Dầu dừa có thể trị bệnh vảy nến không?

(4.4) - 58 đánh giá

Dầu dừa có nhiều lợi ích cho da, ví dụ như dưỡng ẩm, giảm viêm, diệt vi khuẩn… Ngoài ra, dầu dừa còn là một liệu pháp giúp loại bỏ các vảy đóng trên da do bệnh vảy nến gây ra.

Nếu bạn đang tìm kiếm một liệu pháp tự nhiên để điều trị bệnh vảy nến, dầu dừa có thể là một lựa chọn rất hiệu quả. Mặc dù không có nhiều nghiên cứu xác thực, nhưng hiện nay vẫn có nhiều lý do để giải thích rằng dầu dừa có tác dụng điều trị các triệu chứng của bệnh vảy nến.

Dầu dừa được làm từ nguyên liệu gì?

Dầu dừa được chiết xuất từ cơm dừa, có tác dụng như một sản phẩm làm đẹp tự nhiên đối với tóc và móng. Dầu dừa có hai loại: tinh chế và không tinh chế.

Dầu dừa tinh chế có nguồn gốc từ dừa khô. Dầu được nấu dưới nhiệt độ cao và sau đó đưa qua một quá trình tẩy trắng và khử mùi. Loại dầu này không có mùi dừa, bạn có thể sử dụng chúng cho các món ăn trong nhà bếp.

Dầu dừa không tinh chế được tạo ra từ trái dừa tươi. Quá trình chiết xuất không trải qua nhiệt độ cao, đó là lý do tại sao người ta còn gọi là dầu dừa lạnh. Dầu dừa loại này có mùi dừa, bạn có thể sử dụng nó để nấu nướng, giống như dầu dừa tinh chế, nhưng tốt nhất là dùng cho các món ăn nấu ở nhiệt độ thấp hơn.

Các chuyên gia tin rằng dầu dừa không tinh chế có lợi ích cho sức khỏe, cả trong chế độ ăn uống và tốt cho da. Loại dầu này không được xử lý với nhiệt độ cao nên nó vẫn giữ nhiều tác dụng hơn dầu dừa tinh chế. Bạn có thể dùng loại dầu dừa này để:

  • Dưỡng ẩm;
  • Giúp giảm viêm;
  • Giết vi khuẩn.

Dầu dừa và lợi ích đối với da

Khi bôi lên da, dầu dừa có thể giúp da giữ ẩm, giảm bớt đỏ, sưng và ngăn một số vi khuẩn phát triển. Các nghiên cứu cho thấy dầu dừa không tinh chế có thể giúp giảm các triệu chứng chàm (bệnh viêm da dị ứng), tình trạng da có vẻ giống như bệnh vảy nến.

Chàm và bệnh vảy nến có nhiều triệu chứng giống nhau và thậm chí có một số nguyên nhân tương tự. Bệnh vảy nến có xu hướng có lớp vảy dày hơn chàm, nhưng cả hai đều cần điều trị bằng cách giữ ẩm cho da, giúp da bớt khô để không bị vảy và ngứa.

Dầu dừa có thể tác dụng điều trị bệnh vảy nến

Mặc dù là một sản phẩm có thể giúp ích cho việc điều trị bệnh vảy nến, nhưng bạn nên pha dầu dừa với các loại thuốc trị vảy nến khác.

Đối với các loại thuốc chống vảy nến như steroid, để có hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên loại bỏ các vảy cứng để thuốc tiếp xúc với da. Dầu dừa có thể giúp làm mềm và nới lỏng các vảy trên da.

Bệnh vảy nến da đầu có xu hướng hình thành vảy cứng nhất, do đó việc loại bỏ có thể khó khăn hơn.

Dưới đây là cách sử dụng dầu dừa để giúp loại bỏ vảy trên da:

  • Thấm dầu dừa vào da đầu, tập trung vào các khu vực vảy;
  • Nhẹ nhàng massage dầu vào vảy;
  • Quấn đầu lại bằng chiếc khăn hoặc mũ tắm;
  • Để trong vòng 30–60 phút;
  • Làm sạch tóc và da đầu bằng dầu gội bình thường;

Sau các bước này, bạn có thể dễ dàng loại bỏ các vảy trên da dầu bằng cách:

  • Đặt lược nhựa phẳng và chà xát vảy theo một vòng tròn.
  • Khi vảy được nới lỏng ra, bạn cố gắng chải chúng ra khỏi tóc.
  • Gội đầu lại để loại bỏ các vảy còn sót lại.

Đừng kéo quá mạnh hoặc quá nhanh, vì như vậy có thể làm tổn thương da hoặc gây rụng tóc. Sau khi đã loại bỏ lớp vảy, bạn hãy áp dụng biện pháp điều trị theo bác sĩ yêu cầu.

Đừng xem thường tác dụng của loại dầu tự nhiên và đơn giản này, vì chính chúng lại là phương thức hữu hiệu giúp bạn chữa trị nhiều loại bệnh về da.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bí quyết tăng cân lành mạnh cho sắc vóc đẹp miễn chê

(52)
Bạn đang muốn cải thiện thân hình cò hương, thiếu sức sống của mình? Câu hỏi quan trọng là làm sao để tăng cân mà vẫn giữ được cơ thể gọn gàng, săn ... [xem thêm]

Giải mã các ngộ nhận về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

(89)
Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, ít khi nào đợi đến lượt mình hoặc đôi khi tỏ ra lơ đãng, khó tập trung vào một việc cụ thể… Đây là những hành ... [xem thêm]

Mổ viêm xoang: Nên hay không nên?

(12)
Khi đã dùng nhiều loại thuốc và áp dụng các phương pháp chữa khác nhau mà triệu chứng khó chịu của viêm xoang vẫn không dứt, nhiều người nghĩ đến phương ... [xem thêm]

Đi làm móng tay giả, cẩn thận kẻo bị nhiễm trùng!

(78)
Móng tay giả hay còn gọi là móng tay nhân tạo là một loại phụ kiện làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như lụa, gel, acrylic… Bạn có thể muốn đắp móng tay ... [xem thêm]

9 công dụng sức khỏe tuyệt vời từ quả mơ (P2)

(10)
Quả mơ là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe đối với mẹ bầu và thai nhi cũng như trẻ nhỏ. Hãy tìm hiểu nhé!Bạn muốn bé sinh ra được khỏe mạnh? Một ... [xem thêm]

Lấy lại ham muốn bằng cách chia sẻ việc nhà

(97)
Không một ai có thể phủ nhận rằng đời sống tình dục vợ chồng có ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ, giữ gìn hạnh phúc gia đình và giúp cho tình ... [xem thêm]

Nội soi đường tiêu hóa trên

(16)
Tìm hiểu chungNội soi đường tiêu hóa trên là gì?Nội soi đường tiêu hóa trên là một thủ thuật được bác sĩ sử dụng để quan sát bên trong thực quản, dạ ... [xem thêm]

Mách bạn 12 biện pháp tại nhà chống trào ngược dạ dày hiệu quả

(99)
Ợ nóng và trào ngược thực quản dạ dày là tình trạng khá phổ biến xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Thông thường phương pháp điều trị bằng việc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN