Đường huyết tăng cao phải làm thế nào?

(4) - 23 đánh giá

Đường huyết tăng cao gây ảnh hưởng đến những người có bệnh tiểu đường. Một số yếu tố có thể góp phần làm tăng đường huyết ở những người bị bệnh đái tháo đường bao gồm thực phẩm và hoạt động thể chất, bệnh tật, những loại thuốc không trị bệnh tiểu đường hoặc không dùng đủ thuốc hạ đường huyết.

Theo Mayoclinic, việc điều trị bệnh tăng đường huyết là rất quan trọng, bởi vì nếu không được điều trị, bệnh tăng đường huyết có thể trở nên nguy hiểm và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cần phải được chăm sóc khẩn cấp, chẳng hạn như tình trạng hôn mê đái tháo đường.

Về lâu dài, bệnh tăng đường huyết kéo dài, thậm chí ngay cả khi tình trạng không trở nên nghiêm trọng, bệnh vẫn có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim.

Dấu hiệu và triệu chứng khi đường huyết tăng cao

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm những điều sau đây:

  • Lượng đường trong máu cao
  • Lượng đường trong nước tiểu cao
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Hay khát nước

Một lưu ý quan trọng trong việc theo dõi bệnh tiểu đường là hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên. Hãy hỏi bác sĩ về khoảng thời gian cần kiểm tra định kỳ và mức độ lượng đường trong máu hợp lý.

Việc kiểm tra máu và điều trị chứng tăng đường huyết sớm sẽ góp phần giúp bạn tránh được các vấn đề liên quan đến bệnh tăng đường huyết.

Bạn nên làm gì khi đường huyết tăng cao?

Nếu bạn bị tiểu đường và phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào sớm về lượng đường trong máu cao, hãy nhanh chóng kiểm tra lượng đường trong máu và gọi ngay cho bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn về kết quả của một vài lần đo. Đồng thời bác sĩ có thể sẽ đưa ra những đề xuất thay đổi sau đây:

  • Bạn hãy uống nhiều nước hơn. Nước giúp loại bỏ lượng đường thừa trong máu của bạn thông qua nước tiểu, và giúp bạn tránh bị mất nước.
  • Tập thể dục nhiều hơn. Vận động nhiều có thể giúp bạn giảm lượng đường trong máu. Nhưng trong điều kiện nhất định, nó có thể làm cho lượng đường trong máu trở nên cao hơn. Hãy hỏi bác sĩ điều trị về các bài tập phù hợp với bạn.
  • Cảnh báo: Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường loại 1 và có lượng đường trong máu cao, bạn cần kiểm tra xeton trong nước tiểu của bạn. Khi bạn có vấn đề về xeton, bạn không được tập thể dục. Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường loại 2 và lượng đường trong máu cao, bạn cũng cần đảm bảo rằng mình không có xeton trong nước tiểu và nên uống nước đầy đủ. Sau đó, bác sĩ có thể sẽ đồng ý cho bạn thực hiện các bài tập, miễn là chúng có thể giúp cải thiện tình trạng của bạn.
  • Thay đổi thói quen ăn uống của bạn. Bạn có thể cần phải gặp gỡ chuyên gia dinh dưỡng để thay đổi số lượng và các loại thực phẩm ăn uống.
  • Thay đổi toa thuốc. Bác sĩ có thể thay đổi về số lượng, thời gian, hoặc các loại thuốc tiểu đường mà bạn dùng. Không nên tự ý thay đổi khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ.
  • Nếu bạn bị tiểu đường loại 1 và lượng đường trong máu của bạn cao hơn 250 mg/dL, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn kiểm tra nước tiểu hoặc lượng xeton trong máu.

Trong trường hợp khẩn cấp cho bệnh tăng đường huyết giai đoạn nặng, nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm toan kêtôn và tăng nồng độ thẩm thấu khi mắc đái tháo đường, bạn có thể được điều trị tại phòng cấp cứu hoặc nhập viện. Điều trị cấp cứu có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn đến mức bình thường.

Bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi 115 nếu:

  • Bạn đang bị bệnh và không thể nuốt bất kì thực phẩm hoặc uống bất kì thức uống gì.
  • Lượng đường trong máu của bạn liên tục trên 240 mg/ dl (13 mmol/ l) và có xeton trong nước tiểu.
  • Hãy hẹn gặp bác sĩ nếu:
  • Bạn bị tiêu chảy liên tục hoặc nôn mửa, nhưng vẫn có thể ăn một số loại thức ăn hoặc thức uống
  • Bạn bị sốt kéo dài hơn 24 giờ
  • Lượng đường huyết cao hơn 240 mg/ dl (13 mmol/ l) mặc dù bạn có uống thuốc kiểm soát đái tháo đường.
  • Bạn gặp khó khăn khi giữ lượng đường trong máu ở mức độ mong muốn

Cách tránh đường huyết tăng cao

Điều tốt nhất bạn nên làm đó là tập quản lý tốt bệnh tiểu đường và học cách phát hiện bệnh tăng đường huyết để có thể thực hiện biện pháp đối phó kịp thời trước khi bệnh kịp chuyển nặng hơn. Các gợi ý sau đây có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu ở mức phù hợp:

  • Hãy tuân thủ bữa ăn dành cho người bệnh tiểu đường. Nếu bạn dùng chất insulin hoặc thuốc điều trị đái tháo đường, điều quan trọng là bạn phải thống nhất về số lượng và thời gian của các bữa ăn, đồ ăn nhẹ của bạn. Các thực phẩm bạn ăn phải cân đối với lượng insulin được bổ sung vào cơ thể.
  • Theo dõi lượng đường trong máu của bạn. Tùy theo kế hoạch điều trị, bạn có thể kiểm tra và ghi lại mức độ đường trong máu một vài lần trong một tuần hoặc nhiều lần trong ngày. Kiểm tra thường xuyên là cách duy nhất để đảm bảo rằng mức độ đường trong máu vẫn ở mức phù hợp. Cần thận trọng ngay khi lượng đường trong máu tăng cao hoặc giảm thấp hơn mức cho phép.
  • Dùng thuốc theo quy định của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bạn.
  • Điều chỉnh thuốc uống nếu bạn có sự thay đổi về các hoạt động thể chất. Việc điều chỉnh phụ thuộc vào kết quả kiểm tra lượng đường trong máu, loại thuốc cũng như thời gian hoạt động.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 sự thật thú vị về các cặp sinh đôi khác trứng

(51)
Theo suy nghĩ của nhiều người, các cặp sinh đôi sẽ giống hệt nhau về ngoại hình và một phần tính cách. Thế nhưng, điều này chỉ đúng với những cặp sinh ... [xem thêm]

Làm cách nào để thưởng thức fast food dù bị tiểu đường?

(54)
Có thể bạn không tin nhưng thật ra bạn vẫn có thể thưởng thức fast food dù bị tiểu đường miễn sao là chúng chứa thành phần dinh dưỡng hợp lý. Bằng cách ... [xem thêm]

Công dụng bất ngờ khi bạn tắm muối epsom

(60)
Bạn đang phải chịu đựng những cơn đau đầu, nhức cơ bắp hay mất ngủ? Hãy thử ngay liệu pháp tắm muối epsom! Không chỉ rất tốt cho sức khỏe, ... [xem thêm]

Bắt trend với món cà phê chanh đá, vừa lạ miệng lại còn tốt cho sức khỏe

(68)
Chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy? Hãy pha ngay cho mình một cốc cà phê chanh đá thanh mát, đảm bảo bạn sẽ tỉnh táo tức thì. Thức uống lạ tai ... [xem thêm]

Top 11 tác dụng của đu đủ giúp bạn có sức khỏe tốt

(92)
Đu đủ là loại trái cây ngon-bổ-rẻ rất thân thuộc trong mâm cơm gia đình Việt. Vậy ăn đu đủ có tác dụng gì? Cùng điểm qua những tác dụng của đu đủ ... [xem thêm]

“Vén màn” mối liên hệ giữa xơ gan và viêm gan C

(19)
Xơ gan và viêm gan C đều là những vấn đề sức khỏe gây tổn thương gan. Trong đó, viêm gan C phát triển từ một chủng virus tấn công gan, còn xơ gan đề cập ... [xem thêm]

Hạt chia giảm cân: Thành phần không thể thiếu trong thực đơn ăn kiêng

(87)
Bạn muốn dùng hạt chia giảm cân nhưng lại chẳng biết nên chế biến thành món gì để tạo thêm hương vị thơm ngon hơn? Mặc dù đây là một loại hạt chẳng ... [xem thêm]

14 loại khoáng chất bạn cần bổ sung khi mang thai

(93)
Khi bạn mang thai, 14 loại khoáng chất sau sẽ rất cần thiết để đảm bảo cả bạn và thai nhi trong bụng đều luôn khỏe mạnh:1. CanxiCanxi được biết đến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN