7 thần dược tự nhiên trị đau họng cho mẹ bầu

(4.03) - 55 đánh giá

Đau họng là triệu chứng thường gặp ở nhiều người không riêng gì các bà mẹ tương lai. Tình trạng này thường xảy ra những lúc “trái gió trở trời” khi mà mẹ bầu không cẩn trọng trong việc ăn uống, sinh hoạt. Vấn đề đặt ra rằng đâu là cách trị đau họng an toàn cho bà bầu để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!

Thực tế, triệu chứng này khá dễ nhận biết. Ngoài cơn đau rát họng, khó khăn khi nuốt thức ăn như bình thường, một vài trường hợp nặng hơn có kèm theo biểu hiện như ho đờm, khàn tiếng, niêm mạc họng đỏ và tăng xuất tiết. Tuy chỉ là triệu chứng thông thuờng và có thể giải quyết bằng vài liều thuốc, nhưng với thai phụ, việc điều trị đau họng an toàn không phải dễ. Nhất là khi một vài loại thuốc như kháng sinh lại có tác động đến thai nhi.

Hiểu được nỗi lo này, Chúng tôi chia sẻ đến bạn những cách chữa đau họng hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn từ những nguyên liệu hết sức gần gũi sau:

1. Trị đau họng cho bà bầu bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng để trị đau họng. Theo đó, việc súc miệng bằng nước muối sau khi đánh răng và sau khi ăn có thể loại bỏ những vi khuẩn gây đau họng, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vòm họng.

2. Bột nghệ

Ít ai biết rằng, một trong những cách chữa đau họng an toàn cho bà bầu là dùng bột nghệ. Để “đánh bật” triệu chứng khó chịu này, mẹ cần cho nửa thìa bột nghệ nguyên chất vào nửa cốc nước ấm và khuấy đều. Mỗi ngày dùng một lần để mang lại kết quả tốt nhất. Ngoài ra, để khắc phục chứng ho kèm theo đau , sưng họng, mẹ bầu có thể cho bột nghệ vào cốc sữa nóng, nhâm nhi chúng vào mỗi buổi sáng và tối sẽ thấy tình trạng được cải thiện đáng kể.

3. Cách chữa đau họng cho bà bầu bằng mật ong

Mật ong là nguyên liệu được xem như kháng sinh tự nhiên vì trong mật ong có chứa hoạt tính kháng khuẩn giúp diệt vi khuẩn rất công hiệu. Bên cạnh đó, mật ong có vị ngọt thanh và các thành phần làm dịu niêm mạc nên có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ngứa và đau rát họng. Mật ong còn chứa các chất như glucose, fructose và nhiều khoáng chất bổ dưỡng khác giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như cải thiện sức khỏe một cách hoàn toàn tự nhiên. Mẹ có thể dùng mật ong kèm với nước ấm hoặc pha trà cùng với gừng để tăng tính hiệu quả vì vị cay của gừng có tính chất giải cảm giúp đẩy lùi những cơn ớn lạnh khi trời trở gió.

4. Tắc (quất) chưng đường phèn

Nếu đang phân vân không biết đâu là cách trị đau họng cho bà bầu hiệu quả thì hãy thử qua món tắc chưng đường phèn nhé! Cách thực hiện khá đơn giản, bạn thái lát mỏng 3-4 quả tắc đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào chén, kế đến cho thêm vào 2-3 viên đường phèn và đem hấp hoặc chưng cách thủy chừng 10-15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2-3 lần với 1-2 thìa cà phê. Khi uống, các mẹ không nên nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để nước tắc trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khan tiếng. Nếu chịu được vị chát của vỏ, các mẹ có thể nhai nuốt luôn lát tắc.

5. Hành lá và tía tô

Hành lá có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng…, tía tô tính ấm, vị cay, trị viêm họng rất tốt. Chính vì vậy, hai loại gia vị này có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm, cùng những triệu chứng kèm theo như đau họng cho bà bầu hiệu quả. Tô cháo hành tía tô giải cảm sẽ có tác dụng như một nồi xông hơi nhỏ. Lúc ăn nóng, các mẹ sẽ cảm thấy toát mồ hôi và sau đó cảm thấy người nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

6. Nước giá đỗ luộc

Giá đỗ sau khi mua về rửa sạch, luộc chín bằng 1 lít nước (có thể nhiều hơn nhưng càng ít nước càng tốt). Khi chín, bạn hãy lọc giá đỗ lấy nước hoặc dùng giá ăn sống, tốt nhất là lấy nước uống. Nước luộc giá sau khi lấy ra cho vào bình đậy kín để giữ độ nóng, uống nước giá đỗ đều đặn từng ngụm nhỏ, mỗi khi bạn thấy khó chịu ở cổ là uống cho đến khi hết hẳn. Thường thì nếu uống từ sáng đến chiều sẽ hết hẳn. Sau khi uống, tốt nhất các mẹ nên giữ ấm cổ họng, tránh uống nước đá, ăn đồ lạnh. Đây là một cách dân gian thường dùng để trị viêm họng và đau họng.

7. Bí quyết trị đau họng với lá húng chanh (hoặc tần dày lá)

Húng chanh, còn gọi là tần dày lá, là loại rau gia vị có mùi thơm, trên mặt lá có lớp lông nhung, vị cay, tính ấm. Lá húng chanh có thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng tan đờm, tiêu độc nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng. Giã nát lá húng, sau đó trộn với 10 ml nước sôi cùng một chút muối, để cho ngấm rồi gạn lấy hỗn hợp nước hơi đặc để uống, 1 ngày uống nước lá 2 lần cho đến khi dứt bệnh.

Những phương pháp kể trên thực chất là những bài thuốc dân gian đã được áp dụng từ xưa và có công dụng vô cùng hiệu quả. Bạn hãy lựa chọn cho mình cách chữa đau họng cho bà bầu phù hợp và tiện lợi nhất để vừa bảo vệ sức khỏe cho mình, vừa an toàn cho bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách để vết thương nhanh lành

(91)
Sau khi rạch tầng sinh môn, bạn cần có cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cẩn thận để tránh gặp các sự cố như bị mưng mủ, bục chỉ… Để tiện cho ... [xem thêm]

Cùng khám phá “mặt tối” của món sinh tố rau và trái cây

(19)
Từ lâu, sinh tố rau và trái cây đã được biết đến với vô vàn lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thức uống “xanh” này vẫn có nguy ... [xem thêm]

Giúp bạn bỏ túi 8 cách thu nhỏ lỗ chân lông

(67)
Tùy thuộc vào tính chất da, lỗ chân lông của một người có thể “nở” ra đáng kể. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này, vì ngày nay ... [xem thêm]

Bệnh viêm màng não, nguyên nhân và triệu chứng

(29)
Bệnh viêm màng não do vi khuẩn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Một số triệu chứng biểu hiện của bệnh viêm màng não có thể ... [xem thêm]

11 bí quyết giúp bạn tận hưởng tuổi già

(79)
Lão hóa theo thời gian là quá trình mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều phải trải qua dù sớm hay muộn. Thay vì lo sợ hay suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể tìm ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc: Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

(80)
Khi thấy ai đó mắc một căn bệnh bất kỳ, chúng ta thường lo sợ rằng không biết khi đến gần người bệnh hay ăn chung, uống chung liệu có bị lây nhiễm ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh sởi

(48)
Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc đối phó với bệnh sởi. Nếu bạn đang không biết người bệnh sởi kiêng ăn gì và chế ... [xem thêm]

Tại sao một gia đình hạnh phúc lại quan trọng với trẻ nhỏ?

(21)
Một gia đình hạnh phúc có vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ từ thể chất đến tâm sinh lý. Thế nhưng, việc duy trì được hạnh phúc gia đình không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN