Có nên trị sẹo bằng vitamin E không?

(4.19) - 97 đánh giá

Nhiều chị em thường truyền tai nhau về cách trị sẹo bằng vitamin E. Liệu rằng vitamin E có thể giúp ngăn ngừa sẹo hay đó chỉ là bí kíp truyền miệng không chứng thực? Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu thực hư điều này bạn nhé!

Những bí quyết truyền miệng của các bà nội trợ thật sự phát huy công dụng, nhưng đôi khi đó chỉ là lời đồn đoán không hơn không kém. Trước khi bắt đầu sử dụng phương pháp nào, tốt nhất bạn nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin. Trị sẹo bằng vitamin E cũng là một trong những trường hợp như thế.

Tác dụng của vitamin E trong điều trị sẹo

Một nghiên cứu cho thấy rằng vitamin E và thuốc mỡ Aquaphor không có gì khác nhau trong việc chữa lành 90% các vết sẹo ở những người gặp các vấn đề về da do ung thư. Tuy nhiên, một phần ba số người tham gia thử nghiệm sử dụng phương pháp trị sẹo bằng vitamin E đã bị viêm da tiếp xúc với các triệu chứng thường gặp là ngứa, phát ban đỏ.

Một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, trẻ em có vết sẹo do phẫu thuật, khi dùng vitamin E 3 lần/ngày đã ngăn được sẹo lồi phát triển thêm. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, bằng cách sử dụng tinh dầu vitamin E dạng bôi trong điều trị sẹo, đặc biệt là trước và sau khi phẫu thuật giúp cải thiện vết thương, khiến chúng mau lành lại. Song, bạn cũng nên hấp thụ vi chất này qua thức ăn hoặc dùng chất bổ sung để giúp cơ thể lành sẹo nhanh hơn.

Những bằng chứng trên cho thấy, vitamin E phát huy hiệu quả tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của mỗi người.

Nguồn cung cấp vitamin E nào tốt?

Cách tốt nhất để hấp thụ vitamin E là từ thực phẩm. Vitamin E có nhiều trong rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc. Tuy nhiên, uống quá nhiều vitamin E bổ sung đôi khi sẽ gây hại. Bạn không nên tiêu thụ nhiều hơn 1.000 mg/ngày dưới dạng tự nhiên hoặc 670 mg/ngày ở dạng tổng hợp. Nó sẽ làm giảm lượng máu, tăng nguy cơ xuất huyết và thậm chí gây ra xuất huyết não.

Những nhược điểm khi trị sẹo bằng vitamin E

Nhiều chuyên gia cho rằng việc trị sẹo bằng vitamin E là không cần thiết. Theo các nghiên cứu về vấn đề này cho biết hiện nay vẫn chưa có bằng chứng mang tính xác thực nào về công dụng điều trị mà vitamin E mang lại trong việc cải thiện thẩm mỹ của vết sẹo. Bên cạnh đó, vitamin E còn có nguy cơ cao dẫn đến viêm da. Chính vì vậy, bạn hãy cân nhắc và hạn chế sử dụng chúng khi không cần thiết.

Ngoài ra, nhiều người cho rằng vitamin E và các sản phẩm trị sẹo khác như hydrogen peroxide làm phá vỡ quá trình hồi phục tự nhiên của sẹo và là nguyên nhân khiến mô sẹo hình thành mạnh mẽ thay vì hạn chế liên kết của chúng để ngăn chặn sẹo.

Ngoài ra, viêm da tiếp xúc kích ứng hay phát ban chính là những tác dụng phụ của việc sử dụng dầu vitamin E. Để tránh phát ban, bạn hãy đọc kỹ thành phần của dầu, sau đó thoa một ít dầu lên khuỷu tay và để trong vòng 24 đến 48 giờ. Nếu vùng da đó không bị phát ban, thì bạn có thể sử dụng dầu vitamin E lên vùng sẹo mà bạn muốn chữa trị.

Ngăn ngừa sẹo hình thành trên da

Có rất nhiều cách hữu hiệu bạn có thể sử dụng để ngăn ngừa sẹo mà không cần sử dụng dầu vitamin E.

Bạn cần lưu ý rằng với những vết cắt hay cào xước, bạn đừng cạy bỏ mài đóng trên vết thương. Bất kể nó có ngứa cách mấy, bạn cũng không nên đụng đến. Vì nếu bạn thực hiện thao tác này nhiều lần, cơ thể sẽ sản sinh những lớp mô dày hơn để che lên vết thương, tình trạng này sẽ để lại sẹo trên da.

Bất kể sẹo của bạn gây nên bởi nguyên nhân gì, thì việc quan trọng nhất mà bạn nên làm là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành điều trị cũng như cần suy xét kỹ càng lúc bắt đầu sử dụng mọi sản phẩm.

Vitamin E có thể là một liệu pháp trị sẹo, ngăn ngừa sẹo hữu hiệu, nhưng sẽ tùy vào từng cơ địa và loại da của mỗi người. Nó đồng thời cũng tiềm ẩn các tác dụng phụ không mong đợi, vì vậy hãy nên xem xét kỹ càng về việc sử dụng chúng bạn nhé!

Bạn hãy tham khảo thêm bài viết “Phân loại sẹo và cách trị sẹo mà bạn nên biết” để hiểu rõ hơn về cách trị sẹo.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nguyên nhân gây ung thư ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên

(58)
Ung thư là nguyên nhân chính dẫn các bệnh gây tử vong cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, mặc dù ung thư ở trẻ em thường rất hiếm gặp.Các nguyên nhân gây ung ... [xem thêm]

Các bước chăm sóc da hàng ngày mà bạn cần thuộc lòng

(90)
Nhiều người có thể cảm thấy lười biếng hoặc đánh giá thấp tầm quan trọng của thói quen chăm sóc da chu đáo. Tuy nhiên việc thực hiện các bước chăm sóc ... [xem thêm]

Liệu bạn có thể sinh thường sau lần sinh mổ?

(51)
Phần lớn chị em vì lý do nào đó nên phải chọn phương pháp sinh mổ ở lần đầu mang thai. Ở lần mang thai tiếp theo, họ phải đối mặt với quyết định đau ... [xem thêm]

5 ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ đến nhịp sống gia đình bạn (Phần 2)

(44)
Công nghệ đã ảnh hưởng xấu như thế nào đến xã hội hiện đại, đặc biệt là nhịp sống gia đình ngày nay? Tại sao ảnh hưởng của công nghệ lại to ... [xem thêm]

Bạch biến dương vật và những thông tin cần biết

(49)
Bạch biến dương vật nghe có vẻ khá nhạy cảm nhưng thực chất nó cũng tương tự như tình trạng bạch biến trên các vùng da khác của cơ thể. Mặc dù nguyên ... [xem thêm]

11 lợi ích của việc nuôi con bằng sữa bình

(90)
Mẹ hẳn đều biết: nếu như việc nuôi con bằng sữa bình không có ưu điểm gì thì những bà mẹ có khả năng cho con bú đã không dùng phương pháp này. Uống ... [xem thêm]

[Món ngon] Ăn trứng cá có tốt không?

(64)
Vị beo béo thơm thơm cùng tiếng bể tách tách khi trứng cá tan trong miệng hẳn sẽ khiến nhiều người không thể bỏ qua những món ngon từ trứng cá. Thế nhưng ... [xem thêm]

Tẩy da chết cho da mụn sao cho đúng?

(53)
Đối với làn da thường và da khô, tẩy da chết là việc làm không thể thiếu. Chẳng những lấy đi lớp tế bào cũ và để lộ lớp da mới mịn màng, tẩy da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN