Đi làm móng tay giả, cẩn thận kẻo bị nhiễm trùng!

(3.82) - 78 đánh giá

Móng tay giả hay còn gọi là móng tay nhân tạo là một loại phụ kiện làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như lụa, gel, acrylic… Bạn có thể muốn đắp móng tay nhân tạo khi chuẩn bị làm cô dâu hoặc đi dự tiệc.

Đôi khi bạn cũng có thể làm móng tay giả để trông sành điệu hơn trong các sự kiện quan trọng. Có người làm móng tay giả vì không có thời gian chăm sóc móng tay thật. Nhiều cô nàng sành điệu còn thích làm cả móng tay đính đá lấp lánh để trông nổi bật trong đêm tiệc. Mặc dù trông đẹp hơn hẳn so với móng tay tự nhiên, nhưng loại phụ kiện này lại tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng.

Trước khi quyết định tìm đến nail spa để làm móng tay giả, bạn nên tìm hiểu kỹ về các loại móng và những nguy cơ kèm theo để có thể phòng tránh nhé!

Các loại móng tay giả phổ biến

Có 3 loại móng tay giả phổ biến là lụa, gel và acrylic. Hầu hết mọi người chọn gel hoặc acrylic khi muốn có móng tay đẹp trong một khoảng thời gian dài. Móng tay lụa thường chỉ dùng trong một thời gian ngắn để làm móng chắc hơn hoặc chữa tình trạng hư móng.

1. Móng tay lụa: Phương pháp làm móng tay lụa phù hợp với người có móng tay giòn dễ gãy. Móng tay lụa được làm từ chất liệu giống lụa như tơ tằm tổng hợp hoặc sợi thủy tinh. Để đắp móng tay lụa, thợ sẽ dùng một loại siêu keo có thể hòa tan trong nước. Lớp móng tay lụa khá mỏng nên móng tay tự nhiên sẽ giảm nguy cơ bị nấm.

Bạn có thể dễ dàng tháo móng tay lụa bằng cách ngâm các đầu ngón tay trong dung dịch acetone khoảng vài phút để móng giả bung ra.

2. Móng tay gel: Phương pháp đắp gel giúp kéo dài móng để ngón tay trông thon thả hơn. Thợ làm móng sẽ sơn một lớp primer, sau đó đến gel đắp móng rồi hơ khô dưới tia cực tím. Ngón tay sẽ được giũa để có hình dạng và chiều dài theo ý thích. Bạn có thể giữ móng gel đến 3 tuần vì chất liệu này khá cứng nên khó tháo bỏ.

So với móng tay lụa, móng tay gel có thể gây hại nhiều hơn cho móng tay tự nhiên vì dễ bị nấm móng phải dùng lực mới loại bỏ móng giả được.

3. Móng tay acrylic: Phương pháp làm móng acrylic kết hợp một loại bột (polymer) và chất lỏng (monomer) tạo ra chiếc móng nhựa cứng. Móng tay acrylic được gắn vào móng tay tự nhiên mà không cần sử dụng đèn. Bạn nên hạn chế đắp móng tay acrylic vì loại móng tay này có mùi hóa chất khá nặng và có nguy cơ cao gây hại cho móng tay tự nhiên.

Khi đắp móng tay acrylic, nhiều người có thể bị dị ứng với hóa chất mạnh hoặc bị tổn thương ở móng tay tự nhiên do nấm và vi khuẩn.

Móng tay giả không những giúp ngón tay thanh mảnh hơn mà còn mang đến vẻ đẹp quyến rũ. Tuy nhiên, loại phụ kiện này lại tiềm ẩn rủi ro nhiễm trùng.

Nguy cơ nhiễm trùng khi làm móng

Dù bạn chọn phương pháp làm móng nào, nếu móng tay giả bị hỏng hoặc móng tay tự nhiên dài ra thì sẽ xuất hiện khoảng hở giữa móng tay giả và móng tay thật. Đây là môi trường ẩm và ấm nên dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng móng hoặc viêm quanh móng.

Nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn khi móng tay giả quá dài hoặc quá cứng và thợ làm móng dùng dụng cụ không được vệ sinh kỹ. Thành phần hóa chất của móng giả hoặc chất kết dính còn có thể gây dị ứng da. Tình trạng nặng hơn, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng da.

Các dấu hiệu nhiễm trùng có thể là ngứa, đau và sưng đỏ. Nếu tình trạng nặng hơn, làn da có thể bị mưng mủ, bong tróc, thâm sạm…

Khi làm móng tay giả, bạn nên chú ý quan sát các dấu hiệu móng tay để có thể kịp thời xử lý những vấn đề gây hại cho sức khỏe. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm để có cách điều trị phù hợp.

  • Nhiễm trùng: Dùng thuốc kháng sinh bôi da hoặc uống
  • Nhiễm nấm: Cách điều trị thường là thuốc xịt và kem chống nấm

Bên cạnh nguy cơ bị nhiễm trùng, móng tay tự nhiên của bạn cũng dễ bị gãy hơn khi làm móng tay giả. Nếu muốn móng tay khỏe mạnh và hạn chế tình trạng móng tay giòn dễ gãy, bạn nên tìm hiểu cách làm móng an toàn.

Bí quyết làm móng tay giả an toàn

Nếu bạn muốn làm móng tay giả ở nail salon, hãy lưu ý các điều sau đây để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm:

• Chọn nơi uy tín: Bạn nên lựa chọn những salon có giấy chứng nhận hành nghề hoặc thợ làm móng được cấp bằng chứng nhận.

• Lưu ý khử trùng: Hãy nhắc thợ làm móng khử trùng dụng cụ trước khi thực hiện và rửa sạch tay khi thay đổi các khách hàng.

• Dùng bộ giũa mới: Bạn nên yêu cầu sử dụng bộ giũa móng tay mới. Tốt nhất là bạn nên mang bộ giũa móng riêng của bạn vì dụng cụ này không thể vệ sinh được.

• Thường xuyên kiểm tra: Tốt nhất bạn nên quay trở lại salon 2 – 3 tuần một lần để duy trì trạng thái móng tay giả hoặc tháo bỏ móng tay giả nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu bạn gắn hoặc đắp móng tay tại nhà, hãy thực hiện theo đúng các bước hướng dẫn của bộ móng. Bạn nên đắp móng giả ở khu vực sạch sẽ trong nhà và bảo vệ vùng da quanh móng tránh khỏi các chất hóa học.

Hiện nay, bạn có thể thấy các trang mạng bán móng tay giả tầm 50.000 – 60.000 đồng/bộ. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ vì các bộ móng giá rẻ có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nhiễm trùng.

Bạn nên cân nhắc tháo móng giả và để móng tay tự nhiên khoảng 2 – 3 tháng để phục hồi. Nếu có các dấu hiệu bị nhiễm trùng móng, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Một bộ móng tay lung linh luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với các cô nàng thích làm đẹp để trở nên quyến rũ hơn. Tuy nhiên, loại phụ kiện thời trang này lại tiềm ẩn không ít rủi ro với các thành phần hóa chất độc hại. Bạn có thể giới hạn làm móng tay giả 2 – 3 lần/năm hoặc tốt nhất là chỉ làm vào những sự kiện trọng đại của mình. Nếu biết cách chăm sóc tại nhà, móng tay tự nhiên của bạn vẫn xinh đẹp mà lại không lo bị nhiễm trùng!

Thảo Viên | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bất thường ở tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

(64)
Một số phụ nữ có bất thường ở tử cung về hình dạng hoặc cấu trúc so với tử cung bình thường. Đây được gọi là bất thường ở tử cung, dị dạng ... [xem thêm]

Để bữa ăn ít muối vẫn đậm đà

(45)
Rất nhiều người là tín đồ của các món ăn mặn, nhưng lượng muối quá cao trong các món mặn lại là một trong những nguyên nhân của bệnh cao huyết áp. Tất ... [xem thêm]

11 loại thực phẩm giúp giải độc gan hiệu quả

(18)
Giải độc gan với một chế độ ăn uống lành mạnh được xem là lựa chọn an toàn và hiệu quả. Sau đây là 11 loại thực phẩm mà bạn không nên bỏ qua để ... [xem thêm]

Xua tan nỗi lo rối loạn khớp thái dương hàm

(55)
Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng rất phổ biến. Việc điều trị kịp thời bằng cách bài tập đơn giản tại nhà là mối quan tâm của rất nhiều ... [xem thêm]

Bố mẹ nên làm gì khi con mê game và internet?

(62)
Thiếu niên ngày nay phải đối mặt với rất nhiều thứ làm cho chúng bị xao lãng và quên đi những mục tiêu quan trọng cho tương lai. Trong thế giới truyền thông ... [xem thêm]

Phẫu thuật nội soi cho các bệnh về đường tiêu hóa

(83)
Phẫu thuật nội soi hiện nay là phương pháp được nhiều bác sĩ lựa chọn vì những ưu điểm của thủ thuật này. Đây cũng là lựa chọn hàng đầu khi điều ... [xem thêm]

8 phương pháp giúp mẹ bầu giảm đau đầu

(79)
Tình trạng đau đầu ở mẹ bầu, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, là hiện tượng vô cùng phổ biến. Vậy đâu là các cách chữa đau đầu cho bà ... [xem thêm]

Bạn biết gì về chứng sợ máu?

(50)
Chứng sợ máu có tên khoa học là homophobia, là một chứng sợ khá phổ biến ở nhiều người. Một số người sợ máu tới mức độ cùng cực có thể ngất xỉu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN