Enzyme chuyển đổi angiotensin

(3.76) - 11 đánh giá

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm enzyme chuyển đổi angiotensin(ACE).

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm enzyme chuyển đổi angiotensin là gì?

Xét nghiệm enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE) được sử dụng để phát hiện và theo dõi diễn tiến của bệnh Sarcoidosis.

Sarcodosis là một bệnh làm xuất hiện những u hạt nằm ở dưới da và khắp tất cả các nội tạng bên trong cơ thể. Những tế bào xung quanh những u hạt này sẽ tăng tiết chất ACE, do đó làm nồng độ của chất này trong máu sẽ cao lên khi bạn mắc phải bệnh sarcodosis.

Sự tăng hay giảm của ACE sẽ cho bác sĩ biết được tình trạng bệnh đang diễn biến thế nào. Ngoài ra, bác sĩ còn sử dụng nó để xem phương pháp điều trị bằng thuốc corticoid có hiệu quả hay không.

Bên cạnh việc làm xét nghiệm đo nồng độ ACE, bác sĩ sẽ cho bạn làm kèm thêm một số xét nghiệm khác ví dụ như là xét nghiệm đo AFB hoặc các xét nghiệm kiểm tra xem bạn có bị nhiễm nấm hay không. Vì đây cũng là những bệnh có thể gây ra các u hạt dễ nhầm lẫn với sarcodosis.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm enzyme chuyển đổi angiotensin?

ACE được yêu cầu khi bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng của Sarcoidosis như:

  • U hạt;
  • Ho mãn tính hoặc khó thở;
  • Đỏ và chảy nước mắt;
  • Đau khớp.

Bệnh rất thường xảy ra ở người có độ tuổi từ 20 đến 40. Nếu bạn đã được chẩn đoán là mắc bệnh sarcodosis, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm này thường xuyên để kiểm tra xem bệnh của bạn đang diễn tiến như thế nào.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm enzyme chuyển đổi angiotensin?

Những tác nhân sau có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm:

  • Bệnh nhân dưới 20 tuổi thường có nồng độ ACE rất cao;
  • Tán huyết hay tăng lipid trong máu có thể làm giảm nồng độ ACE làm kết quả sai lệch giả;
  • Các loại thuốc có thể làm giảm lượng ACE như thuốc thuốc hạ huyết áp bằng cách ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin, steroid.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm enzyme chuyển đổi angiotensin?

Bác sĩ giải thích quy trình xét nghiệm cho bạn. Thực chất, xét nghiệm enzyme chuyển đổi angiotensin là một loại xét nghiệm máu. Bạn không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt trước khi làm xét nghiệm. Bạn cũng không cần phải nhịn ăn hay uống trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

Ngày đi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay.

Quy trình thực hiện xét nghiệm enzyme chuyển đổi angiotensin như thế nào?

Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
  • Gắn một cái ống để máu chảy ra;
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm enzyme chuyển đổi angiotensin?

Bác sĩ, điều dưỡng hoặc y tá sẽ thực hiện lấy máu nhằm xét nghiệm. Mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường: 8 – 53 U/L

Kết qảu bất thường: khi nồng độ ACE tăng cao:

  • Bệnh Sarcoidosis;
  • Bệnh Gaucher;
  • Bệnh lao;
  • Bệnh phong;
  • Xơ gan do rượu;
  • Bệnh Hodgkin;
  • U tuỷ xương
  • Xơ hóa phổi tự phát;
  • Bệnh đái tháo đường;
  • Xơ gan ứ mật nguyên phát;
  • Bệnh thoái hoá dạng bột (Amyloidosis);
  • Cường giáp;
  • Xơ cứng bì;
  • Tắc mạch phổi.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xét nghiệm đường và HbA1c

(82)
Nếu nồng độ đường trong máu vẫn còn duy trì ở mức cao thì bạn bị bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường). Nếu nồng độ đường trong máu ... [xem thêm]

Khí máu động mạch

(64)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm khí máu động mạchBộ phận cơ thể/mẩu thử: Máu từ động mạchĐịnh nghĩaXét nghiệm khí máu động mạch là gì?Hồng cầu ... [xem thêm]

Chụp CT cột sống thắt lưng

(82)
Tên kĩ thuật y tế: CT cột sống thắt lưngBộ phận cơ thể/Mẫu thử: cột sốngTìm hiểu thêmCT cột sống thắt lưng là gì?Chụp điện toán cắt lớp (CT), hay ... [xem thêm]

Nồng độ canxi trong máu

(16)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm nồng độ canxi trong máuBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm nồng độ canxi trong máu là gì?Xát nghiệm nồng ... [xem thêm]

Xác định HLA

(85)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm xác định HLA, xét nghiệm định týp mô, xét nghiệm tương hợp mô, phản ứng chéo HLA, xét nghiệm xác định kháng thể kháng ... [xem thêm]

Phân tích nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi

(44)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm máu tìm đột biến làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi (phân tích nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến ... [xem thêm]

Peptit natri lợi niệu não

(53)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm peptide natri lợi niệu (Peptide natri lợi niệu tâm nhĩ [ANP], peptide natri lợi niệu não [BNP], peptide natri lợi niệu nhóm C [CNP])Bộ ... [xem thêm]

H. pylori

(48)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm H.pyloriBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Dạ dày và tá tràngTìm hiểu chungXét nghiệm H. pylori là gì?Xét nghiệm Helicobacter pylori được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN