Dầu đậu phộng (dầu lạc): Lựa chọn mới khi nấu ăn

(3.95) - 57 đánh giá

Dầu đậu phộng (dầu lạc) ngày càng được ưa chuộng bởi có thể dùng để chế biến thực phẩm cho đến dưỡng da cũng như giúp bảo vệ sức khỏe.

Hiện nay, có khá nhiều loại dầu được sử dụng để chế biến thức ăn và dầu đậu phộng (dầu lạc) là một trong số đó. Dĩ nhiên, thật khó để xác định xem dầu nào tốt nhất cho sức khỏe. Do đó, Hello Bacsi sẽ giới thiệu các thông tin thú vị từ dầu chế biến từ đậu phộng và vì sao bạn nên thêm loại dầu này vào chế độ ăn uống.

Các dạng của dầu đậu phộng

Có một số loại dầu chế biến từ hạt đậu phộng khác nhau, tùy thuộc vào cách sản xuất:

  • Dầu đậu phộng tinh chế: Loại dầu này sẽ trải qua quá trình tinh chế, tẩy trắng và khử mùi, giúp loại bỏ các phần gây dị ứng của dầu. Bên cạnh đó, dầu còn an toàn cho những người bị dị ứng đậu phộng và thường được các nhà hàng sử dụng để chiên thực phẩm chẳng hạn như thịt gà, khoai tây chiên.
  • Dầu đậu phộng ép lạnh: Trong phương pháp này, đậu phộng được nghiền nát để lấy dầu. Quá trình sử dụng nhiệt độ thấp sẽ giữ lại hương vị tự nhiên của đậu và nhiều chất dinh dưỡng hơn so với dầu đã qua tinh chế.
  • Dầu đậu phộng thô: Loại dầu này khá đặc biệt vì không trải qua quá trình tinh chế phức tạp mà thay vào đó là áp dụng phương thức rang để làm ra dầu. Do đó, dầu thô mang lại một hương vị độc đáo, nhiều mùi vị và “nịnh mũi” hơn cho các món xào, chiên.
  • Hỗn hợp dầu đậu phộng: Đây là dạng pha trộn giữa dầu từ hạt đậu phộng với một loại dầu tương tự nhưng lại tiết kiệm chi phí hơn như dầu đậu nành. Loại dầu này có giá cả phải chăng hơn với người tiêu dùng.

Thành phần dinh dưỡng của dầu lạc

Bảng thông tin dưới đây biểu thị gần đúng các giá trị dinh dưỡng có trong một cốc hoặc 216g dầu đậu phộng:

Chất dinh dưỡngGiá trị dinh dưỡng
Năng lượng1.910 calo
Chất béo bão hòa36,5g
Chất béo không bão hòa đơn99,8g
Chất béo không bão hòa đa69,1g
Phytosterol447mg
Vitamin E0,039g
Vitamin K
1,5 mcg

Công dụng của dầu đậu phộng

Một số lợi ích thú vị đến từ dầu lạc gồm:

♥ Tốt cho sức khỏe tim mạch

Dầu từ hạt đậu phộng chứa rất nhiều vitamin E, loại chất này sẽ chiến đấu với các gốc tự do, tác nhân có thể gây ra bệnh tim. Dầu lạc cũng giàu chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa, hỗ trợ hạn chế nguy cơ gặp phải vấn đề ở tim. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các loại chất béo trên có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 30%.

♥ Tăng khả năng nhận thức

Theo chuyên gia, bên cạnh yếu tố tốt cho tim mạch thì vitamin E trong dầu đậu phộng có thể ngăn ngừa tình trạng suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác. Bên cạnh đó, nhờ vào đặc tính chống oxy hóa, dầu lạc giúp tăng cường khả năng nhận thức, đặc biệt là ở người già.

♥ Cải thiện độ nhạy insulin

Sự kết hợp của chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có trong loại dầu này có thể cải thiện mức độ nhạy cảm insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Trong một nghiên cứu khác, thay thế chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống bằng chất béo không bão hòa đa sẽ tăng cường quá trình bài tiết insulin ở người mắc bệnh đái tháo đường.

♥ Hỗ trợ mọc tóc

Vitamin E từ dầu đậu phộng giúp củng cố nang tóc và phục hồi hư tổn cho tóc. Thói quen massage da đầu bằng dầu lạc còn ngăn ngừa sự xuất hiện của gàu. Bên cạnh đó, nhờ vào sự hiện diện của axit béo trong dầu sẽ khuyến khích sự phát triển nang tóc mới.

♥ Làm chậm quá trình lão hóa

Lão hóa là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với sự chăm sóc tỉ mẩn bằng các phương pháp hữu ích chẳng hạn như sử dụng dầu đậu phộng, bạn có thể thành công trong việc trì hoãn quá trình này xảy ra. Dầu lạc có đặc tính chống lão hóa và chứa nhiều hợp chất hữu ích.

Loại dầu này giúp làm giảm các dấu hiệu lão hóa dễ dàng nhận thấy nhất chẳng hạn như đốm đen, nếp nhăn, da không đều màu… Do vậy, hãy thử dùng dầu đậu phộng ép lạnh và vỗ nhẹ nhàng lên da mặt và phần cổ đều đặn mỗi tuần như một biện pháp ngừa lão hóa nhé.

♥ Ngăn ngừa viêm khớp

Bệnh viêm khớp xảy ra do xương bị viêm nhiễm. Bạn có thể sử dụng dầu từ những hạt đậu phộng cho quá trình chế biến thực phẩm để giữ tình trạng trong tầm kiểm soát vì loại dầu này có chứa các đặc tính chống viêm. Dầu đậu phộng ép lạnh còn có thể làm giảm đau liên quan đến cơ xương khớp và tăng cường sự chắc khỏe cho các vị trí bị ảnh hưởng.

♥ Dưỡng ẩm cho đôi môi

Son dưỡng môi đã hết nhưng bạn vẫn chưa kịp mua thêm sản phẩm mới? Hãy nghĩ đến dầu lạc ngay nhé. Chỉ cần dùng tăm bông và thấm đẫm dầu, sau đó nhẹ nhàng bôi lên môi trước khi đi ngủ. Chất béo cũng như vitamin E từ dầu sẽ “giải cứu” tình trạng thô ráp cũng như cấp ẩm cho da môi, đồng thời đem đến cảm giác mềm mại và sắc hồng tự nhiên.

♥ Ngừa mụn

Dùng dầu ngừa mụn tuy nghe qua khá buồn cười nhưng lại rất khả thi. Các đặc tính chống viêm của dầu làm từ hạt đậu phộng giúp giảm nguy cơ mụn trứng cá bằng cách giảm viêm da, thu nhỏ lỗ chân lông và giảm tích tụ vi khuẩn. Để có kết quả tốt nhất, bạn hãy thêm một vài giọt nước cốt chanh vào dầu, sau đó thoa lên da và để yên trong 20 phút rồi rửa sạch.

♥ Giảm táo bón

Bên cạnh các lợi ích trên thì dầu lạc cũng còn đặc điểm hữu dụng khác nữa là nhuận tràng, hỗ trợ quá trình đào thải phân của cơ thể. Khi thêm dầu này trong chế độ ăn uống hàng ngày hoặc thậm chí chỉ cần uống một thìa cà phê dầu lạc cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng do táo bón gây ra.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm một lựa chọn mới khi cân nhắc đến vấn đề dầu ăn. Mặt khác, điều quan trọng không kém là tìm hiểu về những nhược điểm của dầu lạc. Loại dầu này chứa nhiều năng lượng nên có thể dẫn đến tăng cân. Việc hấp thụ loại dầu này với số lượng lớn sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong cơ thể và cũng dẫn đến tắc nghẽn động mạch.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

ADHD là gì? Hiểu đúng để có cách can thiệp bệnh kịp thời

(26)
ADHD hay rối loạn tăng động giảm chú ý là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 3 – 6%. Rối loạn này thường được chẩn ... [xem thêm]

Cách làm nước ép trái cây cho bữa sáng ngon miệng hơn

(66)
Nếu biết cách làm nước ép trái cây ngon, bữa ăn sáng của bạn không những trở nên hấp dẫn hơn mà còn rất bổ dưỡng nhờ các thành phần vitamin và khoáng ... [xem thêm]

Hen suyễn, thủ phạm cản trở đời sống tình dục

(70)
Hen suyễn là một chứng bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người, kể cả trẻ em. Vì trẻ còn quá nhỏ nên ... [xem thêm]

Bé nằm sấp khi ngủ có an toàn không?

(63)
Bé cưng của bạn sắp chào đời. Thế nhưng, bạn vẫn chưa biết cách chăm sóc bé, đặc biệt là khi bé ngủ. Bạn bối rối không biết nên để bé nằm sấp hay ... [xem thêm]

8 dấu hiệu đau tim trước 1 tháng bạn nên lưu ý

(21)
Bạn không làm gì nặng nhưng vẫn đổ mồ hôi nhiều và bạn không mấy quan tâm? Đừng xem nhẹ vì đó có thể là dấu hiệu đau tim trước 1 tháng sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

5 sai lầm khi tắm thường gặp phải

(62)
Có phải bạn đã từng gặp cảnh tắm gội rất lâu với mong muốn được thoải mái và sạch sẽ hơn, thế nhưng, cái bạn nhận được lại là cảm giác ngứa ... [xem thêm]

Chăm sóc da không đơn giản như chúng ta thường nghĩ

(21)
Bạn chỉ có duy nhất một làn da để giữ, vì vậy việc chăm sóc da vô cùng quan trọng đối với bạn. Làn da phản ánh sức khỏe của bạn. Da là lớp bao phủ ... [xem thêm]

Ai giúp tôi trị bệnh tiểu đường?

(47)
Bạn có biết bệnh đái tháo đường không chỉ có một loại và cũng không phải lúc nào cũng xảy ra ở những người trung niên, cao tuổi. Đái tháo đường tuýp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN