Đau tinh hoàn, nam giới không nên xem thường!

(3.5) - 10 đánh giá

Phần lớn đàn ông đều không muốn đi khám bác sĩ. Và khi nói đến việc kiểm tra phần kín, họ thậm chí còn nhút nhát hơn so với phụ nữ. Nhiều người bị đau tinh hoàn nhưng không biết lý do gây đau và thường cố gắng giả vờ không đau.

Nếu không kịp thời tìm ra nguyên nhân, hậu quả có thể sẽ rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bạn sẽ mất vĩnh viễn một hoặc cả hai tinh hoàn. Do vậy, nếu tinh hoàn của bạn bị đau khi sờ vào hoặc đau kéo dài quá một ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ.

1. Nguyên nhân

Tinh hoàn là cơ quan sinh sản có hình trứng nằm trong bìu. Khi phái mạnh bị đau tinh hoàn, rất có thể là do các chấn thương nhẹ tác động lên vùng kín. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý các dấu hiệu khác để kịp thời chẩn đoán và chữa trị bệnh.

Đau tinh hoàn có thể là dấu hiệu của những căn bệnh như xoắn tinh hoàn hoặc các bệnh lây qua đường tình dục (STI). Nếu không chữa trị kịp thời, tinh hoàn và bìu sẽ chịu tổn thương rất nghiêm trọng.

Chấn thương hoặc tổn thương vùng kín có thể gây ra các cơn đau, nhưng đau tinh hoàn còn có liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác, bao gồm:

  • Dây thần kinh vùng bìu bị tổn thương gây ra bởi bệnh thần kinh đái tháo đường;
  • Viêm tụy, viêm tinh hoàn do bệnh nấm chlamydia gây ra;
  • Hoại tử mô do bệnh xoắn tinh hoàn hoặc chấn thương không được điều trị;
  • Tràn dịch tinh mạc gây sưng bìu;
  • Thoát vị bẹn;
  • Viêm dạ dày hoặc viêm tinh hoàn;
  • Tinh hoàn ẩn (tinh hoàn nằm trong ổ bụng thay vì ở vùng kín);
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh: sự giãn rộng của các tĩnh mạch trong bìu, túi da chứa tinh hoàn;
  • Trong một số trường hợp, đau tinh hoàn có thể là do xoắn tinh hoàn gây ra. Xoắn tinh hoàn xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới độ tuổi từ 10–20 tuổi;
  • Đau tinh hoàn hiếm khi do ung thư tinh hoàn gây ra. Ung thư tinh hoàn thường phát triển khối u ở tinh hoàn nhưng không gây đau đớn.

2. Khi nào bạn nên khám bác sĩ?

  • Phát hiện có khối u trên bìu;
  • Phát sốt;
  • Da bìu sưng đỏ, nóng rát hoặc mềm nhũn;
  • Gần đây có tiếp xúc với người bệnh quai bị.
  • Xảy ra bất ngờ hoặc trở nặng;
  • Đau kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Vừa bị chấn thương hoặc vùng kín bị sưng tấy sau một giờ đồng hồ.

3. Điều trị đau tinh hoàn

Trước khi chuẩn bị đến bác sĩ, bạn có thể giảm đau tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Dùng đồ bảo hộ để hỗ trợ vùng kín;
  • Sử dụng nước đá để giảm sưng tấy;
  • Tắm nước ấm;
  • Đặt một chiếc khăn cuộn dưới bìu khi nằm xuống;
  • Sử dụng thuốc giảm đau không cần toa như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau;
  • Với cơn đau nặng hơn, bạn cần đến bệnh viện khẩn cấp. Bác sĩ sẽ khám tổng quát vùng bụng, háng và bìu để xác định nguyên nhân phát sinh cơn đau và chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại cùng các triệu chứng khác.

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung, bao gồm:

  • Siêu âm tinh hoàn;
  • Phân tích nước tiểu;
  • Kiểm tra các chất tiết từ tuyến tiền liệt, đòi hỏi phải khám trực tràng.

Một khi bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây ra đau, quá trình điều trị có thể bắt đầu. Việc điều trị có thể bao gồm:

  • Dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng;
  • Phẫu thuật gỡ xoắn tinh hoàn;
  • Phẫu thuật tinh hoàn ẩn;
  • Dùng thuốc giảm đau theo toa;
  • Phẫu thuật tràn dịch tinh mạc.

4. Biến chứng của đau tinh hoàn

Hầu hết các trường hợp đau tinh hoàn đều có thể điều trị thành công. Những trường hợp nhiễm trùng không được điều trị như nhiễm nấm chlamydia hoặc tinh hoàn xoắn có thể gây tổn thương vĩnh viễn tinh hoàn và bìu, ảnh hưởng đến chất lượng tinh binh và đời sống tình dục của phái mạnh. Ngoài ra, xoắn tinh hoàn còn gây hoại tử mô dẫn đến nhiễm trùng và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

5. Phòng ngừa đau tinh hoàn

Có một số cách để tránh tổn thương vùng kín bao gồm:

  • Mặc đồ bảo hộ khi chơi thể thao để phòng tránh chấn thương vùng kín;
  • Xây dựng đời sống tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ;
  • Kiểm tra sức khỏe tinh hoàn mỗi tháng một lần để phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn;
  • Khi đi tiểu, cần tiểu dứt điểm hoàn toàn để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu.

Hello Bacsi hy vọng mang lại cho các phái mạnh những hiểu biết thêm về hiện tượng đau tinh hoàn để bạn có biện pháp chữa trị kịp thời nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Liệu pháp hormone và những điều bạn cần biết

(73)
Liệu pháp thay thế hormone giúp cho người chuyển giới có những thay đổi đặc trưng về khuynh hướng giới tính thật sự của họ. Tuy nhiên, phương pháp này ... [xem thêm]

Ung thư phổi di căn đến xương nguy hiểm thế nào?

(23)
Ung thư phổi di căn đến xương là một tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 30–40% những người bị ung thư phổi tiến triển. Thực tế, tỷ lệ ... [xem thêm]

7 điều có thể bạn chưa biết nhưng rất cần biết về âm hộ

(38)
Có thể bạn vẫn chưa biết những bí mật này về âm hộ của mình. Nó giống như “người gác cổng” của âm đạo. Những nếp gấp thịt là một phần chính ... [xem thêm]

Nghiện tập gym: HẠI nhiều hơn LỢI

(31)
Ai cũng biết việc tập thể thao điều độ và thường xuyên rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người có khả năng mắc phải chứng nghiện luyện tập thể ... [xem thêm]

7 loại thực phẩm người tiểu đường nên tránh xa

(43)
Tiền tiểu đường không phải là một loại bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có thể có mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Tuy nhiên, tiền ... [xem thêm]

Các nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc ở thanh thiếu niên

(47)
Bạn có biết ai cũng có nguy cơ mắc chứng rụng tóc? Không chỉ người lớn tuổi mà ngay cả các thanh thiếu niên ở độ tuổi 20 cũng rụng tóc đấy. Vậy nguyên ... [xem thêm]

Phương pháp giúp đôi mắt mệt mỏi lấy lại sức sống

(93)
Đôi mắt bạn có thể trở nên thâm quầng vì nhiều lý do, nhưng phần lớn đều đến từ chế độ mắt làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý. Hãy cùng xem thử ... [xem thêm]

Sùi mào gà ở nữ và những điều bạn chưa biết

(25)
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh sùi mào gà ở nữ tương đối cao. Tuy không gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng căn bệnh này có thể tạo tác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN