Điều trị trầm cảm bằng sốc điện không kinh dị như bạn nghĩ!

(3.5) - 28 đánh giá

Khi nghe đến liệu pháp sốc điện bạn nghĩ rằng người bệnh phải chịu nhiều đau đớn? Ngày nay khi y khoa phát triển, điều trị trầm cảm bằng sốc điện đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Bạn đã từng thấy người bệnh tâm thần được điều trị bằng sốc điện trên phim ảnh chưa? Nhiều người cho rằng đây là liệu pháp đã lỗi thời, dã man và không còn được sử dụng nữa. Thực tế, liệu pháp sốc điện vẫn còn được sử dụng, dưới đây là những lầm tưởng phổ biến khiến cho rất nhiều người cảm thấy sợ hãi về liệu pháp điều trị này.

1. Liệu pháp sốc điện gây co giật

Thực tế, trong quá trình sốc điện, bệnh nhân được gây co giật bởi một dòng điện nhằm mục đích cải thiện sự trầm cảm, nhưng không phải ai cũng biết vì sao liệu pháp đó lại có tác dụng.

Gary Kennedy, thạc sĩ y khoa, chuyên khoa tâm thần về người lớn tuổi ở Montefiore Medical Center ở New York cho biết liệu pháp sốc điện có thể khởi động lại hệ thống thần kinh của bệnh nhân, tương tự như việc tắt và khởi động lại máy tính của bạn, người bệnh sẽ trở lại bình thường mà không có chứng trầm cảm. Cơn co giật có thể phục hồi sự liên kết của các neuron thần kinh, nâng cao nồng độ norepinephrine, dopamine và serotoin, là những chất đóng vai trò quan trọng trong bệnh trầm cảm.

2. Liệu pháp chỉ dành để điều trị trầm cảm

Liệu pháp sốc điện thường được dùng cho những bệnh nhân trầm cảm nặng, nhất là những người xuất hiện ảo giác hay nguy cơ tự tử cao. Tuy nhiên, đa số người bị trầm cảm không đến mức phải dùng liệu pháp sốc điện, họ sẽ đáp ứng với các thuốc điều trị hay liệu pháp tâm lý.

Liệu pháp sốc điện thỉnh thoảng còn dùng để giảm sự bất thường của bệnh nhân mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Liệu pháp trên cũng được dùng nhưng không thường xuyên để điều trị bệnh tâm thần phân liệt, đặc biệt là những người có khởi phát bệnh nhanh hoặc bệnh nhân không thể nói chuyện hay đáp ứng với kích thích xung quanh.

3. Sốc điện chỉ dùng trong bệnh viện tâm thần

Người ta không biết được chính xác có bao nhiêu người bệnh được điều trị liệu pháp trên hàng năm vì không có báo cáo chi tiết về điều đó. Một con số ước tính ở Mỹ là khoảng 100.000 trường hợp hằng năm.

Liệu pháp điều trị có thể được tiến hành trong bệnh viện hay các trung tâm tâm thần trên bệnh nhân nội trú hay bệnh nhân ngoại trú ít nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân có thể trải qua 6 đến 12 liệu trình trong 2 đến 4 tuần. Để ngăn ngừa sự tái phát, các bệnh nhân sẽ nhận sự điều trị từ liệu pháp sốc điện duy trì mỗi 2 tuần đến mỗi tháng và kéo dài trong vài năm.

4. Sốc điện là liệu pháp điều trị tàn nhẫn

Trong giai đoạn đầu mới ra đời, liệu pháp điều trị thường được tiến hành tự do và không có sự kiểm soát. Bác sĩ Kennedy cho hay trong lịch sử việc điều trị sốc điện khá tàn nhẫn và gây sốc đối với bệnh nhân.

Ngày nay, liệu pháp sốc điện chỉ được tiến hành trên một số trường hợp đặc biệt và được đặt dưới sự kiểm soát của giám sát y khoa. Bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi điều trị và giãn cơ để giảm cơn co giật. Một nghiên cứu ghi nhận có khoảng 2,9 người chết trên 10.000 bệnh nhân được điều trị sốc điện, trong khi một nghiên cứu khác quan sát chỉ có 4,5 người chết trên 100.000 người điều trị.

5. Liệu pháp sốc điện gây vỡ răng và gãy xương

Bác sĩ sẽ cho thuốc giãn cơ để tránh bệnh nhân co giật dữ dội, giảm thiểu khả năng vỡ răng và gãy xương.

Liệu pháp có nguy cơ gây tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim, đặc biệt là trên những người bệnh lớn tuổi. Nếu bệnh nhân mắc bệnh tim, trong quá trình điều trị cần có sự giám sát của bác sĩ tim mạch và một số thuốc cần được dùng để tránh rối loạn nhịp tim.

6. Sốc điện có thể không có tác dụng

Hiệu quả của sốc điện trong thời gian ngắn đã được chứng minh, đặc biệt là trên những bệnh nhân có ý định tự tử. Khoảng 85% bệnh nhân khôi phục sau liệu pháp điều trị trên.

Tuy nhiên, bác sĩ Kennedy cho biết trầm cảm có thể tái phát sau một vài ngày hay vài tuần. Liệu pháp sốc điện đủ để cải thiện tâm trạng của người bệnh để họ không tự tử ngay lập tức và cho họ thời gian để tìm kiếm những phương pháp điều trị khác.

7. Liệu pháp sốc điện gây mất trí nhớ

Một trong những tác dụng phụ của liệu pháp sốc điện là gây mất trí nhớ. Ngay sau khi có cơn co giật, có thể là do liệu pháp sốc điện, động kinh hay vì lý do gì khác, một vài bệnh nhân sẽ trải qua một quãng thời gian ngắn lẫn lộn.

Mất trí nhớ thường xóa mờ đi những sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian ngắn trước điều trị và hầu như sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, một vài người lại bị mất trí nhớ kéo dài đến vài tuần sau điều trị và thường xảy ra trên những người lớn tuổi.

8. Sốc điện dùng để trừng phạt bệnh nhân

Liệu pháp điều trị trầm cảm này từng mang tiếng xấu trong quá khứ vì mục đích trừng phạt những người bệnh tâm thần bất trị hay quản giáo ý chí của người bệnh.

Charles Chip Stone, bác sĩ lâm sàng và giám định tâm thần tại Orange County ở bang California (Mỹ) cho biết mọi người chỉ biết đến liệu pháp này thông qua phim ảnh, nhưng trên thực tế sốc điện đã được tiến hành từ những thập niên 1950 và 1960. Ông nói rằng một vài bệnh nhân trầm cảm nặng hay hưng cảm cấp có thể được điều trị bằng sốc điện nếu họ được phán định đây là liệu pháp tốt nhất hiện tại dành cho họ.

9. Điều trị trầm cảm bằng sốc điện là liệu pháp lâu dài

Liệu pháp sốc điện không được chứng minh là giải pháp lâu dài dành cho bệnh nhân trầm cảm. Hầu hết bệnh nhân có thể kiểm soát tâm trạng và hạn chế sự tái phát bệnh bằng các liệu pháp duy trì khác hay các thuốc chống trầm cảm.

Mặc dù vẫn có những tác dụng phụ về nhận thức như mất trí nhớ, giảm khả năng học tập khi sử dụng thuốc trong thời gian dài, nhưng các nghiên cứu về vấn đề trên vẫn còn chưa đầy đủ bằng chứng.

10. Sốc điện là biện pháp điều trị cuối cùng

Liệu pháp sốc điện được xem như là điểm dừng cuối cùng của tiến trình điều trị bệnh nhân sau khi họ đã được sử dụng các thuốc hay biện pháp khác mà vẫn không đạt được hiệu quả. Bác sĩ Stone cho biết liệu pháp điều trị trầm cảm bằng sốc điện này không được sử dụng thường xuyên vì nhiều lý do như sự phản đối của mọi người, giá cả cao, ít bác sĩ thực hiện và thời gian mà liệu pháp tiến hành.

Bên cạnh đó vẫn có một vài chuyên gia nhận thấy sốc điện có thể là biện pháp đầu tiên trong một vài trường hợp. Nếu bỏ qua tính an toàn, liệu pháp sốc điện là phương thức điều trị có tác dụng nhanh trên bệnh nhân trầm cảm nặng.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nặng không có sự cải thiện với các thuốc và liệu pháp tâm lý khác thì sốc điện là biện pháp an toàn và hiệu quả nhanh dành cho họ. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về liệu pháp điều trị trên, tham vấn ý kiến bác sĩ để có quyết định đúng đắn hơn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dầu argan: Khỏe đẹp với “vàng lỏng” từ xứ Morocco

(97)
Nếu là một cô nàng mê làm đẹp, bạn hẳn đã không còn xa lạ với những công thức chăm sóc cơ thể từ nha đam, dầu dừa, dầu ô liu, nước hoa hồng… Thế ... [xem thêm]

Tác dụng của thuốc Tanganil

(32)
Thuốc Tanganil 500mg chứa hoạt chất acetyl leucin, có tác dụng điều trị chóng mặt và rối loạn tiền đình. Tanganil 500mg có tác dụng điều trị tình trạng chóng ... [xem thêm]

Ăn gì để dễ ngủ? 8 thực phẩm giúp bạn ngủ ngon tới sáng!

(18)
Dường như ai trong chúng ta cũng đều từng trải qua cảm giác mệt mỏi sau khi ngủ không sâu hoặc không đủ giấc. Thay vì uống các loại thuốc an thần, bạn có ... [xem thêm]

Cẩn thận với chứng rối loạn khớp thái dương – hàm!

(40)
Khớp thái dương – hàm hoạt động giống như một khớp nối có thể trượt qua lại, có chức năng nối xương hàm với hộp sọ và khớp này nằm ở mỗi bên ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc chữa vô sinh, hiếm muộn ở đâu tốt nhất

(46)
Vô sinh, hiếm muộn đang là nguyên nhân hàng đầu khiến hạnh phúc của nhiều gia đình đứng trên bờ vực đổ vỡ. Nếu vợ chồng bạn chẳng may bị vô sinh, ... [xem thêm]

Bố mẹ làm gì khi bé nhõng nhẽo ở nơi công cộng?

(61)
Các ông bố bà mẹ trẻ thường sẽ bối rối khi phải đối mặt với cơn hờn dỗi của con, mặc dù bé cưng lúc đó chỉ mới học mẫu giáo. Cơn thịnh nộ ... [xem thêm]

Điều cần biết về đột quỵ do sốc nhiệt

(67)
Sốc nhiệt là một loại đột quỵ khác biệt hoàn toàn với các loại đột quỵ khác, nó không phải là một cơn tai biến mạch máu não, mặc dù nó cũng ảnh ... [xem thêm]

Thế nào là tình trạng thờ ơ nửa thân người ở bệnh đột quỵ?

(68)
Tình trạng thờ ơ nửa thân là gì?Một cơn đột quỵ có thể để lại những biến chứng ngắn hạn cũng như dài hạn. Một trong những triệu chứng khá khó ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN