Thị lực kém do đâu?

(3.67) - 53 đánh giá

Mờ mắt, nhìn không rõ hay không nhìn tập trung được là các vấn đề về thị lực phổ biến nhất. Không chỉ là dấu hiệu của các tật khúc xạ ở mắt, thỉnh thoảng, thị lực kém đi còn là triệu chứng của một số căn bệnh khác nguy hiểm hơn.

Bạn biết gì về những nguyên nhân gây ra suy giảm thị lực? Hãy đọc để nếu chẳng may có một ngày mắt nhìn mờ, bạn còn tìm được hướng điều trị đúng.

Các tật khúc xạ ở mắt

Cận thị, viễn thị, loạn thị là các tật khúc xạ ở mắt và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mờ mắt. Chúng xảy ra khi đường cong của mắt cản trở ánh sáng đi vào võng mạc.

Tuy nhiên, các tật khúc xạ ở mắt rất dễ để điều trị. Chỉ cần bạn đi khám, dùng thuốc theo đơn bác sĩ hoặc đeo kính theo đúng chỉ định. Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật laser LASIK cũng có thể điều trị được các tật khúc xạ ở mắt.

Lão thị

Lão thị cũng là một tật khúc xạ và thường xảy ra ở người sau 40 tuổi. Lão thị khiến mắt khó khăn trong việc nhìn tập trung vào những thứ ở gần, như đọc sách, tài liệu.

Tuy nhiên, khi để sách xa ra để đọc bạn lại gặp phải vấn đề là tật viễn thị không làm bạn nhìn rõ được. Nếu bạn không bị viễn thị, cận thị hay loạn thị thì bạn có thể sử dụng kính đọc sách đo từ các cửa hàng kính thuốc.

Bệnh viêm kết mạc

Viêm kết mạc hoặc đau mắt đỏ thường do virus Adenovirus hoặc do nhiễm trùng. Mặc dù không nghiêm trọng, nhưng viêm kết mạc có thể lây lan và tạo thành dịch tại trường học, nơi làm việc và các khu vực tập trung đông đúc.

Viêm kết mạc thường hết sau một đến hai tuần mà không cần điều trị, nhưng nếu bạn có triệu chứng nặng, hãy đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, hãy thử dùng các miếng gạc mát để làm giảm ngứa, chườm ấm để giảm sưng hoặc dùng thuốc nhỏ mắt để giảm kích ứng.

Giặt drap trải giường của bạn (đặc biệt là vỏ gối) cũng như rửa tay thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Đeo kính áp tròng không đúng cách

Ngày nay rất nhiều bạn trẻ sử dụng kính áp tròng, ngoài tác dụng thẩm mỹ, kính áp tròng còn giúp bạn nhìn rõ mà không cần phải đeo kính, nhưng nếu bạn không sử dụng chúng đúng cách thì có thể gây ra nhiễm trùng giác mạc.

Kính áp tròng di chuyển khắp mắt mỗi khi bạn chớp mắt, tạo ra các vết xước nhỏ trên bề mặt mắt gây nhiễm trùng.

Khi bạn ngủ mà đeo kính áp tròng sẽ tạo thành một môi trường hoàn hảo để các sinh vật trong kính phát triển và gây loét giác mạc, các vết thương hở trên giác mạc có thể làm mờ tầm nhìn.

Vì vậy, bạn đừng bao giờ đeo kính áp tròng khi đi ngủ và tốt nhất là nên sử dụng loại kính áp tròng dùng một lần.

Nhiễm trùng mắt

Có nhiều cách gây ra bệnh nhiễm trùng ở mắt. Như khi đeo kính áp tròng sẽ dễ bị nhiễm trùng mắt và làm hỏng giác mạc.

Ngoài ra, viêm giác mạc herpes là một bệnh nhiễm trùng ở mắt do virus herpes gây ra. Bạn sẽ bị nhiễm bệnh nếu chạm vào một vết loét trên da rồi sau đó đưa tay vào mắt.

Vi khuẩn và nấm xâm nhập vào cơ thể sau khi bị chấn thương ở mắt cũng có thể gây nhiễm trùng. Các phương pháp điều trị như thuốc nhỏ mắt và thuốc kháng sinh thường được sử dụng, nhưng phương pháp bảo vệ mắt tốt nhất là phòng ngừa.

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là bệnh ở mắt đi kèm với sự lão hóa. Ở Mỹ, khoảng một nửa số người ở độ tuổi 75 bị đục thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể là tình trạng thể thủy tinh của mắt bị mờ, giống như một tấm kính bám đầy bụi hoặc phủ sương mù.

Đục thủy tinh thể thường tiến triển chậm và không gây ra bất kì triệu chứng nào. Vì vậy trong những giai đoạn đầu, người bệnh thường không nhận ra tình trạng bệnh của mình.

Những người bị bệnh nặng có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ ống kính bị hỏng và thay thế bằng một ống nhựa trong. Tuy nhiên, phương pháp này cần chi phí cao và những người bị mắc bệnh về tim mạch, tiểu đường thì không thể áp dụng.

Do đó, tốt nhất bạn nên bắt đầu tập một thói quen sống lành mạnh cho mắt từ bây giờ như cải thiện ánh sáng trong nhà, hạn chế sử dụng điện thoại, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C, E, A, kẽm… và khám mắt định kì 6 tháng/lần.

Bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp cũng là tình trạng suy giảm thị lực liên quan đến tuổi tác, do áp suất trong nhãn cầu tăng cao, gây tổn thương thần kinh thị giác. Giống như đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp thường tiến triển chậm.

Uống thuốc theo toa hoặc phẫu thuật laser có thể giúp điều trị được bệnh.

Bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD)

Khi già đi, và đặc biệt là sau khi qua 60 tuổi, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa điểm vàng (AMD). Thoái hóa điểm vàng làm ảnh hưởng đến khu vực trung tâm của mắt gây khó khăn cho sinh hoạt hằng ngày như lái xe, đọc sách.

Không có cách điều trị AMD sớm, mặc dù sử dụng một số vitamin và khoáng chất có thể làm chậm tiến triển của bệnh.

Theo Viện Mắt Quốc gia, bạn có thể giảm nguy cơ mắc AMD bằng cách tập thể dục, giữ cho huyết áp và cholesterol ở mức khỏe mạnh, không hút thuốc, ăn nhiều rau xanh và cá.

Bệnh võng mạc tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc tiểu đường. Khi bị tiểu đường càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh võng mạc càng cao và đặc biệt, bệnh tiến triển nguy hiểm nếu bạn không kiểm soát được lượng đường trong máu.

Tiêm thuốc và phẫu thuật laser có thể giúp cứu thị lực của bạn. Song đây là bệnh tiến triển thầm lặng nên nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng rất nặng như phù hoàng điểm, xuất huyết võng mạc, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc… dẫn đến mù lòa.

Kiểm soát lượng đường trong máu có thể ngăn ngừa bệnh võng mạc tiểu đường. Và tốt nhất, bạn nên đi kiểm tra mắt thường xuyên nếu bị tiểu đường.

Huyết áp cao

Huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ và suy tim, đồng thời gây ra cơn đột quỵ nhỏ ở mắt được gọi là tắc tĩnh mạch võng mạc và không gây ra cảm giác đau. Một bên mắt bị mờ chính là biểu hiện của tắc tĩnh mạch võng mạc.

Tùy theo hình thái, mức độ tắc tĩnh mạch võng mạc cũng như các triệu chứng khác ở đáy mắt, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp hoặc phối hợp với các phương pháp khác như dùng thuốc, laser võng mạc, tiêm nội nhãn. Nếu trên 50 tuổi và bị huyết áp cao, bạn nên đi khám mắt thường xuyên để phòng tránh bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc.

Khi nào thì nên đi khám bác sĩ?

May mắn thay, hầu hết các lý do khiến mắt mờ không đe dọa nghiêm trọng đến thị lực của bạn. Nhưng nếu có những trường hợp sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Thị lực của bạn thay đổi đột ngột và tệ hơn sau mỗi lần chớp mắt.
  • Bạn bị đau mắt thường xuyên.
  • Nhìn thấy nhiều vật thể trôi nổi trước mắt, thấy chớp sáng trong mắt.
  • Nhìn thấy vật méo mó hoặc xoắn vặn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xoài và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời

(30)
Chắc hẳn xoài là loại trái cây quen thuộc với mỗi chúng ta. Hãy cùng khám phá xem “vua của các loại trái cây” này có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe ... [xem thêm]

Nói chuyện với con về kinh nguyệt cho bé tự tin phát triển

(20)
Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt là một sự kiện quan trọng với bé gái. Một số bé đón nhận điều này bình thường nhưng một số bé khác lại cảm thấy bối ... [xem thêm]

Vấn đề nhận thức do đột quỵ thời ấu thơ

(12)
Khi về già, sẽ có những thay đổi bất thường trên cơ thể, khiến người già cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Bạn đừng xem nhẹ vì ... [xem thêm]

9 sai lầm trong chăm sóc da khiến bạn trông già nhanh hơn

(21)
Bạn chăm chút cho da rất kỹ nhưng không có được làn da như mong muốn. Nguyên do có thể bạn đã gặp không ít sai lầm trong chăm sóc da khiến da khô, nổi mụn ... [xem thêm]

Người bị tiểu đường có nên ăn trái cây?

(91)
Người bị tiểu đường có nên ăn trái cây không khi đây là nguồn thực phẩm có nhiều đường? Thực tế, trái cây thức ăn cần thiết mỗi ngày cho nhiều ... [xem thêm]

5 sự thật “ngã ngửa” về chế độ ăn kiêng Paleo

(25)
Nếu bạn là người yêu thích thể thao và có lối sống khỏe mạnh hoặc đơn giản chỉ là muốn mặc bikini thật đẹp vào mùa hè này, bạn có thể áp dụng chế ... [xem thêm]

Khởi đầu ngày mới đầy năng lượng với các bài tập buổi sáng

(100)
Người bị chứng đau đầu luôn phải trăn trở tìm những biện pháp giảm đau. Bởi lẽ, cơn đau cùng những triệu chứng đi kèm luôn khiến người ta suy kiệt: ... [xem thêm]

Những loại thuốc điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

(15)
Đối với phụ nữ, làm mẹ là một thiên chức cao quý và vô cùng thiêng liêng. Tuy nhiên, ngày nay tỷ lệ vô sinh tăng cao làm cho chị em phụ nữ vô cùng lo lắng. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN