Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm khí CO trong máu
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()Tìm hiểu chung
Xét nghiệm khí CO trong máu là gì?
Xét nghiệm khí CO trong máu là một phương pháp dùng để xác định xem bệnh nhân có bị nhiễm độc khi hít phải khí CO hay không – một loại khí không màu không mùi và có độc. Xét nghiệm sẽ đo lượng hồng cầu đã gắn với khí CO – carboxyhemoglobin.
Khi một người hít phải khí CO, khí này sẽ kết hợp với các tế bào hồng cầu (các tế bào này bình thường có nhiệm vụ mang oxy tới các mô trong cơ thể chúng ta). Khí CO sẽ thay thế oxy trong máu và làm giảm lượng oxy được vận chuyển tới não và các cơ quan khác, từ đó gây ngộ độc nặng hoặc tử vong.
Khí CO được sinh ra trong quá trình đốt cháy mà không có đủ oxy để thực hiện đốt cháy hoàn toàn. Các nguồn chính của khí CO là khói từ động cơ (từ xe ô tô, thuyền), đốt cháy thứ gì đó trong không khí ngột ngạt (như lò sưởi gas và đốt lửa để nấu nướng trong nhà), từ nhà máy và thuốc lá.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm khí CO trong máu?
Bạn sẽ cần thực hiện xét nghiệm này khi bác sĩ nghi ngờ bạn ngộ độc khí CO. Các triệu chứng của hiện tượng ngộ độc khí CO bao gồm:
- Nhức đầu
- Buồn nôn
- Chóng mặt
- Đuối sức
- Tiêu chảy
- Da và môi ửng đỏ bất thường.
Khi trúng độc nặng thì sẽ có các triệu chứng như:
- Co giật
- Hôn mê.
Ngộ độc khí CO có thể khó khăn hơn để xác định ở trẻ em. Đôi khi, triệu chứng ở trẻ chỉ là tính cáu gắt hoặc biếng ăn mà thôi.
Bạn cũng có thể làm xét nghiệm này nếu đã từng tiếp xúc với khí CO, đặc biệt nếu hít phải khói trong một đám cháy. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện xét nghiệm này nếu bạn đã tiếp xúc với khói xe ở không gian kín trong thời gian dài.
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết gì trước khi thực hiện xét nghiệm khí CO trong máu?
Khi bạn có triệu chứng và nghĩ rằng mình có thể đã tiếp xúc với khí CO, bạn có thể cân nhắc làm xét nghiệm này.
Một người bị nghi ngờ nhiễm độc khí CO cần được tránh xa nơi có khả năng đã tiếp xúc với khí này và được cho thở oxy trước khi làm xét nghiệm.
Nếu nghi ngờ bị ngộ độc khí CO, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm kiểm tra khác (chẳng hạn như khí máu động mạch và công thức máu). Xét nghiệm khí máu động mạch (ABG) được thực hiện để xác định xem liệu triệu chứng mà bệnh nhân có là do ngộ độc khí CO hay là do một bệnh khác.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị những gì trước khi thực hiện xét nghiệm khí CO trong máu?
Bạn không cần phải chuẩn bị gì cho xét nghiệm này. Tuy vậy, không nên hút thuốc trước khi làm xét nghiệm này và hãy báo cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc, thảo dược, vitamin và các loại thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng, kể cả những loại thuốc không cần toa bác sĩ và những loại thuốc bất hợp pháp.
Quy trình thực hiện xét nghiệm khí CO trong máu như thế nào?
Chuyên gia xét nghiệm sẽ thực hiện các hành động sau:
- Quấn băng đàn hồi xung quanh cánh tay để chặn dòng chảy của máu. Điều này làm cho các tĩnh mạch dưới băng nổi rõ lên để có thể dễ dàng chích kim vào tĩnh mạch.
- Làm sạch kim tiêm bằng chất không chứa cồn như povidone-iodine hoặc xà phòng sát khuẩn.
- Chích kim vào tĩnh mạch. Có thể phải chích nhiều lần.
- Gắn ống xylanh vào để chứa máu.
- Tháo băng từ cánh tay khi đã lấy đủ lượng máu.
- Đặt một miếng gạc hoặc bông gòn vào vị trí chích kim.
- Đè lên vết kim chích và sau đó dán băng lại.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm khí CO trong máu?
Khi băng quấn chặt lấy tay, bạn sẽ cảm thấy bị cứng và không thể cảm nhận được gì khi kim được đặt vào. Trong vài trường hợp, bạn có thể cảm giác nhói tạm thời như khi bị côn trùng chích hoặc bị cấu.
Bác sĩ còn có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm xác định các loại thuốc và liều lượng thuốc mà bạn đang dùng.
- Chụp X-quang ngực.
- Xét nghiệm xem liệu bạn đang có thai hay không bởi vì nhiễm khí CO có thể gây nên các vấn đề cho thai nhi.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp MRI nếu bạn có các triệu chứng liên quan đến thần kinh.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả xét nghiệm khí CO được báo cáo dưới dạng tỷ lệ phần trăm, tính bằng công thức lượng khí CO kết hợp với huyết sắc tố chia cho tổng số lượng huyết sắc tố (và sau đó nhân với 100). Tỷ lệ phần trăm càng cao thì nguy cơ bệnh nhân có các triệu chứng của ngộ độc khí CO càng cao. Với giá trị dưới 10% thì bệnh nhân có thể không có bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng ngộ độc.
Kết quả bình thường được liệt kê trong bài viết này chỉ mang tính tham khảo bởi các phòng xét nghiệm khác nhau sẽ có một khoảng giá trị bình thường khác nhau. Tờ báo cáo kết quả của bạn sẽ được đính kèm theo khoảng giá trị bình thường mà phòng xét nghiệm đó sử dụng. Ngoài ra, bác sĩ còn sẽ đánh giá kết quả của bạn dựa vào tình trạng sức khỏe cùng các yếu tố khác. Vậy nên, đừng quá lo lắng khi kết quả xét nghiệm của bạn không nằm trong khoảng giá trị bình thường của bài viết này.
Kết quả của xét nghiệm này thường có ngay lập tức.