Điều gì sẽ xảy ra khi nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn cuối – AIDS?

(4.27) - 96 đánh giá

Nhiễm HIV, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hệ thống miễn dịch bị virus tấn công và làm suy yếu dần, cuối cùng dẫn đến giai đoạn cuối là AIDS.

AIDS là giai đoạn cuối cùng của bệnh nhiễm HIV. Những người bị HIV có thể không có bất kỳ triệu chứng gì trong 10 năm hoặc lâu hơn (tuy nhiên, họ vẫn có thể lây bệnh cho người khác trong thời gian này).

AIDS là giai đoạn cuối cùng trong quá trình nhiễm HIV. Nó xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến hậu quả là bạn dễ bị các nhiễm trùng cơ hội, các loại nhiễm trùng ở cơ thể bình thường rất khó hoặc hầu như không bị nhiễm. Thông thường ở giai đoạn này, số lượng tế bào T-CD4 giảm xuống dưới 200 tế bào. Một số ví dụ bệnh nhiễm trùng cơ hội là: bệnh zona, sarcome Kaposi, u lympho không Hodgkin, bệnh tưa miệng, lao và nấm candida thực quản. Các dấu hiệu và triệu chứng của một số bệnh nhiễm trùng cơ hội có thể bao gồm:

  • Khó thở;
  • Mệt mỏi suốt ngày;
  • Sốt kéo dài hơn 10 ngày;
  • Đổ mồ hôi trộm;
  • Sốt lặp đi lặp lại;
  • Tiêu chảy mạn tính;
  • Dễ bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân;
  • Xuất hiện những đốm trắng dai dẳng hoặc những tổn thương bất thường trên lưỡi hoặc trong miệng của bạn;
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân;
  • Phát ban da.

Các tế bào lympho T-CD4 giảm đáng kể và tải lượng virus tăng đáng kể khi bạn đang ở giai đoạn AIDS. Khi CD4 của một người giảm xuống dưới 200 tế bào trên mỗi milimét khối máu thì họ được chẩn đoán là HIV đã ở giai đoạn cuối cùng, còn gọi là AIDS. Một khi HIV tiến triển thành AIDS, tỷ lệ tử vong của người nhiễm HIV sẽ tăng lên khá nhiều. Nếu không điều trị, những người đã tiến triển đến AIDS thường chỉ sống được trong khoảng 3 năm. Còn nếu trường hợp bạn mắc phải một nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, thì thời gian sống chỉ còn 1 năm.

Nhờ những tiến bộ mới trong thuốc, tuổi thọ của những người mắc bệnh AIDS đang gia tăng đáng kể. Sử dụng thuốc kết hợp để điều trị HIV giúp ngăn cản sự nhân lên của virus và xây dựng lại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Những loại thuốc này có thể tốn kém và khó dung nạp do có nhiều tác dụng phụ, nhưng bạn phải cố gắng tuân thủ dùng thuốc đều đặn và tuyệt đối không tự ý dừng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Ngoài ra, việc uống cho đủ loại thuốc cũng rất quan trọng. Những người có tế bào T-CD4 thấp cũng có thể dùng thuốc để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội. Bệnh nhân được dùng các loại thuốc phòng ngừa cho đến khi số lượng tế bào T-CD4 đã vượt qua mức an toàn.

AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV, virus suy giảm hệ miễn dịch ở người, tức là virus này làm tổn thương hệ thống phòng thủ của cơ thể. Thuốc điều trị kháng virus HIV có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HIV, giảm nhiễm trùng cơ hội và các bệnh khác liên quan tới HIV, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống của người bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc cũng mang lại hiệu quả. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin và các loại thuốc điều trị HIV phù hợp với tình trạng bệnh.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Virus HIV tác động tới hệ thống miễn dịch như thế nào?
  • Các cách phòng tránh lây nhiễm HIV cực hiệu quả
  • 7 điều bạn nên biết về bệnh AIDS
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tôi có thể mang thai sau khi điều trị ung thư vú không?

(29)
Như chúng ta đã biết, việc mang thai không ảnh hưởng đến bệnh ung thư vú – không làm bệnh tái phát. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, ung thu vú giai đoạn 3 ... [xem thêm]

Thời kỳ cửa sổ HIV kéo dài bao lâu và có triệu chứng gì?

(12)
Xét nghiệm ngay sau khi nghi ngờ tiếp xúc với HIV có thể không cho kết quả dương tính đúng và giai đoạn này được gọi là “thời kỳ cửa sổ HIV”. Do đó, ... [xem thêm]

Cách trị mụn bằng liệu pháp tiêm không kim

(68)
Ngày nay, phương pháp điều trị mụn trứng cá không xâm lấn đã dần trở nên phổ biến vì sự an toàn đối với da và hiệu quả của nó. Nếu bạn muốn điều ... [xem thêm]

Bạn biết gì về chứng sợ máu?

(50)
Chứng sợ máu có tên khoa học là homophobia, là một chứng sợ khá phổ biến ở nhiều người. Một số người sợ máu tới mức độ cùng cực có thể ngất xỉu ... [xem thêm]

Dấu hiệu trẻ tự kỷ mà bố mẹ cần lưu ý

(55)
Bệnh tự kỷ là một bệnh đáng lo ngại và bệnh càng trở nên phổ biến hơn ở trẻ em ngày nay. Nhận biết được các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sẽ giúp bố ... [xem thêm]

Sức khỏe là sắc đẹp. Là phụ nữ, hãy giữ mình luôn xinh đẹp!

(99)
Sức khỏe là sắc đẹp vì bạn sẽ trông thật rạng rỡ, hấp dẫn và tràn đầy sức sống khi khỏe mạnh. Bạn có đầu tư chăm sóc sức khỏe bản thân thật ... [xem thêm]

Caffein có lợi hay hại đối với bệnh trầm cảm?

(23)
Các loại đồ uống có chứa caffein, ví dụ như cà phê, trà, nước giải khát và nước tăng lực, có thể tạm thời giúp bạn hăng hái, nhưng chúng sẽ để lại ... [xem thêm]

8 cách giúp hạn chế tình trạng cơ thể giữ nước

(44)
Cơ thể chúng ta có một cơ chế trữ nước và các ion tự nhiên tương tự như việc tích trữ calo dư thừa dưới dạng mỡ. Để giữ vóc dáng luôn thon gọn thì ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN