết lưỡng suy:

Câu kỷ tử, thỏ ty tử mỗi thứ 240g; ngũ vị tử 30g; phúc bồ tử 120g; xa tiền tử 60g. Nghiền thành bột mịn, nhào với mật làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 9g.

4. Chữa nam giới bất dục, tinh huyết bất túc:

Câu kỷ tử 120g; đương quy 60g; thục địa 180g. Đem đi ngâm rượu (3kg). Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần uống 30ml.

5. Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ hay mệt mỏi:

Câu kỷ tử tươi 500g, giã dập cho vào túi vải và ngâm với 2kg rượu trong bình kín, thời gian 2 tuần. Mỗi lần uống 30ml và ngày dùng 1–2 lần.

6. Thuốc bổ, chữa di tinh:

Câu kỷ tử 6g, sinh khương 2g, nhục thong dong 2g. Thêm 600ml nước rồi sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Những lưu ý khi dùng câu kỷ tử

Dẫu rất tốt cho sức khỏe, quả kỷ tử tồn tại một số bất lợi mà bạn cần chú ý đến, chẳng hạn như:

Tương tác với thuốc

Câu kỷ tử có thể tương tác với một số loại thuốc. Nếu bạn đang dùng warfarin (chất làm loãng máu), bạn không nên sử dụng dược liệu này. Ngoài ra, câu kỷ tử cũng có thể gây ra tương tác xấu với thuốc trị bệnh đái tháo đường và thuốc trị huyết áp. Để đảm bảo tính an toàn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Gây dị ứng

Những người bị dị ứng phấn hoa phải tránh xa quả câu kỷ tử. Chúng có thể khiến bạn nhạy cảm ánh sáng, từ đó hình thành phát ban trên da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Nguy hiểm với mẹ bầu

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo tuyệt đối không ăn quả kỷ tử vì chúng có thể gây sẩy thai. Ngoài ra, nếu đang cho con bú, loại quả này cũng sẽ không thích hợp bởi sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.

Câu kỷ tử bán ở đâu?

Bạn có thể tìm mua quả kỷ tử khô ở những cửa hàng dược liệu, tiệm thuốc Đông y hoặc trên các trang mạng với giá cả khá đa dạng. Do đó, để đảm bảo chất lượng và và an toàn, hãy chọn lựa nơi cung cấp sản phẩm uy tín bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dầu hồng hoa có tác dụng gì?

(32)
Tên thông thường: Alazor, American Saffron, Bastard Saffron, Benibana, Benibana Oil, Benibana Flower, Cártamo, Carthame, Carthame des Teinturiers, Carthamus tinctorius, Chardon Panaché, ... [xem thêm]

Genistein kết hợp polysaccharide là chất gì?

(83)
Tìm hiểu chungGenistein kết hợp polysaccharide dùng để làm gì?Genistein kết hợp polysaccharide là một chất được lấy từ đậu nành chế biến đặc biệt (lên ... [xem thêm]

Marsh tea là thảo dược gì?

(77)
Tên thông thường: marsh teaTên khoa học: rhododendron tomentosumTìm hiểu chungMarsh tea dùng để làm gì?Marsh tea là một loại thảo dược được sử dụng điều trị ... [xem thêm]

Cỏ lúa mì là thảo dược gì?

(50)
Tên thông thường của cỏ lúa mì: Agropyre, Agropyron, Agropyron repens, Agropyron firmum, Blé en Herbe, Brote del Trigo, Couchgrass, Couch Grass, Cutch, Dog Grass, Dog-grass, Doggrass, ... [xem thêm]

Thảo dược buckthorn

(28)
Tên thông thường: buckthornTên khoa học: Rhamnus sppTác dụngTác dụng của thảo dược buckthorn là gì?Buckthorn là một loại thảo dược, thành phần được dùng làm ... [xem thêm]

Dược liệu câu đằng có công dụng gì?

(22)
Tên thường gọi: Câu đằngTên gọi khác: Dây móc câu, móc ó, vuốtTên khoa học: Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack.Họ: Cà phê (Rubiaceae)Tổng quan về dược liệu câu ... [xem thêm]

Dược liệu Bìm bìm biếc

(16)
Tên thường gọi: Bìm bìm biếcTên khác: Khiên ngưu, hắc sửu, bạch sửuTên khoa học: Pharbitis nil (L.) Choisy; Pharbitis purpurea (L.) Voigt; Ipomoea hederaceae JacqHọ: Bìm ... [xem thêm]

Lan hoàng thảo là thảo dược gì?

(39)
Tên thông thường: Lan hoàng thảo, đăng lanTên khoa học: Dendrobium, Dendrobium officinale, Shi Hu, Dendrobium nobileTìm hiểu chungLan hoàng thảo dùng để làm gì?Lan hoàng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN