Điện cơ

(4.1) - 42 đánh giá

Điện cơ là gì?

Điện cơ (Electromyography – EMG) là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng (các tế bào thần kinh vận động – motor neurons).

Hình: Điện cơ

Tế bào thần kinh vận động dẫn truyền các tín hiệu điện gây ra sự co cơ. Bản ghi điện cơ là sự phiên dịch các tín hiệu này thành biểu đồ, âm thanh hay các giá trị bằng số mà các chuyên gia sẽ đọc được.

Điện cơ sử dụng các thiết bị rất nhỏ gọi là các điện cực (electrodes) để dẫn truyền hay để phát hiện các tín hiệu điện này.

Khi đo điện cơ, bác sĩ sẽ dùng điện cực bằng kim châm trực tiếp vào bắp cơ để ghi lại hoạt động điện của cơ đó.

Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh, một phần khác của điện cơ, là kỹ thuật sử dụng các điện cực gắn lên da (điện cực bề mặt) để đo tốc độ và khoảng cách của các tín hiệu dẫn truyền giữa hai hay nhiều điểm.

Xem thêm Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh .

Kết quả điện cơ có thể cho thấy các bất thường thần kinh, bất thường về cơ, hay bất thường dẫn truyền của nơi tiếp xúc thần kinh và cơ.

Tại sao phải đo điện cơ?

Bác sĩ có thể chỉ định đo điện cơ nếu bạn có những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn thần kinh hay cơ. Ví dụ:

  • Cảm giác châm chích ở da.
  • Cảm giác tê cứng.
  • Yếu cơ.
  • Đau cơ hay vọp bẻ.
  • Một số kiểu đau chân tay.

Kết quả điện cơ thường cần thiết để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ một số bệnh như:

  • Các bệnh lý cơ như loạn dưỡng cơ hoặc viêm đa cơ.
  • Các bệnh ảnh hưởng đến nơi tiếp nối thần kinh – cơ như bệnh nhược cơ.
  • Các rối loạn thần kinh ngoài tủy sống (thần kinh ngoại biên) như hội chứng ống cổ tay hoặc bệnh thần kinh ngoại biên.
  • Các rối loạn ảnh hưởng đến tế bào thần kinh vận động của não hay tủy sống như xơ cứng cột bên teo cơ hoặc viêm tủy xám (polio).
  • Các rối loạn của rễ thần kinh trong bệnh thoát vị đĩa đệm.
Xem thêm bài Hội chứng ống cổ tay và Thoát vị đĩa đệm .

Nguy cơ khi đo điện cơ

Điện cơ là một kỹ thuật có yếu tố nguy cơ thấp và hiếm khi xảy ra biến chứng. Có nguy cơ rất nhỏ chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương nơi kim châm.

Khi kiểm tra cơ thành ngực bằng điện cơ kim có nguy cơ rất thấp gây ra tràn khí màng phổi và gây xẹp phổi.

Chuẩn bị như thế nào khi đo điện cơ?

Các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh thực hiện đo điện cơ cho bạn sẽ cần biết nếu bạn có các bệnh lý khác kèm theo. Hãy nói với bác sĩ hay các nhân viên trong phòng điện cơ nếu bạn:

  • Có máy điều hòa nhịp tim hay bất kỳ các dụng cụ điện nào khác.
  • Đang điều trị thiếu máu.
  • Có chứng máu khó đông hay rối loạn đông máu gây chảy máu kéo dài.

Những câu hỏi

Khi bạn có lịch đo điện cơ, bạn nên hỏi trước:

  • Khi nào tôi cần phải có mặt?
  • Phòng điện cơ nằm ở đâu và đường nào đến đó (trong bệnh viện hay phòng khám)?
  • Tôi có cần phải ngưng thuốc hay uống thêm thuốc trước khi đo điện cơ không?
  • Có thể có bạn hay người thân ở lại với tôi trong lúc đo điện cơ được không?

Tắm

Tắm nhanh trước khi đo điện cơ để loại bỏ chất nhờn trên da. Không bôi các loại dầu hay kem trước khi đo điện cơ.

Bạn có thể mong đợi điều gì khi đo điện cơ?

Để chuẩn bị đo điện cơ bạn sẽ thay áo choàng bệnh viện và nằm trên bàn đo. Các giải thích sau đây có thể giúp bạn hiểu thêm về những gì sẽ xảy ra trong quá trình đo điện cơ:

  • Điện cực: Bác sĩ hay kỹ thuật viên sẽ đặt các điện cực lên da bạn ở các vị trí khác nhau tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn. Hoặc bác sĩ sẽ châm kim ở các vị trí khác nhau tùy theo triệu chứng của bạn.
  • Cảm giác: Các điện cực còn dẫn truyền các tín hiệu điện rất nhỏ tại thời điểm mà bạn cảm thấy đau nhói hay co thắt. Điện cực kim có thể làm bạn đau hay khó chịu và nó thường hết đi nhanh ngay sau khi rút kim ra.

Nếu bạn khó chịu hay đau bạn có thể nói với bác sĩ nghỉ một chút trong lúc đo điện cơ.

  • Hướng dẫn: Trong khi đo điện cơ kim bác sĩ sẽ đánh giá những nơi có điện thế tự phát khi cơ ở trạng thái nghỉ – hoạt động điện này sẽ không thấy ở các cơ khỏe mạnh, và mức độ hoạt động khi bạn thực hiện co cơ.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thư giãn và co cơ ở những thời điểm thích hợp. Tùy thuộc vào những cơ và dây thần kinh được khảo sát bác sĩ có thể yêu cầu bạn thay đổi tư thế trong khi đo điện cơ.

Sau khi đo điện cơ

Bạn có thể hơi tăng thân nhiệt, có thể có những vết bầm tím nơi châm kim. Những vết bầm này sẽ mờ dần sau vài ngày. Nếu nó tồn tại dai dẳng hãy liên hệ với bác sĩ của bạn.

Kết quả đo điện cơ

Bác sĩ sẽ phân tích kết quả khảo sát của bạn và đưa ra bản kết quả. Bác sĩ của bạn hoặc bác sĩ chỉ định sẽ trao đổi kết quả với bạn ở lần khám tiếp theo.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/electroconvulsive-therapy/basics/definition/PRC-20014183

Biên dịch - Hiệu đính

Ths.BS. Cù Mỹ Hiếu Hạnh - BS. Lâm Xuân Nhã
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống

(38)
Lưu ý: Các thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn tổng quát. Tùy thuộc vào từng bệnh viện, việc sắp xếp, và cách thực hiện xét nghiệm có thể khác nhau. ... [xem thêm]

Ức chế bằng dexamethasone

(92)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm ức chế bằng DexamthasoneBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm ức chế bằng dexamethasone là gì?Xét nghiệm sự ... [xem thêm]

Nội soi dạ dày (Gastroscopy)

(31)
Hình: Nội soi dạ dày Ghi chú: Nội soi dạ dày (gastroscopy) còn được gọi là nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng, nội soi dạ dày tá tràng, nội soi ... [xem thêm]

Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch

(77)
Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, ... [xem thêm]

Sinh thiết thận

(38)
Lưu ý: các thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn tổng quát. Việc sắp xếp, và cách thực hiện xét nghiệm có thể khác nhau giữa các bệnh viện. Hãy luôn ... [xem thêm]

Khí CO trong máu

(46)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm khí CO trong máuBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu (function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, ... [xem thêm]

Xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP)

(60)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP, a1-fetoprotein)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chung về xét nghiệm AFPXét nghiệm AFP là gì?Xét nghiệm ... [xem thêm]

Chụp Positron cắt lớp (Chụp PET CT)

(38)
Chụp Positron cắt lớp (hay còn gọi là PET, PET Scan hoặc PET CT) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y học tạo ra các hình ảnh thể hiện vị trí của các tế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN