6 nguyên nhân khó ngờ gây viêm gân gót chân

(4.37) - 31 đánh giá

Bệnh viêm gân gót chân (viêm gân Achilles) thuộc các chứng đau bàn chân là tình trạng xảy ra khi gân gót chân của bạn bị tổn thương do phải làm việc quá mức, từ đó gây viêm và tổn hại đến khu vực xung quanh gót.

Gân gót chân chính là một dải mô cơ nối liền cơ bắp chân với gót chân của bạn. Viêm gân gót chân là bệnh rất phổ biến và có thể gây đau dữ dội xuất hiện dọc theo mặt sau cẳng chân. Dưới đây là một số yếu tố khiến bạn dễ bị viêm gân gót chân.

Tập thể dục và chơi thể thao

Chơi thể thao thường xuyên có thể khiến gân gót của bạn hoạt động quá mức. Những chuyển động lặp đi lặp lại như nhảy hoặc chạy trong khi chơi thể thao có thể khiến gân gót chân của bạn phải liên tục làm việc. Dĩ nhiên chơi thể thao thì tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn không chú ý bảo vệ cơ thể, việc chơi thể thao sẽ làm tăng nguy cơ bị chấn thương.

Ngoài ra, một số hoạt động khác như làm việc tại công trường xây dựng và làm vườn cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương gân gót chân. Để tránh tình trạng này, bạn không nhất thiết phải ngừng chơi thể thao mà chỉ cần chú ý sử dụng các biện pháp bảo vệ gót chân trong khi chơi.

Hình dạng bàn chân

Hình dạng bàn chân cũng ảnh hưởng đến những chấn thương gân gót chân. Những người có bàn chân phẳng (lòng bàn chân không có vòm) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì sức nặng đè lên gân gót chân sẽ lớn hơn. Ngoài ra thừa cân hay béo phì cũng khiến gân gót chân thường xuyên bị căng giãn do phải chịu áp lực lớn từ cơ thể.

Tập luyện thể thao không đúng cách

Bước khởi động là vô cùng quan trọng khi chơi bất kỳ môn thể thao nào. Khi bạn không khởi động kỹ hoặc bất chợt thay đổi chương trình tập luyện sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương.

Ngoài ra, những lỗi khác khi chơi thể thao như tăng khoảng cách chạy của bạn lên đột ngột, thường xuyên chạy lên dốc, hoặc chạy trên mặt đất gồ ghề thường làm gân gót chân dễ bị thương hơn. Thêm vào đó, việc mang giày không vừa chân và một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến tổn thương ở gân gót chân.

Tuổi tác và giới tính

Tuổi càng lớn thì lượng máu truyền đến khu vực gân gót chân càng giảm, đặc biệt khi bạn khoảng 30 tuổi trở lên. Lượng máu giảm dần có thể làm giảm sự linh hoạt của gân gót chân, dẫn đến chấn thương gân gót chân. Đã có chứng minh rằng hầu hết các trường hợp chấn thương gân gót chân đều xảy ra ở những người ngoài 30 tuổi. Ngoài vấn đề tuổi tác, nam giới có nhiều khả năng bị chấn thương hơn so với phụ nữ.

Mang giày không vừa

Một đôi giày không vừa, có thể gây ra rất nhiều khó chịu cho bạn. Việc đi giày không vừa có thể làm tăng nguy cơ chấn thương gân gót chân. Hơn nữa, giày bị mòn sẽ không thể nâng đỡ hoặc làm êm gót chân cho bạn được. Vì vậy, một trong những điều quan trọng là phải mang giày thích hợp khi tập thể thao.

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị viêm gân gót chân. Bằng cách hiểu được những yếu tố này, bạn sẽ tránh được những tổn thương xảy ra ở vùng gót chân. Nói chung, chấn thương gân gót chân khá nghiêm trọng, nhưng nếu được điều trị đúng lúc, bệnh sẽ lành dễ dàng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn nên đến khám bác sĩ để được tư vấn nhé.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cải bó xôi và những lợi ích không ngờ

(88)
Hẳn ai cũng biết đến cải bó xôi, nhưng không phải ai cũng biết những tác dụng tuyệt vời của loại rau có màu xanh sẫm này.Cải bó xôi rất quen thuộc trên ... [xem thêm]

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả bằng phương pháp Đông Y

(73)
Điều trị tiểu đường hiệu quả luôn là nỗi băn khoăn hàng đầu của bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh thời đại này. Ngoài Tây y, nhiều bệnh nhân đã tìm ... [xem thêm]

Cẩn thận khi dùng thuốc nhuận tràng điều trị táo bón!

(28)
Các thuốc nhuận tràng (còn gọi là thuốc nhuận trường hay thuốc xổ) có thể giúp giảm và ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, không phải tất cả các thuốc nhuận ... [xem thêm]

Biết trẻ bệnh chàm kiêng ăn gì để tránh không cho bé ăn nữa

(93)
Bố mẹ nên tìm hiểu trẻ bệnh chàm kiêng ăn gì để loại những thực phẩm này ra khỏi danh sách khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.Bệnh chàm có thể bị kích ... [xem thêm]

Lợi ích và tác hại của việc ăn cay

(92)
Tác dụng của ớt, tiêu hay những món ăn cay không chỉ kích thích vị giác của mỗi người và làm bữa ăn ngon miệng hơn mà còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy ... [xem thêm]

Gợi ý cho mẹ bầu cách lựa chọn nơi sinh an toàn

(18)
Lựa chọn nơi sinh an toàn nên là vấn đề được quan tâm ngay từ lúc mang thai vì sẽ đóng vai trò giúp mẹ bầu vượt cạn một cách thành công, tốt đẹp.Mang ... [xem thêm]

Cách phân biệt cảm lạnh và cảm cúm bạn nên biết

(39)
Khi thời tiết trở lạnh, chúng ta sẽ dễ bị sổ mũi, ho, hắt xì… Tuy nhiên, những triệu chứng này lúc là biểu hiện của cảm lạnh song cũng có lúc lại là ... [xem thêm]

Chế độ ăn cho người bị mụn: Nên và không nên ăn gì?

(79)
Mụn trứng cá và những vết thâm sẹo mụn là chuyện không của riêng ai. Ngoài các sản phẩm dưỡng da, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng “xấu xí” ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN