Phẫu thuật nội soi cho các bệnh về đường tiêu hóa

(3.64) - 83 đánh giá

Phẫu thuật nội soi hiện nay là phương pháp được nhiều bác sĩ lựa chọn vì những ưu điểm của thủ thuật này. Đây cũng là lựa chọn hàng đầu khi điều trị các bệnh về đường tiêu hóa.

Trong phẫu thuật nội soi, bác sĩ đưa một máy ảnh nhỏ vào trong cơ thể để giúp hiển thị hình ảnh của phần bụng cần được loại bỏ. Phẫu thuật nội soi thường được sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và nó là một loại phẫu thuật xâm lấn tối thiểu nhờ các vết cắt nhỏ.

Những tình trạng nào có thể được điều trị bằng phẫu thuật nội soi?

Phẫu thuật nội soi có thể là cách điều trị cho các bệnh ở đường tiêu hóa bao gồm:

  • Bệnh Crohn
  • Ung thư đại trực tràng
  • Viêm túi thừa
  • Đa polip gia đình
  • Đại tiện không tự chủ
  • Sa trực tràng – trực tràng nhô ra ngoài hậu môn
  • Viêm loét đại tràng
  • Polip đại tràng quá lớn không thể loại bỏ bằng nội soi đại tràng
  • Táo bón nặng mãn tính nhưng dùng thuốc không hiệu quả.

Phẫu thuật nội soi được thực hiện như thế nào?

Trong phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ thực hiện ba hoặc nhiều vết cắt nhỏ ở bụng. Các dụng cụ nội soi và phẫu thuật được đưa vào qua các vết mổ này. Bác sĩ phẫu thuật xem hình ảnh của khu vực bệnh trên màn hình và loại bỏ nó bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Các loại phẫu thuật được thực hiện bằng phương pháp nội soi

Dưới đây là các loại phẫu thuật sử dụng nội soi có thể thực hiện để điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa:

  • Cắt bỏ hậu môn và đại tràng sigma: phẫu thuật cắt bỏ một phần trực tràng hoặc đại tràng sigma bị bệnh.
  • Cắt bỏ đại tràng phải hoặc cắt bỏ ruột hồi đại tràng: cắt bỏ đại tràng phải là phẫu thuật cắt bỏ phần ruột kết bên phải. Đối với cắt bỏ ruột hồi, đại tràng, một phần của ruột non – phần cuối cùng của ruột non gắn liền với phía bên phải của đại tràng – được loại bỏ.
  • Cắt bỏ toàn bộ đại tràng: phẫu thuật cắt bỏ ruột già.
  • Phẫu thuật đưa phân ra ngoài: phẫu thuật tái tạo cho ruột hồi hoặc đại tràng bị cắt bỏ.
  • Cắt bỏ trực tràng: phẫu thuật cắt bỏ hậu môn, trực tràng hoặc đại tràng sigma.
  • Teo trực tràng vào ụ nhô: thủ thuật phẫu thuật giữ trực tràng ở vị trí thích hợp để ngăn ngừa sa trực tràng.
  • Cắt toàn bộ ruột già: phẫu thuật cắt bỏ cả trực tràng và đại tràng.

Ưu điểm của phẫu thuật nội soi

So với phẫu thuật truyền thồng, phẫu thuật nội soi ít xâm lấn hơn do có các vết cắt nhỏ. Các ưu điểm khác của phương pháp phẫu thuật này gồm:

  • Sẹo bên ngoài và bên trong nhỏ hơn.
  • Ít đau đớn.
  • Thời gian nằm viện ngắn hơn. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật nội soi có thể chỉ mất 2 đêm trong khi phẫu thuật truyền thống, bạn có thể mất một tuần hoặc thậm chí nhiều hơn. Thời gian nằm viện ngắn hơn sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền.
  • Thời gian phục hồi nhanh hơn. Bạn có thể hồi phục hoàn toàn 2 hoặc 3 tuần sau khi phẫu thuật nội soi trong khi phẫu thuật truyền thống có thể cần từ 4 đến 8 tuần để tất cả các hoạt động trở lại bình thường.

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật nội soi

Để có kết quả tốt nhất, bạn cần thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ trước khi phẫu thuật. Bạn có thể sẽ được yêu cầu:

  • Tránh ăn hoặc uống sau nửa đêm vào buổi tối trước khi phẫu thuật
  • Cho bác sĩ biết về bệnh sử
  • Thực hiện kiểm tra thể chất và các xét nghiệm cần thiết khác
  • Dùng thuốc nhuận tràng để làm sạch ruột

Phục hồi sau phẫu thuật

Đi bộ có thể rất tốt cho quá trình phục hồi vì giúp tăng cường cơ bắp, tăng lưu thông máu nên ngăn ngừa cục máu đông.

Trong vài tuần đầu sau khi phẫu thuật, bạn nên tránh nhấc hoặc đẩy bất cứ đồ vật quá nặng hoặc thực hiện các bài tập bụng.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tinh dầu xạ hương: Tác dụng và mẹo hay để dùng

(40)
Tinh dầu xạ hương có mùi thơm dễ chịu, nhẹ nhàng và đem đến các lợi ích độc đáo đối với sức khỏe, chẳng hạn như giảm stress, trị ho…Nếu là ... [xem thêm]

Chất độc AGE trong thức ăn là gì và cách để hạn chế nó

(67)
Mua các sản phẩm tươi sạch là một cách đảm bảo bạn đang có nguồn dinh dưỡng tốt, nhưng làm sao để giữ được các chất dinh dưỡng đó khi bạn đã đem ... [xem thêm]

Bạn cần biết gì về sùi mào gà ở miệng?

(91)
Sùi mào gà ở miệng là tình trạng nhiễm trùng phổ biến ở nam giới. Bạn nên cẩn thận với vấn đề này vì nó có thể dẫn đến biến chứng ung thư vòm ... [xem thêm]

Dành cho người mắc bệnh thalassemia do di truyền

(24)
Các thể thalassemia (thiếu máu tan huyết bẩm sinh) phụ thuộc vào số lượng đột biến gen di truyền từ bố mẹ và phần phân tử huyết sắc tố bị ảnh hưởng ... [xem thêm]

Những lưu ý để uống kẽm đúng cách

(98)
Bổ sung kẽm cho cơ thể là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Thế nhưng, không phải ai cũng biết uống kẽm đúng cách, để tăng hiệu quả hấp thu.Kẽm ... [xem thêm]

Dấu hiệu nhận biết chấn thương và rối loạn chức năng ở ngón tay

(61)
Chúng ta đều dùng tay trong hầu hết các hoạt động trong cuộc sống. Vì thế, không có gì khó hiểu khi chấn thương và rối loạn ở ngón tay khá phổ biến.Chấn ... [xem thêm]

Tính cân bằng là gì? 6 bài tập thăng bằng phù hợp nhiều độ tuổi

(84)
Cân bằng (hay thăng bằng) là một trong những yếu tố quan trọng ở tất cả các môn thể thao. Nếu có khả năng kết hợp giữa tính cân bằng với các yếu tố ... [xem thêm]

Bố mẹ có nên cho trẻ 2 tuổi xem ti vi?

(15)
Trẻ em thường có sở thích xem ti vi và có thể xem đến hàng giờ liền mà không biết mệt mỏi. Tuy nhiên việc cho trẻ hai tuổi xem ti vi nhiều và không đúng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN