Dược liệu Ma hoàng có công dụng gì?

(3.79) - 34 đánh giá

Tên thường gọi: Ma hoàng

Tên gọi khác: Thảo ma hoàng, xuyên ma hoàng, sơn ma hoàng, mộc tặc ma hoàng, mộc ma hoàng

Tên khoa học: Ephedra sinica Stapf.

Họ: Ma hoàng (Ephedraceae)

Tổng quang về dược liệu Ma hoàng

Tìm hiểu chung về Ma hoàng

Ma hoàng là một cây thảo hóa gỗ ở gốc, mọc đứng hoặc hơi bò, cao chừng 20–40cm, phân nhánh nhiều thành bụi. Thân cành cứng chia thành nhiều đốt, các dóng dài 3–6cm và có khía dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng, thoái hóa thành những vảy nhỏ hình tam giác nhọn, đầu vảy nhọn và cong. Hoa đơn tính khác gốc, màu vàng, mọc ở kẽ những vảy lá, hoa đực nhiều hơn hoa cái. Quả bao bọc bởi những lá bắc màu đỏ, chứa 2 hạt. Mùa hoa vào tháng 5–6, mùa quả vào tháng 7–8.

Ma hoàng và một loài khác cùng thuộc chi Ephedra thường phân bố ở vùng ôn đới ấm như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Liên bang Nga và một số nước khác ở vùng Đông Âu.

Ma hoàng là loại cây bụi nhỏ, thường mọc ở nơi đất cằn cỗi, chịu được khí hậu khắc nghiệt. Mùa đông cây bị vùi dưới tuyết nhưng khi tuyết tan cây lại sinh trưởng, phát triển bình thường. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu là từ hạt và mọc cây chồi từ gốc. Ma hoàng đã được nhập trồng ở Việt Nam nhưng do điều kiện khí hậu nóng và ẩm nhiều nên cây không thích nghi được. Do đó, vị thuốc này thường được nhập về từ Trung Quốc.

Bộ phận dùng của ma hoàng là gì?

Người ta thường dùng toàn cây phần trên mặt đất để làm thuốc, có thể thu hái quanh năm.

Dược liệu có được sao tẩm với mật ong với tỷ lệ 100kg ma hoàng và 20kg mật ong.

Rễ ma hoàng cũng có thể được sử dụng.

Thành phần hóa học có trong ma hoàng

Thành phần chủ yếu của ma hoàng là alkaloid có tên ephedrin. Tuy nhiên, tùy theo nguồn gốc ma hoàng, hoạt chất thay đổi và tỷ lệ hoạt chất cũng thay đổi. Trong ma hoàng, người ta còn chiết được những hoạt chất sau: ephedrin, d-pseudoephedrin, metyl ephedrin, d-N-metyl ephedrin, nor ephedrin… Trong đó, ephedrin là chất có tác dụng mạnh nhất, tỷ lệ hoạt chất này vào mùa thu thường cao hơn có thể đạt tới 1,3%, sau đó đến d-pseudo ephedrin chừng 0,2%.

Dược điển Trung Quốc có quy định vị ma hoàng dùng làm thuốc phải chứa ít nhất 0,8% akaloid toàn phần, độ tro không được quá 9%.

Tác dụng, công dụng của ma hoàng

Dược liệu ma hoàng có công dụng gì?

Tác dụng dược lý của ma hoàng chủ yếu là tác dụng của ephedrin. Nhìn vào công thức hóa học của ephedrin sẽ thấy chúng có công thức khá giống với adrenalin. Do đó, tác dụng của ephedrin gần giống với tác dụng của adrenalin, tuy yếu hơn nhưng kéo dài lâu hơn. Một số tác dụng chính bao gồm:

  • Tác dụng giống thần kinh giao cảm: ephedrin làm giãn phế quản, thích hợp cho những trường hợp phế quản co dẫn đến khó thở; ức chế (giảm) nhu động của cơ trơn ở ruột và dạ dày; kích thích cơ tim và làm co mạch máu nhỏ ngoại vi, làm tim đập nhanh, huyết áp tăng cao và kéo dài; làm giãn đồng tử; làm tăng đường huyết, tăng chuyển hóa; co nhỏ lá lách gây tăng lượng hồng cầu.
  • Kích thích thần kinh trung ương: ephedrin có tác dụng hưng phấn vỏ đại não làm cho tinh thần phấn chấn, giảm ngắn tác dụng gây ngủ của thuốc ngủ, gây hưng phấn trung khu hô hấp.
  • Tác dụng miễn dịch nhanh.
  • Gây ra mồ hôi.
  • Thông tiểu tiện, kích thích bài tiết, bài tiết dịch vị.

Theo nghiên cứu, tác dụng của rễ ma hoàng lại hoàn toàn ngược lại với cành và thân ma hoàng. Nếu dùng cao lỏng rễ ma hoàng tiêm vào động vật thì thấy huyết áp giảm xuống, mạch máu ngoại vi giãn ra, hô hấp tăng nhanh.

Theo Đông y, ma hoàng có vị cay, đắng, tính ấm, quy vào 4 kinh tâm, phế, bàng quang và đại trường. Ma hoàng có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ đờm, cầm suyễn, lợi tiểu tiện.

Ngày nay, ma hoàng được dùng trong cả đông y lẫn tây y. Tây y chủ yếu dùng chất ephedrin chiết xuất từ ma hoàng còn đông y thường dùng toàn cành phơi khô.

Theo kinh nghiệm từ xưa đến nay, ma hoàng được dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu tiện, chữa ho, trừ đờm, dùng trong bệnh ho lâu năm, viêm phế quản, hen suyễn, đau khớp xương. Ma hoàng còn được dùng làm thuốc chữa lỵ, long đờm, dùng chữa trúng phong, thương hàn, nhức đầu, chữa ho, phá tích tụ, chữa chứng hay ngủ, tiêu xích ban độc. Chế phẩm ma hoàng dùng điều trị ngạt mũi do cảm mạo theo mùa, viêm mũi dị ứng, sổ mũi cấp tính, cảm lạnh, viêm xoang, hen phế quản.

Liều dùng của ma hoàng

Liều dùng của ma hoàng có thể khác nhau tùy từng trường hợp mỗi người. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Liều dùng thông thường của ma hoàng là bao nhiêu?

Thông thường, ngày uống 5–10g dược liệu dưới hình thức thuốc sắc và phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Trong Tây y, người ta dùng ephedrin dưới dạng muối clohydrat hay sulfat, dùng riêng hoặc phối hợp với aspirin, cafein, papaverin. Liều dùng hàng ngày là 0,05–0,15g để chữa hen (bắt đầu dùng liệu 0,02g, tăng dần tới liều 0,12 và 0,15g).

Có thể dùng ephedrin làm thuốc nhỏ mũi chữa sổ mũi: dung dịch 3% ephedrin trong nước, mỗi lần nhỏ 1–2 giọt dung dịch này.

Một số bài thuốc có chứa ma hoàng

Ma hoàng có mặt trong những bài thuốc dân gian nào?

1. Chữa viêm khí quản, hen suyễn, cảm mạo:

Ma hoàng thang: ma hoàng 8g, quế chi 6g, hạnh nhân 8g, cam thảo 4g, thêm 600ml nước sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

2. Chữa cảm phong hàn do lạnh, đau đầu, không có mồ hôi:

Ma quế thang: ma hoàng 8g; quế chi 12g; đương quy, trần bì, chích thảo, mỗi vị 8g; gừng sống 3 lát. Sắc lấy nước uống.

3.Chữa viêm phế quản mạn tính, lao:

Ma hoàng 5g, tế tân 3g, bán hạ 2g, ngũ vị tử 1g. Thêm 600ml nước rồi sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

4. Chữa chứng ra mồ hôi nhiều:

Rễ ma hoàng 8g, mẫu lệ 16g, hoàng kỳ 12g, phù tiêu mạch 8g. Tán bột uống 20g/ngày hoặc sắc nước uống 1 thang/ngày.

5. Chữa suy nhược cơ thế, nhịp tim không đều có ngoại tâm thu:

Cam thảo thang: Ma hoàng 6g; cam thảo, đảng sâm, mạch môn, mỗi vị 12g; a giao 10g, đại táo 8g; gừng 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

6. Chữa thấp tim:

Quế chi thược dược tri mẫu thang: ma hoàng 8g, kim ngân hoa 16g, bạch thược, tri mẫu, bạch truật, phòng phong, liên kiều, mỗi vị 12g, quế chi 8g, cam thảo 6g. Sắc uống 1 thang/ngày.

7. Chữa đau vai gáy:

Ma hoàng quế chi thang gia giảm: ma hoàng 8g, đại táo 12g, quế chi, bạch chỉ, phòng phong, mỗi vị 8g, cam thảo 6g, gừng 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

8. Chữa sưng phổi do biến chứng sởi:

Ma hạnh thạch cam thang: ma hoàng 4g, thạch cao 20g, hạnh nhân 6g, cam thảo 2g. Sắc lấy nước uống.

9. Chữa ho gà:

Ma hoàng 4g, hạnh nhân 12g, bách bộ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc lấy nước uống.

10. Chữa viêm mũi dị ứng:

Ma hoàng 6g; đảng sâm 16g; bạch thược, hoàng kỳ, ké đầu ngựa, mỗi vị 12g; bán hạ chế, khương hoạt, mỗi vị 8g; quế chi 6g; gừng khô, cam thảo, tế tân, ngũ vị tử, mỗi vị 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý, thận trọng khi sử dụng ma hoàng

Khi sử dụng ma hoàng, bạn nên lưu ý những gì?

Không sử dụng ma hoàng cho người có chứng huyết khối động mạch vành, đái tháo đường, tăng nhãn áp, bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp, thiểu năng tuần hoàn não, u tế bào ưa crom, tuyến tiền liệt to. Những người khí hư, tự ra mồ hôi (mồ hôi trộm), phổi nóng khó thở cũng không nên dùng ma hoàng.

Lưu ý, chế phẩm ma hoàng dùng liên tục có thể gây mất ngủ và quen thuốc. Nếu có hiện tượng kích động, run, mất ngủ, ăn không ngon hoặc buồn nôn thì cần giảm liều hoặc ngừng thuốc ngay.

Hơn nữa, trong Đông y còn phân biệt rễ và cành ma hoàng ra riêng. Những tác dụng được giới thiệu ở trên là của cành. Rễ ma hoàng (ma hoàng căn) và đốt ma hoàng (ma hoàng tiết) có tác dụng ngược lại, làm giảm mồ hôi, dùng cho những người bệnh mồ hôi trộm, đẻ xong yếu ra mồ hôi nhiều.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng ma hoàng với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của dược liệu ma hoàng

Không sử dụng ma hoàng cho trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ mang thai hay đang cho con bú.

Tương tác có thể xảy ra với ma hoàng

Không sử dụng ma hoàng với các thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO) vì sự phối hợp đó có thể gây ra tăng huyết áp nặng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Ma hoàng có thể gây tương tác với một số thuốc hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và dùng có hiệu quả, bạn hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi muốn sử dụng dược liệu này.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nấm aga là thảo dược gì?

(91)
Tên thông thường: Amanite Tue-Mouches, Fausse Oronge, Fly Agaric, Matamoscas, SomaTên khoa học: Amanita muscariaTác dụngNấm aga dùng để làm gì?Aga là một loại nấm, thường ... [xem thêm]

Bạc hà mèo, thảo mộc không chỉ dành cho mèo

(13)
Tên khoa học: Nepeta catariaTên gọi khác: Cataire, Catmint, Catnep, Catswort, Chataire, Field Balm, Herbe à Chat, Herbe aux Chats, Hierba Gatera, Menta de Gato, Menthe des Chats, Nepeta ... [xem thêm]

Creatine

(25)
Tìm hiểu chungCreatine dùng để làm gì?Creatine là một chất hóa học nhân tạo thường được tìm thấy trong cơ thể người cũng như thịt và cá. Hầu hết chất ... [xem thêm]

Tần bì trắng

(21)
Tìm hiểu chungTần bì trắng dùng để làm gì?Tần bì trắng là loại cây gỗ. Vỏ cây và lá cây có thể được dùng để làm thuốc.Người ta dùng tần bì trắng ... [xem thêm]

Cohosh xanh là thảo dược gì?

(64)
Tên thông thường: Actée à Grappes Bleu, Blue Ginseng, Caulophylle, Caulophylle Faux-Pigamon, Caulophyllum, Caulophyllum thalictroides, Cohosh Azul, Cohosh Bleu, Graines à Chapelet, Léontice ... [xem thêm]

Sáp ong là thảo dược gì?

(34)
Tên gốc: Sáp ongTên khoa học: Apic cerana, Apis melliferaTên Tiếng Anh: BeeswaxTìm hiểu chung về sáp ongTheo kinh nghiệm và quan sát của người nuôi ong thì sáp ong chính ... [xem thêm]

Lác u du có đốt là thảo dược gì?

(92)
Tên thông thường: Chintul, Cyperus, Guinea Rush, Jointed Flat Sedge, Piripiri, Souchet Articulé.Tên khoa học : Cyperus articulatus, Cyperus corymbosusTác dụngLác u du có đốt dùng ... [xem thêm]

Cỏ ba lá đỏ là thảo dược gì?

(13)
Tên thông thường: Beebread, Clovone, Cow Clover, Daidzein, Genistein, Isoflavone, Meadow Clover, Miel des Prés, Phytoestrogen, Purple Clover, Trebol Rojo, Trèfle Commun, Trèfle des Prés, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN