Tất tần tật về cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai

(3.65) - 87 đánh giá

Bạn đang phân vân giữa hàng loạt biện pháp tránh thai và không biết chọn biện pháp nào? Nếu quyết định chọn viên uống ngừa thai, bạn cần biết tất tần tật về cơ chế hoạt động của nó.

Ngày nay, có quá nhiều lựa chọn cho phụ nữ khi tìm kiếm một phương pháp tránh thai phù hợp với mình. Ai thích tiện dụng thì xài bao cao su, ai không muốn bị giảm hưng phấn thì tìm đến que cấy tránh thai, đặt vòng; người nào không còn nhu cầu sinh nở thì thắt ống dẫn trứng là giải pháp được khuyên dùng…

Tất nhiên, không thể bỏ qua một biện pháp ngừa thai rất phổ biến và được phái đẹp tin tưởng chọn lựa: thuốc tránh thai. Hiệu quả của nó thì không cần bàn tới (đạt hơn 99%), nhưng không nhiều người biết về cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai. Vậy, thuốc tránh thai hoạt động theo cơ chế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc về những viên thuốc nhỏ xinh.

Thuốc tránh thai là gì?

Thuốc tránh thai, hay thuốc tránh thai nội tiết tố, là một loại thuốc uống hàng ngày bao gồm các hormone tổng hợp giúp bạn tránh thai.

Có hai loại thuốc tránh thai hàng ngày: thuốc kết hợp và thuốc đơn thuần. Thuốc tránh thai kết hợp có tác dụng trên cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, còn thuốc tránh thai đơn thuần chỉ có tác dụng ngoại biên.

Cơ chế hoạt động

Thuốc tránh thai kết hợp

Đây là loại thuốc chứa hai loại hormone là progesterone và estrogen. Nó có tác dụng ngăn sự rụng trứng, làm thay đổi dịch nhày của cổ tử cung khiến tinh trùng khó đi vào tử cung. Đồng thời, thuốc cũng làm cho nội mạc tử cung mỏng đi, khiến trứng không thể làm tổ.

Thuốc tránh thai đơn thuần

Chỉ chứa hormone progesterone nên thuốc tránh thai đơn thuần được chỉ định dùng cho những phụ nữ đang cho con bú. Nó không làm ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra cũng như chất lượng sữa.

Cơ chế hoạt động của loại thuốc tránh thai này là làm dày lớp dịch nhày cổ tử cung, gây khó khăn cho tinh trùng khi xâm nhập vào sâu trong tử cung. Bên cạnh đó, nó còn ngăn chặn sự rụng trứng vào khoảng giữa của chu kỳ kinh nguyệt.

Hiệu lực của thuốc tránh thai hàng ngày chỉ có khi bạn uống đều đặn mỗi ngày, vào cùng một khung giờ. Chỉ cần uống muộn hơn 3 giờ là phải sử dụng thêm biện pháp tránh thai khác. Cho nên nếu bạn có não “cá vàng”, tốt nhất không nên sử dụng biện pháp này.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Giống như nhiều loại thuốc khác, thuốc tránh thai cũng gây ra tác dụng phụ đối với những người lần đầu tiên uống. Bạn có thể gặp phải triệu chứng buồn nôn và nôn, đau tức ngực, chuột rút, đầy hơi, tăng cân vì cơ thể bị tích nước, đau nửa đầu. Thông thường, các tác dụng phụ này chỉ ở mức độ nhẹ và sẽ biến mất sau 1–3 tháng. Nếu tình trạng của bạn ở mức nghiêm trọng hoặc kéo dài triền miên, cần hỏi bác sĩ phụ khoa để đổi loại thuốc khác.

Ngoài ngừa thai, thuốc tránh thai còn được chỉ định để:

Giảm đau bụng kinh

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nữ giới sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày sẽ ít bị đau bụng kinh hơn so với những người không dùng. Điều này được lý giải là trong kỳ kinh, các nội tiết tố như lượng estrogen và progestin giảm, trong khi prostaglandin tăng lên gây co bóp tử cung và làm giảm lượng máu đến tử cung – nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh. Uống thuốc tránh thai hàng ngày, cơ thể sẽ được bổ sung lượng estrogen và progestin, giúp giảm những cơn đau bụng kinh không mong muốn.

Trị mụn trứng cá

Nếu bạn bị những đốm mụn đáng ghét bám theo dai dẳng mà nguyên nhân là do nội tiết tố, rất có thể bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng viên uống tránh thai. Các hormone trong thuốc tránh thai có khả năng ngăn chặn sự hình thành của mụn.

Điều hòa kinh nguyệt

Khi cơ thể không sản xuất đủ progesterone, bạn sẽ gặp tình trạng kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, thiếu progesterone còn làm cho các lớp niêm mạc tử cung dày lên, khiến bạn ra máu ồ ạt khi có kinh trở lại.

Thuốc tránh thai hàng ngày chứa progesterone. Nhờ vậy, nó ức chế sự phát triển quá mức của niêm mạc tử cung, giúp vòng kinh điều hòa trở lại.

Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang

Với những bạn gái chưa kết hôn và chưa có ý định sinh con, bác sĩ thường dùng thuốc ngừa thai phối hợp để điều trị hội chứng buồng trứng đa nang. Thuốc tránh thai sẽ giúp kinh nguyệt của bạn đều hơn, làm giảm các triệu chứng nam hóa và bảo vệ lớp vỏ buồng trứng không bị xơ chai.

Cải thiện tình trạng đau đầu

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn đau đầu, nhưng sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone có thể làm cho tình trạng đau đầu của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Vì thế, nếu bạn đau đầu vì sự sụt giảm nồng độ estrogen, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc tránh thai nhằm kiểm soát nồng độ estrogen, từ đó cải thiện tình trạng này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mỹ phẩm hết hạn sử dụng: Nhận biết sớm kẻo gây hại cho da!

(36)
Bạn quá bận rộn nên thường bỏ qua những dấu hiệu của mỹ phẩm hết hạn sử dụng như màu sắc, chất hay mùi của sản phẩm đã thay đổi? Sự chủ quan ... [xem thêm]

Trong thai kỳ liệu bà bầu có được ăn nhãn?

(46)
Nhãn là loại trái cây được nhiều người yêu thích vì vị ngon ngọt và mùi hương quyến rũ của nó. Thế nhưng, trong thai kỳ, liệu bà bầu có được ăn nhãn ... [xem thêm]

Mang thai ảnh hưởng đến âm đạo của bạn như thế nào?

(79)
Trong suốt giai đoạn thai kỳ, cơ thể bạn sẽ trải qua rất nhiều những thay đổi rõ rệt như việc ngực to ra và bụng lớn dần. Tuy nhiên, một điều có thể ... [xem thêm]

Tác hại của việc đeo kính áp tròng quá lâu

(45)
Kính áp tròng có thể giải quyết mối lo cho những người cận thị cũng như nó có nhiều màu sắc mang tính thời trang. Tuy nhiên, đeo kính này quá lâu có thể ... [xem thêm]

Viêm loét đại tràng và việc ăn uống

(49)
Khi mắc viêm đại tràng, bạn dễ bị đầy hơi, đau bụng quặn thắt hoặc đại tiện bất thường. Thay đổi chế độ ăn có thể giúp bạn cải thiện tình ... [xem thêm]

Thì là chữa ho, lợi sữa và nhiều công dụng khác

(74)
Thì là vốn là một loại rau thơm có nguồn gốc từ các nước giáp bờ biển Địa Trung Hải. Mùi hương của thì là cũng giống như hồi và cam thảo. Lá, thân và ... [xem thêm]

Chuyện yêu khi mang thai có an toàn cho mẹ bầu?

(34)
Bạn có cần phải nhịn chuyện yêu khi mang thai vì sợ không an toàn cho con? Thật ra, tùy vào giai đoạn bầu bì, bạn vẫn có thể “yêu” mà không cần nhịn.Khi ... [xem thêm]

Biến chứng suy tim: Lưỡi dao vô hình dẫn đến cái chết thầm lặng

(68)
Nếu không theo dõi bệnh thường xuyên, những biến chứng suy tim thường xảy ra đột ngột có thể đẩy người bệnh vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Làm sao ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN