Vitamin trong thai kỳ

(3.56) - 57 đánh giá

Biên dịch: Nguyễn Thúy Vân – Phạm Thiên Trang

Hiệu đính: ThS.BS. Trần Mạnh Linh

Các khuyến cáo của Viện Y học Hoa Kỳ:

Vitamin A

Vitamin A, thuộc nhóm vitamin tan trong dầu, có vai trò quan trọng đối với chức năng thị lực. Vitamin A tác động chủ yếu trên võng mạc, đồng thời hỗ trợ tổng hợp glycoprotein và thúc đẩy tăng trưởng, biệt hóa tế bào trong các mô khác. Vitamin A có trong các loại rau xanh và củ, quả có màu vàng cam. Nhu cầu vitamin A khuyến cáo hàng ngày (RDA) đối với người không mang thai là 700 mcg, khi mang thai là 770 mcg và trong thời kỳ cho con bú là 1300 mcg. Chế độ ăn cân đối sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin A khi mang thai và cho con bú, do đó, không khuyến cáo bổ sung vitamin A thường quy. Sử dụng liều vitamin A quá 15.000 IU/ngày, trong điều trị mụn trứng cá, có liên quan đến tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, do đó không sử dụng liều này trong thai kỳ. Alpha-carotene là một tiền chất của vitamin A không gây quái thai.

Vitamin B-1

Vitamin B-1, còn gọi là thiamine, là một phức hợp vitamin B tan trong nước, liên quan đến quá trình chuyển hóa carbohydrate. Nguồn thức ăn cung cấp gồm sữa và hạt thô. Nhu cầu vitamin B-1 khuyến cáo hàng ngày là 1,1 mg, trong thời kỳ mang thai và cho con bú tăng lên 1,4 mg. Chế độ ăn cân đối thường sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin B-1 khi mang thai và cho con bú, do đó, không khuyến cáo bổ sung vitamin B-1 thường quy. Tuy nhiên, có thể được cân nhắc sử dụng ở những trường hợp nôn nghén nặng.

Vitamin B-2

Vitamin B-2, còn gọi là riboflavin, là một phức hợp vitamin B tan trong nước, tham gia vào quá trình giải phóng năng lượng từ tế bào. Vitamin B-2 có nhiều trong rau xanh, sữa, trứng, pho mát và cá. Nhu cầu vitamin B-2 khuyến cáo hàng ngày là 1,1 mg, khi mang thai tăng lên 1,4 mg, trong thời kỳ cho con bú là 1,6 mg. Chế độ ăn cân đối cung cấp đủ nhu cầu vitamin B-2 khi mang thai và trong thời kỳ cho con bú, do đó, không khuyến cáo bổ sung vitamin B-2 thường quy.

Vitamin B-6

Vitamin B-6, còn gọi là pyridoxine, là một phức hợp vitamin B tan trong nước. Đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa protein, carbohydrate, lipid và tham gia vào quá trình tổng hợp hồng cầu. Vitamin B-6 có trong các loại rau củ. Nhu cầu khuyến cáo hàng ngày là 1,2 – 1,5 mg, khi mang thai là 1,9 và trong thời kỳ cho con bú tăng lên 2 mg. Chế độ ăn cân đối cung cấp đủ nhu cầu vitamin B-6 trong thời kỳ mang thai và cho con bú, do đó, không khuyến cáo bổ sung thường quy.

Vitamin B-12

Vitamin B-12, còn gọi là cobalamin, là một phức hợp vitamin B tan trong nước, cần thiết cho tổng hợp DNA và phân chia tế bào, đóng vai trò quan trọng cho sự hình thành phôi thai. Vitamin B-12 giúp hình thành hồng cầu và duy trì hệ thống thần kinh [9]. Vitamin B-12 có trong protein động vật. Thiếu vitamin B-12 thường thứ phát do suy giảm chức năng 4 mcg, trong thai kỳ là 2,6 mcg và tăng lên 2,8 mcg trong thời kỳ cho con bú. Chế độ ăn uống cân bằng cung cấp đủ lượng vitamn B-12 cần thiết cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Không khuyến cáo bổ sung thường quy.

Vitamin C

Vitamin C, còn gọi là axit ascorbic, một loại vitamin tan trong nước với nhiều chức năng gồm giảm các gốc tự do, hỗ trợ hình thành các tiền chất collagen và hấp thu sắt [6]. Vitamin C có trong trái cây và rau củ. Thiếu vitamin C kéo dài làm giảm tổng hợp collagen, dẫn đến bệnh Scorbut. Nhu cầu vitamin C khuyến cáo hàng ngày là 75 mg, khi mang thai là 85 mg và tăng lên 120 mg trong thời kỳ cho con bú. Chế độ ăn uống cân bằng cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Không khuyến cáo bổ sung thường quy vitamin C.

Vitamin D

Vitamin D, một loại vitamin tan trong dầu, có trong cá loại sữa bổ sung dinh dưỡng. Tiếp xúc với tia cực tím cần thiết cho quá trình chuyển hóa vitamin. Thiếu vitamin D liên quan đến thiểu sản men răng. Vitamin D thúc đẩy sự phát triển xương, thị lực và da của thai nhi. Nhu cầu vitamin D hàng ngày khuyến cáo khi mang thai và thời kỳ cho con bú là 5 mcg. Chế độ ăn uống cân bằng cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên không khuyến cáo bổ sung thường quy.

Năm 2011, Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo không đủ bằng chứng ủng hộ sàng lọc thiếu vitamin D cho tất cả phụ nữ mang thai. Tại Hoa Kỳ, không khuyến cáo tầm soát nồng độ vitamin D thường quy.

Nghiên cứu của Garcia và cộng sự trên 4815 cặp mẹ con không phát hiện liên quan giữa nồng độ 25-hydroxyvitamin D (25[OH]D) mẹ và mật độ xương con.

Vitamin E

Vitamin E, một loại vitamin tan trong dầu, là một chất chống oxy hóa quan trọng, có trong protein và chất béo động vật. Nhu cầu vitamin E khuyến cáo hàng ngày là 15 mg, ở phụ nữ mang thai là 15 mg, trong thời kỳ cho con bú là 19 mg. Chế độ ăn cân bằng cung cấp đủ lượng vitamin E cần thiết cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, không khuyến cáo bổ sung thường quy.

Vitamin K

Vitamin K, một loại vitamin tan trong dầu, cần thiết để tổng hợp các yếu tố đông máu VII, IX và X, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu bình thường. Vitamin K có trong các loại rau xanh, cà chua, các sản phẩm từ sữa và trứng. Trong thai kỳ, vitamin K vận chuyển hạn chế qua rau thai. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (APP) khuyến cáo tiêm bắp bổ sung vitamin K cho trẻ ngay sau sinh. Nhu cầu bổ sung vitamin K hàng ngày khuyến cáo là 90 mg và giữ nguyên trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Chế độ ăn cân bằng cung cấp đủ lượng vitamin K cần thiết cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên không khuyến cáo bổ sung thường quy.

Axit folic

Axit folic, là một phức hợp vitamin B tan trong nước, rất quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Axit folic có trong ngũ cốc bổ sung dinh dưỡng, đậu khô và rau xanh. Thiếu axit folic trong thai kỳ liên quan đến thiếu máu hồng cầu khổng lồ ở mẹ và dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nhu cầu axit folic khuyến cáo hàng ngày là 0,4 mg, khi mang thai là 0,6 mg và trong thời kỳ cho con bú là 0,5 mg.

Năm 1998, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) bắt buộc bổ sung folat vào ngũ cốc. Mức bổ sung để cung cấp chỉ 0,1 mg folat/ ngày nhằm dự phòng thiếu vitamin B-12 tiềm ẩn ở những quần thể có nguy cơ, đặc biệt là người lớn tuổi. Bổ sung ngũ cốc làm giảm 32% tỉ lệ các thai phụ có nồng độ alpha-fetoprotein huyết thanh cao và 25% tỉ lệ bị các dị tật ống thần kinh. Hiện nay, FDA đã mở rộng khuyến cáo bổ sung folat vào bột ngô để giảm tỷ lệ bị dị tật ống thần kinh ở người Mỹ gốc Tây Ban Nha.

Mặc dù đã bổ sung làm giàu dinh dưỡng vào thực phẩm nhưng chế độ ăn bình thường của người Mỹ không cung cấp đủ axit folic và bổ sung thường xuyên folat 0,4 mg/ngày được khuyến cáo cho phụ nữ khỏe mạnh. Folat nên được bổ sung 3 tháng trước mang thai và tiếp tục 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu thai phụ có tiền sử mang thai bị dị tật ống thần kinh, lượng axit folic bổ sung cần tăng lên 4 mg/ngày ở lần mang thai tiếp theo.

Nhóm chuyên trách các Dịch vụ Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo bổ sung axit folic hằng ngày từ 0,4 – 0,8 mg cho tất cả phụ nữ có kế hoạch hoặc có khả năng mang thai.

Niacin

Niacin là một loại vitamin tan trong nước, giúp kiểm soát quá trình giải phóng năng lượng từ tế bào. Niacin có trong thịt gia cầm, cá và các loại hạt. Thiếu niacin dẫn đến bệnh Pellagra. Nhu cầu bổ sung hàng ngày khuyến cáo là 14 mcg, trong thai kỳ tăng lên 18 mcg và khi cho con bú là 17 mcg. Chế độ ăn cân bằng cung cấp đủ lượng niacin cần thiết cho phụ nữ mang thai và cho con bú nên không khuyến cáo bổ sung niacin thường quy.

Tài liệu tham khảo

emedicine.medscape/vitaminsinpregnancy

Biên dịch - Hiệu đính

TS.BS. Trần Mạnh Linh
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung

(99)
Lạc nội mạc tử cung là gì? Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý trong đó nội mạc tử cung (là lớp màng lót bên trong tử cung) lạc chỗ đến một vị trí khác ... [xem thêm]

Giới thiệu về thai lưu

(81)
Thai lưu là gì? Thai lưu là thai tử vong sau 24 tuần của thai kỳ. Nếu thai tử vong trước 24 tuần thì được xem như là sẩy thai. Thai lưu khá phổ biến. Có hơn ... [xem thêm]

Tầm soát ung thư vú: Chiến lược và các khuyến cáo

(39)
Tổng quan và khuyến cáo Sàng lọc là phương pháp tốt nhất đối với hầu hết bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư vú và giúp điều trị sớm, hiệu quả hơn ... [xem thêm]

Bài 8 vs Bài 9: Câu chuyện ối ít – ối nhiều

(31)
Chiều qua có bệnh nhân khám thai than thở “mấy hôm nay trời nóng quá – em không uống nhiều nước không biết con em có thiếu nước ối không?”. Rồi run rủi ... [xem thêm]

Các kiến thức cơ bản về Ung thư buồng trứng dành cho cộng đồng

(92)
Ung thư là gì? Các tế bào bình thường trong cơ thể phát triển, phân chia và được thay thế định kỳ. Đôi khi, các tế bào phân chia bất thường và phát triển ... [xem thêm]

Tầm soát ung thư cổ tử cung

(41)
Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng để phát hiện những thay đổi của tế bào cổ tử cung có thể dẫn tới ung ... [xem thêm]

Bài 32 – Em bé nhỏ và em bé to

(69)
Một em bé chào đời đủ ngày đủ tháng, cân nặng đạt chuẩn có lẽ là mong ước hàng đầu của mọi bà mẹ. Và…cuộc sống chưa bao giờ suôn sẻ cho tất ... [xem thêm]

Siêu âm trong thai kỳ

(78)
Siêu âm là gì? Siêu âm là năng lượng dưới dạng sóng âm. Trong mỗi lần siêu âm, các đầu dò phát ra các sóng âm truyền qua cơ thể. Sóng âm đến các mô, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN