Dấu hiệu trẻ tự kỷ mà bố mẹ cần lưu ý

(3.56) - 55 đánh giá

Bệnh tự kỷ là một bệnh đáng lo ngại và bệnh càng trở nên phổ biến hơn ở trẻ em ngày nay. Nhận biết được các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sẽ giúp bố mẹ kịp thời đưa con chẩn đoán và điều trị. Hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết nhé!

Tự kỷ là một chứng rối loạn về não làm hạn chế khả năng giao tiếp với mọi người. Bệnh xuất hiện sớm nhất là ở trẻ nhỏ trong phạm vi từ nhẹ đến nghiêm trọng. Bệnh sẽ làm cho trẻ có những cảm xúc tiêu cực về thế giới xung quanh hoặc gây khó khăn trong giao tiếp.

Bệnh tự kỷ ảnh hưởng đến não như thế nào?

Bệnh tự kỷ ảnh hưởng đến các bộ phận của não có chức năng điều khiển cảm xúc, giao tiếp và vận động cơ thể. Trong những năm tháng chập chững biết đi, một số bé mắc chứng tự kỷ có đầu và não lớn bất thường do các vấn đề về sự phát triển của não. Ngoài ra, các gen bất thường di truyền từ gia đình cũng có liên quan đến các chức năng ở một số bộ phận của não hoạt động kém.

Dấu hiệu chung của bệnh tự kỷ ở trẻ

Trước khi con tròn 3 tuổi, bố mẹ hãy quan sát cẩn thận những dấu hiệu có thể nhận thấy của chứng tự kỷ. Một số bé phát triển bình thường cho đến khi 18-24 tháng tuổi và sau đó dừng lại hoặc mất dần những kỹ năng. Các dấu hiệu của chứng tự kỷ có thể bao gồm:

  • Lặp lại những chuyển động (đu bập bênh hoặc quay vòng);
  • Tránh giao tiếp bằng mắt hoặc đụng chạm cơ thể;
  • Học nói chậm;
  • Lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ;
  • Bực bội vì những thay đổi nhỏ.

Điều quan trọng bố mẹ cần lưu ý là những dấu hiệu này cũng có thể xảy ra ở trẻ em không bị tự kỷ.

Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ 1 tuổi

Ngay cả khi bé còn rất nhỏ, bạn cũng có thể phát hiện ra dấu hiệu tự kỷ thông qua cách bé phản ứng với thế giới xung quanh. Ở độ tuổi này, các bé mắc chứng tự kỷ có thể:

  • Không quay sang khi nghe tiếng mẹ gọi;
  • Không trả lời khi nghe gọi tên mình;
  • Không nhìn thẳng vào mắt người khác;
  • Không bập bẹ hoặc chỉ trỏ trước 1 tuổi;
  • Không mỉm cười hoặc phản xạ khi có những tín hiệu giao tiếp từ người khác.

Trẻ sơ sinh không bị chứng tự kỷ cũng có thể có những hành vi này, nhưng tốt nhất nên liên hệ ngay với bác sĩ khi bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.

Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ 2 tuổi

Các dấu hiệu của chứng tự kỷ rõ ràng hơn khi bé được 2 tuổi. Trong khi những đứa trẻ khác đang hình thành những từ ngữ đầu tiên và chỉ vào những đồ vật mà bé muốn, trẻ bị chứng tự kỷ sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Không nói được từ nào sau khi sinh 16 tháng;
  • Không nói được từ có 2 chữ trước 2 tuổi;
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ;
  • Không quan tâm khi người lớn chỉ vào các đồ vật.

Các dấu hiệu khác của bệnh tự kỷ ở trẻ

Những bé bị chứng tự kỷ đôi khi có thể có các triệu chứng về thể chất, bao gồm các vấn đề về tiêu hóa như táo bón và các vấn đề về giấc ngủ. Ngoài ra, khoảng 1/3 số trẻ em mắc chứng tự kỷ cũng bị động kinh.

Kiểm tra bệnh tự kỷ khi trẻ còn nhỏ

Nhiều bé không được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tự kỷ cho đến khi vào mẫu giáo và nên không nhận được sự trợ giúp trong những năm đầu đời. Bố mẹ cần kiểm tra chứng tự kỷ ở con vào các mốc thời gian khi:

  • 18 tháng;
  • 24 tháng;
  • Khi cần thiết đối trẻ em có những hành vi đáng lo ngại hoặc một tiền sử gia đình mắc chứng tự kỷ.

Chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ qua các vấn đề về lời nói

Khi bạn đưa trẻ đi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cách bé phản ứng với giọng nói, nụ cười hoặc những biểu cảm khác. Bé cần phải đến bác sĩ khi có các vấn đề hoặc sự chậm trễ về lời nói. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra thính lực cho bé. Hầu hết các bé mắc chứng tự kỷ sẽ nói chuyện bình thường, nhưng sẽ biết nói muộn hơn những đứa trẻ khác rất nhiều. Bé tự kỷ nói chuyện rất khó khăn hoặc nói mà không có cảm xúc.

Chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ thông qua kỹ năng xã hội

Dấu hiệu quan trọng của chứng rối loạn tự kỷ là những rắc rối liên quan đến kỹ năng xã hội. Bác sĩ tâm lý có thể giúp xác định những vấn đề xã hội này một cách sớm nhất. Trẻ tự kỷ sẽ tránh nhìn vào mắt người khác, bao gồm cả bố mẹ. Bé có thể chỉ tập trung vào một đối tượng và bỏ qua những thứ xung quanh trong một thời gian dài. Bé cũng không có những cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt khi giao tiếp với người khác.

Chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ thông qua đánh giá

Không có xét nghiệm y khoa cho các bé mắc chứng tự kỷ, nhưng các bài kiểm tra có thể hữu ích trong việc loại trừ những bệnh khác như khả năng nghe kém, khó nói, ngộ độc chì hoặc các vấn đề phát triển không liên quan đến chứng tự kỷ. Bố mẹ cần phải trả lời một danh sách các câu hỏi để đánh giá kỹ năng giao tiếp và hành vi của bé. Nếu bé tự kỷ được điều trị sớm (tốt nhất là trước 3 tuổi) có thể cải thiện được sự phát triển.

Ngoài ra, bố mẹ hãy tham khảo bài viết “Trẻ tự kỷ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị” để hiểu rõ hơn về chứng tự kỷ ở trẻ.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Mong các bạn sẽ hiểu thêm về những dấu hiệu cũng như cách chuẩn đoán bệnh tự kỷ ở các bé nhé!

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí 10 thói quen giúp bạn giảm cân không cần ăn kiêng

(74)
Giảm cân không cần ăn kiêng? Khả thi hay không? Nếu bạn áp dụng đúng và đủ 10 thói quen dưới đây, bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian và công sức để ... [xem thêm]

Bật mí 7 loại thực phẩm giúp bạn đánh bay mệt mỏi

(89)
Khả năng hoạt động của cơ thể phụ thuộc vào những gì bạn hấp thụ, vì vậy hãy đem đến cho bản thân một ngày tràn đầy năng lượng bằng những thực ... [xem thêm]

Dưỡng tóc bằng cà phê: Mẹo hay ít người biết

(66)
Dưỡng tóc bằng cà phê là một hình thức làm đẹp khá thân thiện với da đầu và tóc, đồng thời mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời.Không chỉ có thể giúp ... [xem thêm]

Thuốc nào làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai?

(62)
Thuốc tránh thai giúp bạn kiểm soát việc sinh nở theo ý muốn của mình. Hiện nay, nhiều loại thuốc có tương tác với nhau và điều này cũng đúng với các ... [xem thêm]

Cách chăm sóc mắt trước, trong và sau phẫu thuật lasik

(83)
Bạn có mắc phải các tật khúc xạ của mắt như loạn thị, cận thị hay viễn thị? Hiện nay, nhiều người chọn phương pháp phẫu thuật lasik để có thể ... [xem thêm]

Sai lầm tai hại của bố mẹ khi cứu con mắc nghẹn

(23)
Mắc nghẹn là cơn ho gấp và nói lắp sau khi nuốt phải vật chất dạng lỏng hay rắn, gây tắc dây thanh âm hoặc đường thở. Hầu hết trẻ thường nghẹn bởi ... [xem thêm]

Nhiễm nấm chlamydia trong thai kỳ và cách điều trị

(56)
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên chú ý đến việc nhiễm nấm chlamydia để phòng tránh các ảnh hưởng xấu có thể tác động đến con yêu.Trong thời gian mang ... [xem thêm]

Mẹ cho con bú bị đau lưng: Truy tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục

(60)
Hiện tượng các bà mẹ cho con bú bị đau lưng nằm trong những tình trạng phổ biến sau sinh. Thực tế là có khá nhiều cách đánh bay cảm giác khó chịu này để ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN