Bạn biết gì về chứng sợ máu?

(3.94) - 50 đánh giá

Chứng sợ máu có tên khoa học là homophobia, là một chứng sợ khá phổ biến ở nhiều người. Một số người sợ máu tới mức độ cùng cực có thể ngất xỉu hay trở nên quá kích động khi thấy máu. Bạn hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa trị và những điều khác về bệnh này nhé.

Nguyên nhân của chứng sợ máu

Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sợ máu là trực tiếp bị chảy máu hay chứng kiến người khác bị chảy máu. Nếu chính bạn từng bị thương nghiêm trọng khi còn bé thì kỷ niệm đó sẽ ám ảnh bạn mãi.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp sợ máu đều do những trải nghiệm như trên và cũng có nhiều người bị chứng này nói rằng họ không nhớ mình có những trải nghiệm đó. Các nhà tâm lý trị liệu cho rằng có thể các bệnh nhân này bị ức chế thần kinh hoặc họ thường xuyên bị nhồi nhét ý nghĩa sợ máu từ nhỏ. Một lý do khác là do bệnh nhân có những suy nghĩ sai về máu như “máu chứa đầy vi khuẩn” hay “nếu mình mất một giọt máu thì mình sẽ chết”. Những suy nghĩ này sẽ dẫn đến chứng sợ máu.

♦ Một phát hiện khá thú vị của các nghiên cứu trên các cặp song sinh là chứng sợ máu có thể do di truyền. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa loại bỏ các yếu tố bên ngoài tác động như việc sinh sống ở môi trường nào.

Làm thế nào để điều trị chứng sợ máu?

Điều trị chứng sợ máu cũng tương tự như chữa các nỗi sợ khác. Bạn có thể uống thuốc để giảm bớt căng thẳng và khó chịu nhưng về lâu dài thì cách này không phải một lựa chọn tốt. Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra thay vì dựa vào các loại thuốc chống trầm cảm hay thuốc an thần vì các thuốc này có thể gây nghiện, khá đắt tiền và có các tác dụng phụ.

Các phương pháp trị liệu

Giảm độ nhạy cảm của bản thân

Phương pháp này dựa trên các thuyết tâm lý học hành vi. Nó sẽ giúp bạn xóa bỏ các kí ức và suy nghĩ tiêu cực về việc sợ máu. Khi nhìn thấy máu, bạn nên liên tưởng đến sự đau đớn về vật lý thay vì tỏ ra ghê tởm hay né tránh. Phương pháp giảm độ nhạy cảm sẽ dần dần xóa bỏ nỗi sợ này trong bạn nếu bạn tiếp xúc với máu nhiều và tập thói quen như trên.

Khi bắt đầu trị liệu, bạn sẽ được nhìn vài giọt máu từ xa. Dần dần, bạn đã quen với cảm giác nhìn thấy máu, bạn có thể tiến lại gần hơn và thử với lượng máu nhiều hơn. Kiên trì tập luyện phương pháp này sẽ giúp suy nghĩ của bạn quen dần với việc thấy máu và nỗi sợ sẽ giảm nhiều.

Liệu pháp nhận thức – hành vi

Đây là phương pháp rất được ưa chuộng gần đây. Phương pháp này nghiên cứu cách suy nghĩ của bạn và nguyên nhân gây ra sự sợ hãi. Bạn là người làm chủ suy nghĩ và có thể thay đổi những ý nghĩ tiêu cực như “máu có thể chứa AIDS” hay “máu sẽ dính lên người mình” bằng những suy nghĩ tích cực như “mất vài giọt máu cũng không làm mình ngất xỉu được” hay “sợ hãi cũng chẳng có ích lợi gì”.

Bạn phải dùng sự kiên định và lý trí của mình để vượt qua các suy nghĩ tiêu cực và thay chúng bằng các suy nghĩ tích cực hơn. Suy nghĩ tích cực giúp bạn có thái độ sống vui vẻ hơn và lạc quan hơn.

Trị liệu tâm lý

Đây là cách chữa trị dựa vào tâm lý. Cách này tìm hiểu bản ngã, cái tôi, các mong muốn, động lực và các sự kiện bạn trải qua trong quá trình phát triển. Bạn sẽ có những buổi nói chuyện thật lâu để tâm sự về các mong muốn bạn không dám nói ra, các kí ức đã gây ra chứng sợ hãi của bạn cũng như để tìm hiểu các tâm lý khác của bạn. Một số người thấy cách này rất hiệu quả và đã áp dụng thành công.

Áp dụng sức ép

Đôi khi chứng sợ máu có thể khiến bạn ngất, hay hạ huyết áp. Các hình thức trị liệu trên có thể xóa bỏ nỗi sợ của bạn và xử lý nguyên nhân gây bệnh, nhưng phương pháp này sẽ giải quyết được các dấu hiệu như ngất hay hạ huyết áp.

Áp dụng sức ép là phương pháp làm các cơ căng lên để tăng huyết áp và tránh tình trạng ngất xỉu khi thấy máu. Khi bạn cảm thấy muốn ngất, hãy gồng các cơ tay, chân và toàn thân từ 10–15 giây để tăng huyết áp và chống ngất xỉu. Khi bạn đã thành thạo phương pháp này thì các nhà trị liệu sẽ cho bạn tiếp xúc với các tình huống có thể làm chứng sợ máu tái phát.

Chứng sợ máu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khi bạn hay người khác gặp tai nạn. Bạn cũng nên tránh các phản ứng vật lý quá kích động và tránh để bị ngất trong các hoàn cảnh như: đang lái xe hay đang leo cầu thang vì điều này rất nguy hiểm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phát hiện mới: Đồ vật ám mùi thuốc lá gây nguy hại khó lường

(99)
Đã bao giờ bạn ngửi thấy mùi khói thuốc khi bước vào thang máy vừa có người hút thuốc không lâu trước đó? Khi ấy, bạn đang hít phải khói thuốc gián ... [xem thêm]

Thói quen ăn uống cho trẻ 1 tuổi thế nào là tốt?

(78)
Con bạn đã tròn 12 tháng. Chúc mừng bạn và bé cưng đã trải qua một năm đầu đời với bao niềm vui và tiếng cười. Giờ thì, mẹ hãy tập cho con những thói ... [xem thêm]

Bí quyết để mẹ sinh đôi cho con bú

(47)
Mẹ luôn có cảm giác con bú không đủ hoặc sữa mẹ chảy về không đủ đáp ứng nhu cầu của con? Những chia sẻ dưới đây sẽ giải tỏa lo lắng của mẹ ... [xem thêm]

Giảm đau do ung thư như thế nào?

(60)
Tìm hiểu chungUng thư đại trực tràng là gì?Ung thư đại trực tràng xảy ra khi các tế bào ung thư xuất hiện ở đại tràng hoặc trực tràng. Đại tràng, còn ... [xem thêm]

“Lấp đầy” sẹo lõm không khó như bạn nghĩ

(47)
Sẹo mụn là một biến chứng của mụn trứng cá có làm thể ảnh hưởng đến sự tự tin và cuộc sống hàng ngày của bạn. Trong số các loại sẹo mụn thì ... [xem thêm]

Hiện tượng ra đốm máu ở chị em phụ nữ

(32)
Tình trạng ra đốm máu khi chưa tới kỳ kinh nguyệt có đáng lo ngại? Nó là dấu hiệu của chứng bệnh nào hay không?Bài viết dưới đây sẽ trang bị ... [xem thêm]

3 điều bạn cần biết về chứng khô miệng để phòng tránh

(60)
Chứng khô miệng không chỉ đơn giản nhắc nhở bạn phải uống nhiều nước hơn mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng. Chứng khô miệng ... [xem thêm]

Phẫu thuật ung thư vú: Các chọn lựa tái tạo

(46)
Các lựa chọn tái tạo sau khi phẫu thuật ung thư vú có thể khiến bạn bối rối. Có nhiều loại lựa chọn để tìm hiểu. Vì thế, hãy nghiên cứu từng loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN