Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận

(4.29) - 48 đánh giá

Chức năng của thận có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh tật hay trạng thái cơ thể nhất định hoặc tác dụng của một số loại thuốc. Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.

Cầu thận (Nguồn ảnh: activhealth.com)

Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận là như thế nào?

Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận được sử dụng để đánh giá thận của bạn hoạt động có tốt hay không bằng cách đo lường lượng máu được lọc bởi thận trong một khoảng thời gian kiểm tra nhất định (đo một cách gián tiếp thông qua việc đánh giá độ thanh lọc của một số chất trong máu như creatinine, ure). Trong cấu trúc thận, các cầu thận là bộ phận chức năng làm nhiệm vụ lọc máu nên xét nghiệm có tên là đánh giá độ lọc cầu thận. Trường hợp cầu thận không thực hiện được đầy đủ chức năng lọc máu sẽ dẫn đến sự suy giảm chức năng của thận.

Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận thường được thực hiện thông qua kỹ thuật đo lượng creatinine trong máu. Creatinine là sản phẩm được tạo ra trong quá trình vận động của cơ bắp. Thông thường, thận sẽ thực hiện việc lọc bỏ thành phần creatinine này ra khỏi máu. Tuy nhiên, nếu hai quả thận hoạt động không tốt sẽ dẫn đến lượng creatinine còn tồn dư trong máu cao. Do tình trạng hoạt động của thận còn bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có trạng thái của cơ thể, nên để đảm bảo độ chính xác, kết quả xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận được tính toán theo công thức dựa trên kết quả đo lượng creatinine trong máu và xem xét cùng với các yếu tố về tuổi tác, giới tính của người được xét nghiệm.

Các giai đoạn chức năng của thận

Dựa vào kết quả xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận và các đặc điểm cơ thể khác, hoạt động chức năng của thận được chia làm 5 giai đoạn:

Các giai đoạn của bệnh thận mạn eGFR (ml/phút/1.73 m2)
Giai đoạn 1: Kết quả xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận cho thấy thận hoạt động bình thường nhưng người được xét nghiệm đã nhận biết thấy có các triệu chứng, dấu hiệu bệnh tật hoặc tổn thương ở thận. Ví dụ: có xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc nồng độ protein cao trong nước tiểu, hiện tượng bất thường hay triệu chứng viêm thận,… >= 90
Giai đoạn 2: Chức năng của thận suy giảm nhẹ và người được xét nghiệm đã nhận thấy các triệu chứng thận có dấu hiệu bệnh tật hoặc tổn thương.

Kết quả đánh giá độ lọc cầu thận từ 60-89 nhưng không đi kèm với việc xuất hiện các triệu chứng thận có dấu hiệu bệnh tật hoặc tổn thương thì chưa được kết luận là có triệu chứng bị bệnh thận mạn.

60 – 89
Giai đoạn 3: Giai đoạn độ suy giảm chức năng thận trung bình (Đi kèm hoặc không đi kèm với việc người được xét nghiệm đã xác định có bệnh về thận. Ví dụ: người già bị suy giảm chức năng thận với tình trạng bệnh thận cụ thể chưa được xác định) 45 – 59 (3A)
30 – 44 (3B)
Giai đoạn 4: suy giảm nghiêm trọng chức năng thận (Đi kèm hoặc không với bệnh thận đã được biết) 15 – 29
Giai đoạn 5: suy giảm đặc biệt nghiêm trọng chức năng thận. Trường hợp này đôi khi còn được gọi là suy thận giai đoạn cuối. < 15

Ghi chú: Kết quả xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận sẽ không còn chính xác trong trường hợp người được xét nghiệm có số lượng cơ bắp hoạt động bất thường hoặc có tình trạng ảnh hưởng đến nồng độ creatinine trong máu như các trường hợp sau:

  • Người có cơ bắp không hoạt động.
  • Người bị thiếu một tay hoặc một chân.
  • Người bị suy dinh dưỡng.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người bị suy thận cấp.
  • Người bị phù hay tích nước.
  • Trẻ em.

Xem thêm

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy
  • Xạ hình thận bằng DMSA (DMSA Scan)
  • Sinh thiết thận

Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/estimated-glomerular-filtration-rate

Trần Thị Bích Hương. Xét nghiệm cơ bản trong thận học. Trong: Đặng Vạn Phước, Châu Ngọc Hoa, chủ biên. Triệu chứng học nội khoa. TP Hồ Chí Minh: NXB Y Học; 2009. tr. 178)

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. Vũ Thị Hồng Dương - BS. Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lactic Acid Dehydrogenase

(13)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm axit lactic dehydrogenase (LDH)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm axit lactic dehydrogenase (LDH) là gì?Xét nghiệm axit ... [xem thêm]

Đo đường huyết

(63)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm đo đường huyết (nồng độ đường glucose trong máu)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm đo đường huyết là ... [xem thêm]

Chụp CT cột sống thắt lưng

(82)
Tên kĩ thuật y tế: CT cột sống thắt lưngBộ phận cơ thể/Mẫu thử: cột sốngTìm hiểu thêmCT cột sống thắt lưng là gì?Chụp điện toán cắt lớp (CT), hay ... [xem thêm]

Định lượng canxi

(62)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm định lượng canxi (xét nghiệm canxi tổng, canxi ion, canxi huyết thanh)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu, Nước tiểu.Tìm hiểu chungXét ... [xem thêm]

Soi thanh quản trực tiếp

(91)
Tên kĩ thuật y tế: Nội soi thanh quản trực tiếpBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Họng, thanh quản và dây thanh âm (function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ... [xem thêm]

Tầm soát ung thư đại trực tràng

(19)
Ung thư đại trực tràng là gì? Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư ở đại tràng hoặc trực tràng. Hình: Đại tràng. Ung thư lúc mới bắt đầu xuất hiện ... [xem thêm]

Hô hấp ký – Đo chức năng hô hấp

(10)
Hô hấp ký là một phép đo chức năng hô hấp, giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). ... [xem thêm]

Nồng độ cotinine

(41)
Tên kĩ thuật y tế: Kiểm tra nồng độ cotinineBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu, nước tiểu, nước bọtTìm hiểu chungXét nghiệm nồng độ cotinine là gì?Xét ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN