Thai nhi 42 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.93) - 58 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 42 tuần tuổi

Thai nhi 42 tuần phát triển như thế nào?

Bé lúc này đã lớn cỡ trái mít và đang lột dần lớp sáp bảo vệ bên ngoài, vậy nên da bé lúc này có thể hơi khô. 98% các bé sẽ ra đời trong tuần này.

Tuy nhiên, nếu bé ra đời quá trễ, vẻ ngoài của bé sẽ có một chút khác biệt so với những bé sinh vào đúng kỳ hạn. Những em bé được sinh ra quá hạn thường có làn da khô, bị bong tróc và có màu đỏ. Thường khi các bé này được sinh ra, nước ối sẽ thoát ra ít và các bé có thể phải đi qua phân của mình để đi ra. Phân của bé vào thời điểm này thường có màu xanh lục nên bé sẽ có màu xanh khi sinh ra.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 42

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Nếu mẹ đọc tới bài viết này của Chúng tôi thì mẹ là một trong những bà mẹ hiếm hoi mang thai tới tuần thứ 42. Mẹ có thể cảm thấy lo lắng tới mức phát điên lên, nhưng hãy yên tâm là chừng nào bác sĩ vẫn đang theo dõi sát sao tình trạng của mẹ và bé, mọi chuyện vẫn đang ổn. Việc bé sinh ra sau tuần thai thứ 42 là một chuyện cực hiếm, vậy nên mẹ sẽ nhanh chóng sinh ra bé mà thôi.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Thời gian lâm bồn của mẹ lúc này đang bị kéo dài hoặc bị đình trệ. Cả mẹ và bé đều đang có nguy cơ chấn thương trong khi sinh nở và khả năng mẹ cần phải sinh mổ lúc này đang tăng gấp đôi.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 42 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Trong khoảng thời gian này, hãy nói với bác sĩ ngay lập tức nếu chuyển động của bé bị chậm lại và có bất cứ dịch gì tiết ra từ âm đạo của mẹ.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Ở tuần thứ 42, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ thực hiện xét nghiệm không gây áp lực để đảm bảo bé vẫn ổn và sự phát triển của thai nhi vẫn bình thường. Điều này có lẽ sẽ giúp mẹ đưa ra quyết định có nên sinh bé hay không.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 42

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

1. Bệnh trĩ trong thai kỳ

Mẹ có thể cảm thấy khó chịu ở vùng chậu và bị bệnh trĩ bởi bé vẫn đang tiếp tục gây áp lực lên khung xương chậu của mẹ. Mẹ sẽ khó ngủ vì các hormone và tinh thần của mẹ. Mẹ có thể trải qua rất nhiều cơn co giật trong tuần này. Tất cả những thứ mẹ đã cảm thấy trong những tuần qua sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng đừng lo, mẹ vẫn còn trong quá trình sinh sản bình thường.

2. Căng thẳng

Mẹ nên tránh những cảm giác căng thẳng. Việc trải qua những ngày cận sinh là một điều hết sức khó khăn, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh hết mức có thể bởi em bé đang rất an toàn trong bụng mẹ, bé sẽ sớm ra đời thôi.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Suy nhược cơ thể: Chữa sớm để bạn tận hưởng cuộc sống!

(47)
Công việc căng thẳng có khiến bạn thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt và uể oải cả ngày? Đó có thể là những dấu hiệu đáng báo động cho thấy bạn đang ... [xem thêm]

Déjà vu là gì? Liệu bạn có thể “nhìn thấy tương lai”?

(44)
Bạn có từng trải qua cảm giác quen thuộc khi gặp một ai đó lần đầu tiên hay thấy mình đã từng ở một nơi nào trước đây mặc dù chưa hề đặt chân ... [xem thêm]

Những điều cần biết về phẫu thuật tạo hình thành bụng

(72)
Phẫu thuật tạo hình thành bụng là một phẫu thuật thẩm mỹ được sử dụng để cải thiện hình dạng của bụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm ... [xem thêm]

9 điều bạn có thể chưa biết về người chuyển giới

(12)
Khi nghe ai đó nói là người chuyển giới, bạn có thể nghĩ họ đã phải trải qua phẫu thuật chuyển giới nhưng điều này không đúng hoàn toàn. Còn rất nhiều ... [xem thêm]

Mách nhỏ bạn cách trị rụng tóc cực kỳ hiệu quả chỉ với tỏi!

(17)
Hiện nay, bệnh hói đầu ngày càng phổ biến, trở thành “nỗi ám ảnh” khiến nhiều người mất tự tin. Nhiều người đã thử cách trị rụng tóc bằng tỏi ... [xem thêm]

Mách bạn cách chăm sóc âm đạo sau mãn kinh

(33)
Khi bước vào thời kì mãn kinh, bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể, bao gồm cả những thay đổi ở âm đạo. Sự thay đổi này ... [xem thêm]

9 sự thật mà các huấn luyện viên thể hình hiếm khi tiết lộ

(54)
Bạn cần trao đổi với huấn luyện viên thể hình trước khi bắt đầu tập gym để lên kế hoạch đạt được vóc dáng mong muốn. Thế nhưng, liệu các huấn ... [xem thêm]

Những điều cần biết về bệnh ngoài da ở vùng kín nam giới

(66)
Cảm giác đau, ngứa ở vùng kín không hề dễ chịu và đôi khi có thể làm bạn rơi vào các tình huống xấu hổ. Nhưng những dấu hiệu này rất đáng để tâm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN