Dấu hiệu của chứng rối loạn tăng trưởng ở trẻ và cách chữa trị

(4.21) - 98 đánh giá

Một vài trẻ phát triển chậm hơn hoặc nhanh hơn những trẻ khác do di truyền hoặc do được sống trong môi trường khác nhau. Tuy nhiên, nếu trẻ được chẩn đoán mắc “rối loạn tăng trưởng”, lúc này bố mẹ nên hết sức lưu tâm để chữa trị cho con kịp thời.

Rối loạn tăng trưởng là gì?

Mỗi người tăng trưởng và phát triển khác nhau. Những đứa trẻ đồng trang lứa có thể thấp hơn bé nhà bạn rất nhiều khi đang học lớp Bốn nhưng lên đến lớp Sáu, chúng lại cao vượt trội. Những biểu hiện khác nhau này hoàn toàn bình thường nhưng đôi khi, chúng lại ẩn chứa trong đó những vấn đề phát triển thực sự.

Rối loạn tăng trưởng có nghĩa là trẻ phát triển bất thường, ví dụ như lớn chậm hoặc lớn nhanh hơn những trẻ cùng tuổi, bao gồm:

  • Phát triển chậm: thường không phải cụ thể là rối loạn tăng trưởng nhưng lại là dấu hiệu ẩn chứa các điều kiện gây ra những vấn đề cản trở sự trưởng thành về mặt thể chất của bé. Mặc dù việc sụt cân là vấn đề thông thường ở trẻ sơ sinh trong những ngày mới chào đời, nhưng lại chính là một biểu hiện cho việc trẻ sẽ tiếp tục không đạt được chỉ số cân nặng như những đứa trẻ cùng tuổi. Thường việc sụt cân là do mất cân bằng trong chế độ dinh dưỡng hoặc do cách cho ăn không đúng nhưng cũng có thể là triệu chứng của những vấn đề khác như nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, bố mẹ bỏ bê con hoặc thậm chí là ngược đãi trẻ em;
  • Bệnh nội tiết (các bệnh liên quan đến tín hiệu hóa học trong cơ thể, hormone) liên quan đến sự thiếu hụt hoặc gia tăng quá mức hormone là nguyên nhân của sự rối loạn tăng trưởng trong suốt thời niên thiếu của trẻ. Thiếu hụt hormone tăng trưởng liên quan đến các bệnh về tuyến yên (một tuyến nhỏ trong não chịu trách nhiệm tiết một số loại hormone, trong đó có hormone tăng trưởng). Nếu chức năng của tuyến yên bị ảnh hưởng sẽ không sản xuất đủ hormone cho sự phát triển thông thường;
  • Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone giáp cần thiết cho sự phát triển xương thông thường;
  • Hội chứng Turner, là một trong những rồi loạn tăng trưởng di truyền thường gặp, xảy ra ở bé gái và là một hội chứng gây ra bởi sự thiếu hụt hoặc bất thường của nhiễm sắc thể X. Các trẻ mắc phải hội chứng Turner thường không phát triển giới tính bình thường bởi vì buồng trứng bị suy giảm khả năng phát triển và các chức năng thông thường.

Điều trị rối loạn tăng trưởng như thế nào?

Mặc dù việc điều trị rối loạn tăng trưởng không phải là việc khẩn cấp nhưng điều trị càng sớm giúp trẻ bắt nhịp kịp thời với các bạn đồng trang lứa và ít tác động xấu trong tương lai.

Trẻ sẽ được điều trị bằng những phương pháp đặc biệt để cải thiện tăng trưởng. Ví dụ như chậm tăng trưởng do suy giáp thường được điều trị bằng thuốc bổ sung hormone giáp.

Tiêm hormone tăng trưởng cho trẻ mắc các bệnh như thiếu hormone tăng trưởng, hội chứng Turner và suy thận mạn có thể giúp trẻ đạt được chiều cao thông thường. Hormone tăng trưởng ở người thường rất an toàn và hiệu quả mặc dù việc điều trị cần mất rất nhiều năm và không phải cơ thể trẻ nào cũng có phản hồi tốt. Ngoài ra, chi phí điều trị khá đắt đỏ (khoảng 450-680 triệu VNĐ/năm) tuy thế một vài loại bảo hiểm có chính sách chi trả cho chi phí điều trị này.

Theo dõi các vấn đề xã hội và tình cảm của trẻ là một trong những việc vô cùng quan trọng. Trở thành đứa trẻ thấp nhất lớp hoặc luôn bị trêu chọc là một khó khăn trong cuộc đời của bé. Bố mẹ nên quan tâm đến sự phát triển của con để có thể có những giải pháp kịp thời và hiệu quả nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dấu hiệu ham muốn của con trai khi ở bên người yêu

(49)
Dấu hiệu ham muốn của con trai khi ở bên người yêu được thể hiện rõ ràng với những biểu hiện như ôm hôn hay sờ soạng cơ thể bạn. Nếu nhận thấy tình ... [xem thêm]

“Viêm tuyến tiền liệt” ở nữ: Bệnh khó nói nhưng dễ nhầm lẫn

(57)
Viêm tuyến tiền liệt ở nữ là bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, khi đã xuất hiện, bạn sẽ rất khó nhận biết vì nó có nhiều triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với ... [xem thêm]

5 tuyệt chiêu giữ răng chắc khỏe cả đời

(100)
Răng chắc khỏe sẽ giúp bạn nhai thức ăn tốt, giúp bạn tránh đau nhức vì bệnh răng miệng và còn giúp bạn có nụ cười tỏa nắng nữa. Mới đây, các nhà ... [xem thêm]

Đường huyết cao, làm sao để giảm?

(71)
Phát hiện đường huyết cao đến 10,8 mmol/l, ông Hồng uống một vài loại thuốc sắc được cho là giảm đường huyết hiệu quả nhưng đường máu vẫn không ... [xem thêm]

3 dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý sau khi phá thai

(83)
Những biến chứng sau khi phá thai là rất hiếm xảy ra nếu bạn thực hiện phẫu thuật ở các cơ sở uy tín. Tuy nhiên, nếu phát hiện những dấu hiệu sau, bạn ... [xem thêm]

4 cách kiểm tra nhanh tình trạng sức khỏe của bạn

(17)
Nhiều người luôn tự hỏi như thế nào là nhịp tim bình thường hay nhịp tim của mình như vậy là nhanh hay chậm và nó phản ánh vấn đề gì về sức khỏe? Hãy ... [xem thêm]

5 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa ngực

(35)
Tình trạng ngứa ngực thường không phải dấu hiệu nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn khó chịu và lo lắng. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách cải thiện tình trạng ... [xem thêm]

Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 11 cách kiểm soát hiệu quả

(73)
Tình trạng ra mồ hôi tay sẽ khiến bạn có nhiều trải nghiệm xấu trong cuộc sống. Trong đó, rắc rối thường gặp nhất là những cái bắt tay ngượng ngùng. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN