Đối phó với chứng rối loạn nhai lại ở trẻ nhỏ

(4.31) - 30 đánh giá

Rối loạn nhai lại (tên tiếng Anh là rumination disorder) là một hiện tượng rối loạn ăn uống thường gặp phải ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Khi trẻ bị rối loạn nhai lại, một phần thức ăn đã tiêu hóa sẽ nôn lên và được nhai lại. Trong hầu hết các trường hợp, các bé sẽ nuốt phần thức ăn này, nhưng một số bé sẽ nhổ nó ra.

Nếu trẻ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của rối loạn nhai lại hằng ngày, kéo dài trong ít nhất một tháng mà trước đây chưa từng mắc phải, bé sẽ được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn nhai lại. Những biểu hiện này thường xuất hiện trong khi ăn hoặc ngay sau khi ăn.

Rối loạn nhai lại ở trẻ sơ sinh có triệu chứng như thế nào?

Các triệu chứng của rối loạn nhai lại ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm:

  • Hiện tượng thức ăn bị trào ngược được lặp đi lặp lại;
  • Trẻ bị giảm cân;
  • Trẻ bị mắc các chứng hôi miệng và sâu răng;
  • Hiện tượng cơn đau bụng và khó tiêu lặp lại;
  • Môi trẻ bị khô và nứt.

Ngoài ra, trẻ mắc bệnh rối loạn nhai lại thường bị căng và đau lưng, đau đầu hoặc đau thắt các cơ bụng. Những triệu chứng này sẽ xảy ra khi trẻ đang cố gắng đẩy thức ăn trong bụng lên để được tiêu hóa lần nữa.

Nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng rối loạn nhai lại?

Hiện nay, nguyên nhân chính gây nên chứng rối loạn nhai lại ở trẻ em vẫn chưa xác định nhưng có thể kể đến một số yếu tố tác động như:

  • Tình trạng bệnh lý hoặc những căng thẳng trong cuộc sống tác động đến trẻ;
  • Khi mẹ không có thời gian chăm sóc con, bé cảm thấy thoải mái khi làm hành động nhai lại thức ăn mà không bị kiểm soát. Đối với một số trẻ em, con thích làm như vậy để được chú ý.

Rối loạn nhai lại phổ biến ở trẻ em như thế nào?

Rối loạn nhai lại thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ 3 đến 12 tháng) hoặc trẻ có khả năng nhận thức kém. Hiện tượng này hiếm gặp ở trẻ lớn, thanh thiếu niên và người lớn. Các bé trai thường có nguy cơ mắc hiện tượng rối loạn này hơn các bé gái.

Rối loạn nhai lại ở trẻ em được điều trị như thế nào?

Điều trị rối loạn nhai lại chủ yếu tập trung vào việc thay đổi hành vi của trẻ. Bố mẹ có thể giúp con nhỏ điều trị căn bệnh này bằng một số phương pháp. Bạn có thể chủ động giúp con thay đổi tư thế trong và ngay sau khi ăn. Bố mẹ nên giành nhiều sự quan tâm đến con khi cho bé ăn. Bạn có thể pha trò cho bé trong khi con đang ăn. Điều này sẽ làm con cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn khi ăn. Khi thấy con có hiện tượng rối loạn nhai lại, bố mẹ có thể đánh lạc hướng bé để con quên cảm giác trào ngược hoặc bạn có thể cho bé nếm những thứ ăn có vị chua khi bé bắt đầu nôn mửa.

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc dùng để điều trị rối loạn nhai lại và cũng không có cách nào để ngăn ngừa chứng này ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, bạn cần thận trọng với thói quen ăn uống của trẻ vì những thói quen không tốt có thể gây những biến chứng nghiêm trọng.

Bạn có thể xem thêm:

  • Phương pháp hiệu quả để chăm sóc răng miệng cho trẻ em
  • 9 cách giúp bé ăn uống lành mạnh hơn
  • Trẻ mẫu giáo ăn gì là tốt nhất?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tổng quan về bảo hiểm ung thư

(20)
Bảo hiểm ung thư là một trong các loại bảo hiểm sức khỏe với nhiệm vụ chi trả cho toàn bộ chi phí chẩn đoán, xét nghiệm cũng như điều trị loại bệnh ... [xem thêm]

17 tháng

(68)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Thói la hét của bé bắt đầu xuất hiện và rõ ràng thói quen này chẳng dễ chịu chút nào. Hệt như cách bé ... [xem thêm]

Cẩm nang dễ nhớ về vitamin A cho trẻ

(71)
Cho trẻ uống vitamin A là việc cần thiết giúp phòng tránh nhiều căn bệnh hiệu quả. Thế nhưng, đôi khi, các ông bố bà mẹ lại chưa biết rõ được tầm quan ... [xem thêm]

7 biểu hiện ung thư máu giúp bạn nhận biết sớm

(60)
Ung thư máu là một trong những căn bệnh ác tính nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong rất cao. Nếu bạn nhận biết sớm biểu hiện ung thư máu, bác sĩ sẽ dễ ... [xem thêm]

Giải tỏa nỗi lo thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ

(57)
Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu cảm nhận được thai nhi nấc cụt. Hiện tượng này đôi khi khiến bạn lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu nhé.Sau nhiều tháng mang ... [xem thêm]

Sưng bìu tinh hoàn

(53)
Sưng bìu tinh hoàn, hay túi bìu phình to, là tình trạng phình đại bất thường của túi bìu đựng tinh hoàn. Sưng bìu tinh hoàn có thể xảy ra do chấn thương hoặc ... [xem thêm]

Phương pháp dạy bé tập nói sớm không còn khó với bố mẹ

(25)
Bố mẹ thường mong muốn con biết nói để dễ dàng giao tiếp với mình. Chúng tôi chia sẻ các phương pháp dạy bé tập nói sớm cho bố mẹ để cùng trò chuyện ... [xem thêm]

Phòng ngừa cảm cúm

(95)
Nhiều người tin rằng Vitamin C có thể chữa bệnh cúm còn cây cúc dại thì có thể ngăn ngừa cảm lạnh. Nhưng liệu có căn cứ khoa học nào cho vấn đề này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN