Đi tìm lời giải bệnh teo não sống được bao lâu

(3.62) - 61 đánh giá

Bệnh teo não sống được bao lâu là một trong những thắc mắc phổ biến của bệnh nhân hoặc gia đình có người mắc bệnh teo não.

Teo não là căn bệnh nguy hiểm. Nó gây nhiều hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh. Ở những giai đoạn nặng, bệnh nhân teo não có nguy cơ mất hoàn toàn khả năng tự chăm sóc bản thân. Việc biết được bệnh teo não sống được bao lâu sẽ giúp chúng ta chuẩn bị trước tâm lý và chủ động hơn trong cách chăm sóc người bệnh.

Teo não là gì?

Teo não là bệnh lý gây ra vấn đề mất tế bào hoặc mối liên kết giữa các tế bào trong hệ thần kinh. Hiện tượng này làm kích thước và khối lượng não bộ bé dần lại. Bệnh xảy ra do sự lão hóa tự nhiên hoặc do các chấn thương, bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Khi não teo lại, khả năng truyền dẫn và xử lý thông tin của bệnh nhân bị gián đoạn hoặc sai lệch khiến họ bị rối loạn nhiều chức năng trong hoạt động sống thường ngày như ăn uống, nói chuyện, rối loạn hành vi, rối loạn nhận thức, đi lại khó khăn…

Nguyên nhân gây teo não

Có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh teo não. Thứ nhất là do bệnh xảy ra theo quy luật lão hóa tự nhiên. Ở yếu tố này, bệnh thường xuất hiện ở những người từ 55 tuổi trở lên theo nhiều cấp độ nặng – nhẹ khác nhau. Khi bước vào giai đoạn lão hóa, tế bào thần kinh cũng giống như tế bào ở các bộ phận cơ thể khác, chúng bị yếu dần đi, thoái hóa, suy giảm chức năng hoạt động. Ở giai đoạn sớm, bệnh teo não do quá trình thoái hóa tự nhiên thường khiến bệnh nhân hay quên hoặc gặp một số khó khăn nhất định trong việc đi lại, giao tiếp thường ngày.

Khi bệnh tiến đến giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân teo não có thể bị sa sút trí tuệ, thậm chí có thể bị liệt hoàn toàn do mất khả năng vận động, di chuyển.

Nhóm nguyên nhân thứ 2 dẫn đến bệnh teo não là do các chấn thương nghiêm trọng vào vùng đầu hoặc bị biến chứng từ các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như Alzheimer, Parkinson, động kinh… Các bệnh lý như nhồi máu não, đột quỵ, cao huyết áp… cũng là nhóm nguyên nhân phổ biến gây bệnh teo não.

Ngoài ra, bệnh teo não cũng có liên quan đến yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt hoặc chế độ sinh hoạt kém lành mạnh. Người không bổ sung các loại dưỡng chất cho não như vitamin B12, axit folic hoặc thường xuyên dùng rượu, bia, chất kích thích có nguy cơ mắc bệnh teo não cao hơn những đối tượng khác.

Bệnh teo não sống được bao lâu?

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh teo não chỉ có thể sống được khoảng 5-10 năm kể từ khi bệnh chuyển đến giai đoạn nặng. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân có thể sống được tới 14 năm. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thì chúng ta hoàn toàn có thể kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Điều đáng nói là khi bệnh teo não trở nặng, cả người bệnh và người nhà đều phải trải qua khoảng thời gian cực kỳ khó khăn về mặt thể chất và tâm lý. Bản thân người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân mình nên cần sự thấu hiểu và đồng cảm rất lớn của người thân, đặc biệt là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.

Người chăm bệnh cần đặc biệt chú ý đến công tác vệ sinh và yếu tố dinh dưỡng cho bệnh nhân. Nếu người bệnh bị liệt hoàn toàn, người chăm bệnh cần chú ý thêm việc giữ vệ sinh và sự khô thoáng ở các điểm tỳ để bệnh nhân không bị lở loét.

Hàng ngày, người bệnh cần được thay đổi tư thế nằm để cải thiện quá trình lưu thông máu. Họ cũng cần được hút và lau sạch đờm để thông thoáng đường thở và hệ hô hấp. Nếu người bệnh được đặt ống thông tiểu vì không kiểm soát được chuyện tiểu tiện thì ống thông tiểu cũng phải được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo vô trùng. Việc này đặc biệt cần thiết vì nó giúp người bệnh tránh được nguy cơ mắc thêm bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bệnh nhân cũng cần được ngủ đủ giấc, ra ngoài hưởng gió trời và ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên để cải thiện tâm trạng.

Bữa ăn thường ngày của bệnh nhân teo não cũng cần phải đảm bảo yếu tố dinh dưỡng. Bạn cần đặc biệt bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B để hỗ trợ não bệnh nhân duy trì hoạt động sống.

Về mặt trí não, người chăm bệnh hãy cố gắng kể nhiều câu chuyện hoặc cho bệnh nhân xem lại tranh/ảnh gợi nhớ lại những kỷ niệm, khoảng thời gian vui vẻ trong gia đình.

Bạn đã có được lời giải cho câu hỏi bệnh teo não sống được bao lâu và làm thế nào để giúp bệnh nhân kéo dài sự sống. Dù là căn bệnh nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng nhưng y học vẫn chưa tìm ra cách điều trị triệt để. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là khiến quá trình teo não theo quy luật lão hóa tự nhiên diễn ra chậm hơn. Nếu đã loại bỏ được yếu tố di truyền, bạn hãy tham khảo những cách phòng bệnh teo não sau:

  • Duy trì chế độ sinh hoạt, vận động lành mạnh để quá trình máu lưu thông đến não hoạt động ổn định, nhịp nhàng, không bị gián đoạn. Để tập thể dục cho não, bạn chỉ cần tham gia các trò chơi trí tuệ trong lúc rảnh rỗi như rubik, nhìn hình đoán chữ hoặc giải một vài bài toán theo cấp độ phù hợp với khả năng.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Đặc biệt, bạn cần thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm chứa dưỡng chất có lợi cho não như dầu cá, bông cải xanh, các loại quả mọng, hải sản…
  • Ngủ đủ giấc để não có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.
  • Tránh mọi trường hợp căng thẳng trong thời gian dài. Stress thường xuyên là yếu tố làm tăng nguy cơ khiến bạn bị suy giảm trí nhớ hoặc gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác liên quan đến hệ thần kinh.

Chủ động phòng ngừa bệnh teo não ngay từ lúc còn khỏe mạnh là việc làm không bao giờ thừa. Bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe cho bộ não của mình. Việc này không chỉ giúp bạn làm chậm quá trình teo não tự nhiên mà còn giảm nhẹ triệu chứng khi bệnh xảy ra.

Chúng tôi hy vọng bài viết này đã cung cấp đủ thông tin để bạn biết được bệnh teo não sống được bao lâu và cách đơn giản để bạn có thể kiểm soát được căn bệnh nguy hiểm này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm amidan có lây không?

(73)
Viêm amidan là một bệnh lý thuộc về hệ hô hấp khá phổ biến. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng viêm amidan sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp nếu không ... [xem thêm]

Đột quỵ do ảnh hưởng của ô nhiễm

(77)
Ô nhiễm không khí là khi bầu khí quyển có sự xuất hiện của nhiều chất độc hại từ khói thải xe máy, hóa chất ở nhà máy, khói bụi, nấm mốc… và có ... [xem thêm]

Kích thích tình dục ở nữ: 8 cách nhẹ nhàng nhưng cực kỳ hiệu quả

(73)
Nhiều đấng mày râu cho rằng nhu cầu tình dục của phụ nữ thấp hơn đàn ông nên muốn đưa các nàng “lên giường” rất khó khăn. Thật ra, nếu bạn biết ... [xem thêm]

6 mẹo hay giúp trẻ đối phó ngay với áp lực từ bạn bè

(60)
Thái độ và tính cách của trẻ có thể bị tác động bởi bên ngoài. Thậm chí, nhiều lúc áp lực từ bạn bè có thể khiến trẻ có những suy nghĩ làm bố mẹ ... [xem thêm]

Lợi ích đáng ngạc nhiên từ việc ăn táo

(42)
Táo là một loại trái cây hết sức quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều người ăn táo thường xuyên nhưng ít ai biết rằng táo cũng có nhiều tác dụng ... [xem thêm]

5 mẹo đơn giản để bé không cắn bạn nữa

(94)
Bạn thường xuyên bị bé cắn và rất khó chịu, đau đớn vì điều này. Hãy tìm hiểu lý do và khắc phục để bé không cắn nữa nhé. Thích cắn là hành vi ... [xem thêm]

Quyền năng của 9 thực phẩm dù ăn nhiều mà không béo

(89)
Thông thường, bạn sẽ không nghĩ đến chuyện ăn uống nếu đang có ý muốn giảm cân. Tuy nhiên, nếu biết lựa chọn thực phẩm phù hợp vừa có thể sẽ giúp ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp bạn chăm sóc sức khỏe ở nơi làm việc

(38)
Bạn cảm thấy mệt mỏi mỗi khi đến chỗ làm? Hãy nhanh chóng bỏ túi 5 bí quyết giúp bạn chăm sóc sức khỏe ở nơi làm việc để luôn tràn đầy hứng khởi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN