Bệnh lậu ở nam có triệu chứng gì? Cách điều trị và phòng ngừa

(3.58) - 75 đánh giá

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới đôi khi chỉ là đau họng hay tiểu rát nên các đấng mày râu rất dễ chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, nếu không điều trị, các triệu chứng này sẽ ngày càng nặng lên và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, tổn thương van tim, vô sinh…

Quan hệ tình dục không an toàn luôn đi kèm với nguy cơ lây lan các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như bệnh lậu, giang mai, mụn cóc sinh dục… Trong đó, lậu là căn bệnh ảnh hưởng khá lớn tới sức khỏe của nam giới nhưng lại thường bị bỏ qua do các triệu chứng không rõ ràng. Các biểu hiện bệnh lậu ở nam giới đòi hỏi bạn cần hiểu biết và theo dõi sức khỏe thường xuyên để nhận ra.

Bệnh lậu là gì?

Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted disease – STD) do nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn này có xu hướng xâm nhập vào các vùng ấm và ẩm của cơ thể như:

  • Mắt
  • Họng
  • Âm đạo
  • Hậu môn
  • Niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang tiết niệu)
  • Cơ quan sinh dục nữ (ống dẫn trứng, cổ tử cung và tử cung)

Bệnh lậu truyền từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn hoặc âm đạo không được bảo vệ. Những người có nhiều bạn tình hoặc những người không sử dụng bao cao su khi quan hệ có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.

Việc lạm dụng rượu và ma túy bất hợp pháp, đặc biệt là tiêm ma túy, cũng sẽ tăng nguy cơ nhiễm bệnh lậu.

Các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

Các triệu chứng bệnh lậu thường xảy ra trong vòng từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Tuy nhiên, một số người bị nhiễm bệnh lậu không có các triệu chứng đáng chú ý. Những người này vẫn có thể lây truyền virus gây bệnh lậu sang cho người khác vì bản thân họ cũng không biết mình mắc bệnh.

Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới đáng chú ý đầu tiên là cảm giác nóng rát hoặc đau đớn khi đi tiểu. Khi bệnh phát triển nặng hơn, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau họng dai dẳng
  • Tiểu gắt hoặc tiểu lắt nhắt
  • Sưng hoặc tấy đỏ dương vật
  • Sưng hoặc đau ở tinh hoàn
  • Dịch màu trắng, vàng, xám hoặc hơi xanh từ dương vật

Vi trùng vẫn còn trong cơ thể tới một vài tuần sau khi các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới đã được điều trị. Trong những trường hợp hiếm hoi, bệnh lậu có thể tiếp tục gây tổn hại cho cơ thể, đặc biệt là niệu đạo, tinh hoàn và có thể lan sang trực tràng.

Xét nghiệm bệnh lậu ở nam giới

Các chuyên gia y tế có thể chẩn đoán nhiễm trùng lậu bằng cách lấy mẫu chất dịch từ vùng có triệu chứng như dương vật, trực tràng hoặc cổ họng bằng tăm bông để xét nghiệm. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng khớp hoặc máu, họ sẽ lấy thêm mẫu máu và dịch ở khớp có triệu chứng. Sau khi đã có mẫu, bác sĩ sẽ thêm chất thử vào mẫu và kiểm tra dưới kính hiển vi.

Nếu mẫu phản ứng với chất thử, bạn rất có thể bị đã nhiễm bệnh lậu. Phương pháp này cho kết quả tương đối nhanh chóng và dễ dàng, nhưng không hoàn toàn chính xác.

Ở phương pháp thứ hai, bác sĩ sẽ lấy cùng một loại mẫu như trên và đặt mẫu vào một môi trường đặc biệt để ủ trong vài ngày. Môi trường ủ này là điều kiện tăng trưởng lý tưởng cho vi khuẩn lậu. Sau khi ủ, vi khuẩn lậu sẽ phát triển mạnh mẽ nếu có bệnh lậu.

Kết quả sơ bộ của phương pháp này có thể có trong vòng 24 giờ nhưng kết quả chính thức sẽ mất đến 3 ngày.

Biến chứng của bệnh lậu ở nam giới

Phụ nữ có nguy cơ bị các biến chứng lâu dài hơn nam giới và có thể truyền vi khuẩn lậu cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nam giới cũng có nguy cơ gặp các biến chứng rất nguy hiểm như:

  • Viêm khớp
  • Sẹo niệu đạo
  • Bị áp xe và đau đớn bên trong dương vật
  • Tổn thương van tim, viêm niêm mạc não hoặc tủy sống
  • Bị nhiễm trùng làm giảm khả năng sinh sản hoặc vô sinh.

Cách điều trị bệnh lậu

Kháng sinh hiện nay có thể chữa được hầu hết các nhiễm trùng lậu. Bạn hãy tìm đến bác sĩ nếu nghi ngờ mình mắc bệnh để được kê toa.

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định tiêm kháng sinh Ceftriaxone một lần hoặc uống một liều Azithromycin. Ngoài ra, thuốc kháng sinh Doxycyline cũng rất thông dụng. Khi dùng thuốc kháng sinh, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu trong vài ngày.

Sự xuất hiện của các chủng lậu kháng thuốc là một thách thức cho việc điều trị lậu. Những trường hợp này có thể cần uống một hoặc hai loại kháng sinh trong bảy ngày.

Khi đi khám bệnh, bạn nên đi cùng vợ hoặc bạn tình của mình để cả hai đều được khám và điều trị kịp thời.

Phòng ngừa bệnh lậu

Cách an toàn nhất để phòng tránh bệnh lậu ở cả nam và nữ là không quan hệ tình dục. Nếu bạn muốn quan hệ tình dục thì hãy luôn sử dụng bao cao su đúng cách và nên duy trì quan hệ một vợ một chồng.

Ngoài ra, cả bạn và bạn tình cần xét nghiệm STD thường xuyên và tránh quan hệ tình dục nếu có dấu hiệu viêm nhiễm.

Phải làm gì nếu bạn bị bệnh lậu?

Nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị bệnh lậu, bạn nên tránh bất kỳ hoạt động tình dục nào và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Khi đi khám, bạn hãy cung cấp các thông tin sau:

  • Lịch sử tình dục của bạn
  • Chi tiết các triệu chứng của bạn
  • Thông tin liên hệ của các bạn tình trước đây và hiện tại của bạn

Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, bạn cần uống đầy đủ thuốc để đảm bảo rằng nhiễm trùng được điều trị hoàn toàn. Việc dùng kháng sinh không đủ liều có thể làm cho vi khuẩn có nhiều khả năng đề kháng với kháng sinh.

Bạn cũng cần theo dõi từ một đến hai tuần sau khi đã uống kháng sinh để đảm bảo mình đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Những triệu chứng bệnh lậu ở nam giới có thể rất khó nhận biết và đôi khi bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Bạn hãy chú ý bảo đảm an toàn khi quan hệ và đi khám ngay nếu có bất kỳ nghi ngờ nào nhé. Bệnh lậu tuy không quá khó chữa nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu bạn can thiệp không kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm quen với liệu pháp mesotherapy

(25)
Mesotherapy là một phương pháp điều trị phổ biến được dùng trong nhiều bệnh lý về da. Nó được xem là bước đột phá trong điều trị thẩm mỹ với nhiều ... [xem thêm]

Viêm khớp dạng thấp có khả năng làm tổn thương mắt: Tìm hiểu ngay để kịp phòng ngừa

(43)
Viêm khớp dạng thấp ngoài việc gây ra các triệu chứng sưng, đau, đỏ nóng tại các khớp, nó còn có thể làm tổn thương các cơ quan khác của cơ thể, đặc ... [xem thêm]

Ù tai kiểu mạch đập: Quen nhưng lại lạ

(99)
Ù tai kiểu mạch đập là một tình trạng khá quen thuộc và có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh quen thuộc này. Ù tai ... [xem thêm]

Chuyên gia nhi khoa và các bà mẹ chia sẻ cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngoan suốt đêm

(44)
Bé sơ sinh thức đêm ngủ ngày là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Tình trạng bé khóc và thức đêm kéo dài khiến bố mẹ thiếu ngủ triền miên, kiệt sức, ... [xem thêm]

4 mẹo hay chữa táo bón khi tiến hành hóa trị

(78)
Khi đang tiến hành trị liệu bằng hóa trị, bạn có thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Một trong những tác dụng phụ đó là táo bón. Khi bạn đi ... [xem thêm]

Mối liên hệ giữa bệnh cao huyết áp và kháng insulin

(56)
Cao huyết áp và kháng insulin là hai tình trạng có mối liên hệ gần gũi với nhau. Bệnh này thường khiến cho bệnh kia khó kiểm soát hơn ở hầu hết các bệnh ... [xem thêm]

6 vitamin không thể thiếu trong chế độ ăn của người tiểu đường

(93)
Duy trì một chế độ dinh dưỡng đảm bảo đầy đủ các loại vitamin thật sự là một thử thách đối với người tiểu đường. Vì vậy, bạn cần phải bổ ... [xem thêm]

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

(41)
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh khá phổ biến ở nam giới và nhìn chung không quá nguy hiểm. Thực tế, có khoảng 15% nam giới trưởng thành mắc phải căn bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN