Tình trạng thờ ơ nửa thân là gì?
Một cơn đột quỵ có thể để lại những biến chứng ngắn hạn cũng như dài hạn. Một trong những triệu chứng khá khó chịu mà bạn phải đương đầu đó là chứng thờ ơ nửa thân người. Chứng thờ ơ là thuật ngữ được sử dụng phổ biến để mô tả trường hợp những người sống sót sau cơn đột quỵ bị mất cảm giác, sự chú ý, nhận thức của một bên cơ thể hoặc một bên môi trường của họ. Sự sao lãng có thể biểu lộ dưới dạng mất cảm giác một bên cơ thể sau cơn đột quỵ.
Tình trạng thờ ơ cũng có thể biểu thị dưới dạng mất nhận thức và năng lực tri thức một bên cơ thể của người vừa trải qua cơn đột quỵ hoặc các vùng xung quanh.
Các loại đột quỵ nào dẫn đến tình trạng thờ ơ nửa thân người?
Tình trạng thờ ơ nửa thân người thường diễn ra sau một cơn đột quỵ làm tổn thương não phải của những người thuận tay phải hay não trái của những người thuận tay trái. Bình thường thì tình trạng mất ngôn ngữ hiếm khi cùng xảy ra với chứng thờ ơ nửa thân vì chức năng ngôn ngữ thường nằm ở phía đối diện của não bộ. Chứng thờ ơ nửa thân có thể diễn tiến sau một cơn đột quỵ gây tổn thương đến thùy đỉnh phải của não, nơi kiểm soát tiến trình xử lý không gian-thị giác. Không gian-thị giác là khả năng nhận thức các đối tượng liên kết với nhau trong không gian.
Các triệu chứng của tình trạng thờ ơ nửa thân?
Tình trạng thờ ơ nửa thân có thể ảnh hưởng tới nhận thức và cảm giác của bên tay trái hoặc chân trái hoặc cả hai. Các bệnh nhân đột quỵ kèm theo tình trạng thờ ơ nửa thân thường phớt lờ một bên cơ thể và trong nhiều trường hợp, không có cảm giác một bên cơ thể. Ở một vài trường hợp, một bệnh nhân bị đột quỵ vẫn có thể có cảm giác ở một bên suy yếu nhưng nếu yêu cầu bệnh nhân chỉ định đúng vị trí thì họ lại chỉ sai bên suy yếu.
Đôi khi những người vừa trải qua cơn đột quỵ có thể thờ ơ với mọi thứ ở một bên thị giác, ngay cả khi thị giác thật sự không hề bị suy giảm. Điều này thường gây khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh nhân bị chứng thờ ơ nửa thân có kèm bị mất thị giác thật sự hay không. Thông thường một người bị đột quỵ sẽ bỏ qua những âm thanh đến từ bên thờ ơ. Những người bị đột quỵ kèm theo tình trạng thờ ơ sẽ không nhận thấy các vật hay con người ở một bên của căn phòng.
Tình trạng thờ ơ ảnh hưởng tới bản thân bạn ra sao?
Sự mất nhận thức một bên này có mức độ nặng khác nhau giữa các bệnh nhân, ảnh hưởng đến những người bị đột quỵ khác nhau theo những cách khác nhau. Ví dụ đối với một số người, điều này gây trở ngại vì nó khiến họ khó khăn trong việc định vị các vật thể phía bên trái của căn phòng. Ngược lại, nếu cơn đột quỵ quá nặng, người bị đột quỵ sẽ không thể nhận thức được bên họ bị thờ ơ và thậm chí họ cũng không mảy may quan tâm đến việc bên đó ra sao. Việc họ mất nhận thức rằng mình bị thờ ơ một bên sẽ khiến cho việc thực hiện các hoạt động hằng ngày vô cùng khó khăn. Một số bệnh nhân đột quỵ có thể cảm nhận được phía bên phải của căn phòng nhưng không nhận thức được chính xác được việc họ đang nhìn thấy cả căn phòng. Nói cách khác, họ không nhận thức được toàn bộ vấn đề.
Thông thường những người trải qua cơn đột quỵ sẽ nhầm lẫn về khu vực bị thờ ơ và trong quá trình hồi phục họ có nhiều giai đoạn bệnh trở nặng lại.
Nhìn chung thì những người bị đột quỵ không thể nhận thức được toàn bộ vấn đề. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác mà có trường hợp người đột quỵ nhận thức được một bên cơ thể và biết rằng mình đang bị chứng thờ ơ bên đó trong khi một số khác thì không tin rằng họ đang thờ ơ một bên cơ thể và họ khẳng định rằng mình đang di chuyển một cánh tay hay một chân trong khi thực tế lại không phải thế.
Sao lãng là một trong những di chứng phiền hà nhất của một cơn đột quỵ mà người thân của bệnh nhân phải gánh chịu. Nhưng các bệnh nhân thường cảm thấy hài lòng với cuộc sống và không cảm thấy phiền hà gì với tình trạng bệnh của mình vì đơn giản là họ đã bị mất nhận thức bên đó. Tuy nhiên tình trạng này lại thực sự là một vấn đề khó khăn với những ai chăm sóc cho họ vì họ đã mất khả năng tìm vật ở một bên, không hợp tác tốt với nhân viên phục hồi chức năng và mất cảm giác đau bên bị thờ ơ.
Vậy bạn nên làm gì?
Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp đối phó với chứng thờ ơ nửa thân:
- Kiên nhẫn. Chứng thờ ơ thực sự là tình trạng khuyếm khuyết và tổn thương thần kinh. Chứ nó không phải là các rối loạn về hành vi, “sự phủ nhận”, sự hay quên hay sự bất hợp tác. Một bệnh nhân bị đột quỵ không thể kiểm soát được những điều trên.
- Cố gắng giúp người thân của bạn đang hồi phục sau cơn đột quỵ quay người để có thể quan sát được phía bên bị thờ ơ. Điều này giúp cho người bệnh định hướng tốt hơn môi trường xung quanh mình. Hãy tập thói quen hằng ngày xoay người khắp phòng quan sát khi tìm kiếm một vật gì đó. Người bệnh có thể không phục hồi được chứng thờ ơ nhưng rất có thể nhớ được thói quen “luôn luôn quay xung quanh để quan sát khi bạn đạng ban tìm kiếm một thứ gì đó”.
- Chú ý đến sự an toàn. Người thân của bạn có thể sẽ không cảm thấy đau, hay thấy nóng hoặc sự không thoải mái ở bên phía bị thờ ơ. Hãy quan sát bên bị thờ ơ có bị thương gì không và cố gắng không để những vật sắc nhọn hoặc bất cứ thứ gì có thể gây tổn thương ở phía bên bị chứng thờ ơ. Tình trạng thờ ơ là một trong những hậu quả bất thường và rất khó hiểu bệnh đột quỵ. Tình trạng thờ ơ nửa thân thường gây khó khăn cho những người chăm sóc hơn là những người bị đột quỵ. Khi bạn có người thân phải chống chọi với tình trạng thờ ơ nửa thân sau khi bị đột quỵ, việc chăm sóc sẽ trở nên đặc biệt khó khăn. Hiểu rõ về tình trạng sao lãng là bước quan trọng nhất giúp bạn đối phó với những khó khăn này.